1.2.3.1 Nhân tố chủ quan
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Đây là yếu tố chủ quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn. Doanh nghiệp có quy moocang lớn thì việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp càng phức tạp. Do lượng vốn sử dụng nhiều nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp càng chặt chẽ thì sản xuất càng hiệu quả. Khi quản lý sản xuất chủ yếu để theo dõi quản lý hoạt động kinh doanh của doanh doanh nghiệp là hệ thống kế toán tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn. Bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, ăn khớp hoạt động một cách nhịp nhàng sẽ giúp cho DN quản lý vốn có hiệu quả.
- Chính sách quản lý vốn:
Chính sách quản lý vón hợp lý bao gồm các kế hoạch huy động vốn và phân bổ vốn. Kế hoạch huy động vốn và phân bổ vốn hợp lý sẽ đảm bảo số vốn cần thiết với chi phí quản lý vốn tối ưu, quản lý vốn tiết kiệm và hiệu quả. Để quản lý vốn tốt cần có cơ chế quản lý tốt vốn cố định; vốn lưu động và quản lý rủi ro.
- Trình độ quản lý sản xuất và trình độ tay nghề của người lao động:
liệu đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra của DN. Nếu DN có dây chuyền sản xuất hiện đại, quản lý tốt việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ c ng với đội ngũ công nhân lành nghề sẽ giảm thiểu chi phí về nguyên vật liệu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và giúp giảm lượng vốn tồn kho.
- Năng lực khoa học công nghệ của doanh nghiệp
Hiện trạng công nghệ của ngành và lĩnh vực sản xuất, năng lực thích ứng và khả năng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp có thể được kiểm định bằng khả năng cạnh tranh, mức độ tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước trên thị trường trong và ngoài nước và do đó liên quan đến khả năng tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.
1.3.2.2 Nhân tố khách quan
- Tiến bộ của khoa học công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ giúp DN đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn, quản lý vốn tiết kiệm, hiệu quả hơn. Và ngược lại nếu DN không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, không đổi mới sản phẩm sẽ có nguy cơ thua l , tiêu hao nguyên vật liệu lớn và giảm chất lượng sản phẩm thấp, kéo theo giảm hiệu quả và hiệu suất quản lý vốn.
- Chính sách kinh tế của Nhà nước
Nhà nước tạo môi trường, hành lang pháp lý cho các DN phát triển sản xuất kinh doanh và có những can thiệp kịp thời khi nền kinh tế biến động. Các chính sách của Nhà nước như: chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tiền tệ,... nên ph hợp với t ng thời kỳ, t ng bối cảnh mà tạo thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. T đó có tác
động làm tăng hoặc giảm hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp.
- Môi trường tự nhiên
Đó là các yếu tố thuộc về khí hậu, thời tiết, địa hình,... các yếu tố này tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp. Thiên tai đang diễn ra thường xuyên hơn do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là yếu tố bất khả kháng không thể biết trước mà chỉ có thể dự phòng làm giảm nhẹ hậu quả, tổn thất mà thôi.
- Tình hình biến động của thị trường nơi DN hoạt động:
Gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra cho sản phẩm của DN, lãi suất, lạm phát...Khi nền kinh tế phát triển, thị trường đầu ra và đầuvào thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho DN quản lý tốt vốn khi dễ dàng dự trữ được nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất, thành phẩm hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng, thu hồi được các khoản nợ t khách hàng và giúp đẩy nhanh quay vòng vốn lưu động. Mặt khác, lãi suất thị trường cũng như lạm phát ảnh hưởng tới cơ hội huy động nguồn đáp ứng nhu cầu vốn của DN và chi phí cho việc sử dụng các nguồn vốn đó.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý vốn trong doanh nghiệp a. Các tiêu chí định lượng
- Kết cấu vốn lưu động:
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng từng loại vốn hay từng bộ phận vốn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp
Việc nghiên cứu kết cấu vổn lưu động sẽ giúp chúng ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng m i khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động trong t ng điều kiện cụ thể.
trọng các thành phàn TSLĐ trong tổng TSLĐ: + Tỷ trọng tiền và các khoản
tương đương tiền =
Tiền và tương đương tiền Tài sản ngắn hạn
+ Tỷ trọng hàng tồn kho = Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn
+ Tỷ trọng các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tài sản ngắn hạn - Khả năng thanh toán
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải nợ ngắn hạn, thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp so với hệ số thanh toán hiện thời.Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tiền + các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngau các khoản nợ bằng tiền và đầu tư ngắn hạn khác có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền.
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi và thuế Số tiền vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
- Tình hình quản lý nợ phải thu + Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng, thể hiện tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp nhanh hay chậm.
+ Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình = 360
Vòng quay nợ phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể t lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng.
- Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ + Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1 kỳ.
+ Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của 1 vòng quay hàng tồn kho.
+ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm thể hiện hiệu suất quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp, thường được thể hiện bằng 2 chỉ tiêu:
Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay của vốn lưu động):
Số lần luân chuyển vốn lưu động =
Tổng mức luân chuyển vốn lưu động Số vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm .Vòng quay vốn lưu động thể hiện hiệu suất quản lý vốn lưu động càng cao.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ
Số lần luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện 1 vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày.Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh.
+ Mức tiết kiệm vốn lưu động ròng:
Mức tiết kiệm vốn lưu động = (Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch) X (Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu
động)
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể rút ra một số vốn lưu động để dùng cho các hoạt động khác.
+ Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện 1 đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động =
Lợi nhuận trước (sau) thuế
x 100% Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế.
*Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý vốn cố định
- Tình hình biến động tài sản cố định
Sử dụng các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán mà cụ thể là chỉ tiêu tổng thể như tài sản dài hạn, các chỉ tiêu chi tiết như tài sản cố định nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế so sánh qua các thời kì t đó tính toán sự tăng, giảm của các chỉ tiêu để đánh giá sự biến động tài sản cố định qua các thời kì.
- Kết cấu tài sản cổ định
Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị t ng nhóm, t ng loại Tài sản cố định trong tổng số giá trị Tài sản cố định của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá.Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ họp lý của cơ câu Tài sản cô định được trang bị trong doanh nghiệp.
- Tình hình khấu hao tài sản cố định
Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền khấu hao lũy kế TSCĐ Nguyên giá TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp so với mức độ đầu tư ban đầu.
- Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ
Các chỉ tiêu hiệu suất, hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ: + Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng tạo ra được bao nhiều đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo phương
pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ.
+ Hiệu suất quản lý vốn cố định (VCĐ):
Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. VCĐ sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. VCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ.
+ Hàm lượng VCĐ:
Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ. Nó là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ.Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sủ dụng VCĐ càng cao và ngược lại.
+ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế x 100% VCĐ bình quân
*Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất, hiệu quả quản lý vốn kinh doanh (Tổng vốn)
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn kinh doanh: - Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, vốn kinh doanh của doanh nghiệp chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất quản lý vốn càng cao.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn (ROAE)
Tỷ suất lợi nhuận trước lãi và thuế trên vốn =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn mà không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh (TSV):
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn = Lợi nhuận trước thuế Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh m i đồng vốn bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế .
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.Hiệu quả sử dụng VCSH một mặt phụ thuộc hiệu quả quản lý vốn kinh doanh hay trình độ quản lý vốn; mặt khác phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.
b. Các chỉ tiêu định tính
- Đảm bảo các nguyên tắc sử dụng vổn
+ Quản lý vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả về kinh tế và môi trường.
+ Tính công khai minh bạch trong quản lý vốn.
+ Đảm bảo sự giám sát của người lao động theo quy định.
- Thực hiện đúng quy định của nhà nước về quản lý tài chính trong doanh nghiệp, trong đó có chế độ kế toán, chế độ kiểm toán nội bộ,...
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU