Những hạn chế
Mặc dù hoạt động kinh doanh của Công ty dần ổn định và đã đạt được một số kết quả về tốc độ tăng trưởng, về lợi nhuận thu được, về hiệu quả kinh tế xã hội,... nhưng công tác quản lý vốn nhìn chung vẫncòn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Cụ thể:
- Công ty chưa thực hiện được việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền hàng năm một phần do chưa có bộ phận cán bộ chuyên về tài chính mà vẫn gộp chung phòng kế toán - tài chính mà chủ yếu chỉ thực hiện các nghiệp vụ kể toán. Các kế hoạch huy động tăng hay hạn chế lượng tiền tồn quỹ đều dựa vào việc dự trù số tiền thu chi theo các kế hoạch tài chính.
- Tính tự chủ của công ty chịu nhiều tác động khách quan. Cụ thể là giá nguyên liệu đầu vào phụ thuộc chặt chẽ với sự biến động của giá dầu. Mặc d chi phí giá vốn chỉ là 1 yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh của ty và chi phí giá vốn cũng đã được kiểm soát tốt trong những năm qua. Nếu chi phí vẫn tiếp tục tăng thì cần tăng giá bán c ng với mức tăng của chi phí.
- Công tác thu hồi công nợ chưa có hiệu quả cao, số vốn bị chiếm dụng nhiều, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng quá lớn,nó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi cơ hội sử dụng số tiền đó vào hoạt động kinh doanh, chưa nói đến rủi ro có thể xảy ra cho công ty t các khoản vốn bị chiếm dụng này.
- Chỉ tiêu hàng tồn kho tăng. Mà khoản mục nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng là chủ yếu. Tỷ lệ này lớn và có xu hướng tăng dần dẫn tới vốn bị ứ
động, tốc độ luân chuyển vốn chậm, phát sinh thêm nhiều chi phí bảo quản, bảo dưỡng hàng tồn kho tăng lên. Để xác định mức hàng tồn kho hợp lý đòi hỏi nhà lãnh đạo cần phải có nhiều kinh nghiệm, sự tính toán chuẩn xác dựa trên tầm nhìn bao quát, nắm bắt kịp thời thông tin thay đổi, phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ để hạn chế tối đa lượng hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho
- Công ty chưa có một kế hoạch hay phương pháp cụ thể để xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch. Hầu hết việc huy động, thu hồi vốn lưu động đều dựa vào nhu cầu thực tế khi phát sinh trong hoạt động và kinh nghiệm cũng như hiểu biết của ban lãnh đạo. Điều này khiến công ty rơi vào tình trạng bị động, không có kế hoạch quản lý vốn lưu động một cách khoa học và hiệu quả nhất, đôi khi gây th a hay thiếu vốn.
- Hệ số vòng quay VLĐ của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm 2016 – 2018, tỷ suất lợi nhuận/ VLĐ của LIX của giảm và ở mức thấp. Cho thấy khả năng quản lý VLĐ của công ty chưa cao.
- Công tác phân tích tài chính chưa bao hàm cả công tác phân tích đánh giá hiệu quả quản lý vốn chưa thường xuyên, kịp thời và đầy đủ. Việc phân tích hiện tại của công ty mới chỉ d ng ở việc tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính theo yêu cầu của việc lập báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của nhà nước cung cấp cho các cơ quan chức năng chứ chưa có ý nghĩa nhiều đối với việc quản trị công ty.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác quản lý nợ phải thu chưa chặt ch
Tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng tăng liên tục ba năm qua trong cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn. Mặc d để quản lý nợ phải thu khách hàng, ban tổng giám đốc đã ban hành quy chế bán hàng với các quy định chặt chẽ về các
đối tượng mua hàng, định mức bán hàng, hạn mức nợ và thời hạn nợ một cách cụ thể. Hàng tháng ban tổng giám đốc thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy chế bán hàng này. Ngoài ra, nhân viên phòng kế toán thường xuyên theo dõi nợ phải thu để đôn đốc thu hồi. Tuy nhiên, khoản phải thu khách hàng của công ty liên quan đến nhiều đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực và các khu vực địa lý khác nhau nên việc quản lý vẫn gặp phải khó khăn.
- Công tác quản lý hàng tồn kho chưa hiệu quả
T bảng cân đối kế toàn, ta thấy lượng hàng tồn kho của công ty qua các năm có nhiều biến động. Điều này, một phần cũng phụ thuộc vào chính sách hoạt động kinh doanh của công ty theo thời điểm, tuy nhiên phần khác là do công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực sự được chú trọng. Việc quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý vốn của công ty.
- Công tác kiểm soát chi phí c n l ng l o
Công tác quản lý chi phú chưa thật sự được coi trọng đúng mức, chưa có quy trình kiểm soát chi phí theo một trình tự nhất định do đó công ty chưa kiểm soát được hết tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí phát sinh. Chi phí lãi vay, đặc biệt là công tác kiểm soát giá vốn, chu phí mua hàng chưa được theo dõi chặt chẽ để tìm được nhà cung cấp tốt nhất về giá làm giảm chi phí giá vốn nâng cao lợi nhuận gộp cho công ty.
Nguyên nhân khách quan - Sự biến động của thị trường
Trong những năm v a qua nền kinh tế thị trường trong nước biến động mạnh làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể, đóng cửa d ng hoạt động. Các biến động về chính sách tiền tệ, lãi suất, lạm phát xảy ra làm mất giá đồng tiền trong nước và làm cho tỷ giá tăng lên.Như vậy làm bất lợi cho việc nhập khảu các trang thiết bị, nguyên vật liệu, mặt khác, giá cả ở thị trường trong nước
cũng trở nên đắt đỏ hơn dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên. Nếu tỷ lệ tăng của chi phí đầu vào lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thì công ty không thu hồi được kết quả kinh doanh như mong muốn.
- Sự cạnh tranh trong thị trường bột giặt
Như chúng ta thấy, thị trường bột giặt – chất tẩy rửa là một thị trường cạnh tranh vô c ng khốc liệt. Các công ty nội địa luôn bị chèn ép bởi các công ty liên doanh, công ty nước ngoài. Có rất ít các công ty nội địa có thể bật lên phát triển mạnh mẽ, mà hầu hết đang loay hoay tìm con đường để tồn tại. Vì vậy sẽ rất khó khăn cho các công ty Việt trụ vững được trong thị trường này.
- Nguồn nhân lực
Nước ta có nguồn lao động phổ thông rất dồi dào, những lao động có tay nghề cao và tâm huyết với nghề còn thấp, bên cạnh đó là trình độ quản lý, tác phong làm việc, tính kỷ luật chưa cao. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển lâu dài của công ty và sức cạnh tranh trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay.
Công ty thuộc loại hìnhCông ty Cổ phần nên khi đầu tư vào một dự án cụ thể đều phải thông qua hội đồng quản trị do vậy, tính chủ động trong đầu tư của Công ty bị ảnh hưởng khá nhiều.
Công tác kiểm tra giám sát hoạt động quản lý vốn mới chỉ là bước đầu, còn thiên về hình thức.
Công tác phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh tế của công ty chưa thực sự được quan tâm, công tác này chỉ mới được thực hiện trên một số chỉ tiêu về mặt tài chính còn các mặt khác chưa được thực hiện.Công ty chưa tìm thấy nguyên nhân của sự phát triển và hạn chế, vì thế nhiều quyết định quản lý chưa ph hợp đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý vốn tại công ty. Nếu công ty thực hiện tốt công tác phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh tế thì hiệu quả quản lý vốn của công ty sẽ được nâng cao hơn nữa.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CTCP BỘT GIẶT LIX
4.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển củaCTCP Bột giặt LIX
CTCP Bột giặt LIX cũng giống như các doanh nghiệp khác đều có những định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển riêng của mình. Dựa trên những nền tảng cơ bản và những thế mạnh công ty đã đưa ra các chiến lược phát triển nhằm phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp và xây dựng một thương hiệu vững mạnh.
Các mục tiêu, chiến lược cơ bản và tầm nhìn của công ty trong thời gian tới như sau:
- Duy trì mức tăng trưởng ổn định, với mục tiêu đạt mức doanh số 2.700 tỷ đồng vào năm 2020.
- Đảm bảo hài hòa các lợi ích của cổ đông và đối tác.
- Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý.
- p dụng quản trị hiện đại trong việc điều hành công ty.
- Trở thành một doanh ng hiệp có môi trường làm việc tốt, phát huy tối đa khả năng của nhân viên, đóng góp vào mục tiêu chung của công ty.
- Chăm lo đời sống người lao động.
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX vốn tại CTCP Bột giặt LIX
Để đạt được mục tiêu, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, CTCP Bột giặt LIX cần chủ động t ng bước nâng cao hiệu quả quản lý vốn, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và là kế hoạch có tính chiến lược. Trong đó, một số giải pháp có thể thực hiện để hoàn thiện công tác quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX bao gồm:
4.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp tại Công ty về công tác quản lý vốn ngũ cán bộ quản lý các cấp tại Công ty về công tác quản lý vốn
Năng lực quản trị và bộ máy cơ cấu nhân sự là mạch sương sống cho hoạt động kinh doanh của m i công ty. Năng lực quản trị của CEO tốt nhưng đội ngũ cán bộ và nhân viên kém năng lực, làm việc không hiệu quả hay ngược lại đội ngũ cán bộ và nhân viên làm việc chuyên nghiệp, năng lực tốt nhưng người lãnh đạo lại không có khả năng thì công ty cũng không thể hoạt động tốt được. Điều cần thiết phải hài hòa năng lực lãnh đạp và khả năng làm việc của nhân viên. Trải qua giai đoạn phát triển, Công ty CP Bột giặt LIX đã đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên.
Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, để tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì chỉ có kinh nghiệm không là chưa đủ. NGười cán bộ quản lý cần có trình độ chuyên môn sâu, nắm bắt tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhạy bén với thị trường để xây dựng phương án hoạt động và quản lý khoa học, hiệu quả. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý về quản lý kinh doanh, đặc biệt là quản ý vốn, hằng năm công ty cần bố trí thêm kinh phí để tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý.
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về công tác quản lý vốn, LIX cần tiếp tục có các giải pháp thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, xem vấn đề tuyển dụng và duy trì nhân lực, đặc biệt là nhân lực chủ chốt là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Do đó, để thu hút và duy trì nguồn nhân lực, công ty cần:
- Tạo ra thương hiệu tốt trên thị trường khơi dậy niềm tự hào, hãnh diện của cán bộ, công nhân viên khi được làm việc trong doanh nghiệp).
- Có quy trình sử dụng nhân lực minh bạch, dựa trên năng lực thực sự của ứng viên để bố trí và đãi ngộ.
- Có chiến lược dài hạn về nhân lực, phát triển định hướng nghề nghiệp cho người lao động, có chiến lược đào tạo về kỹ năng và cần phải chủ động tạo dựng nhân lực cao cấp t chính nguồn nhân lực của mình. Ban đầu việc thiếu đào tạo bài bản, ít kinh nghiệm cọ xát là không tránh khỏi nhưng doanh nghiệp phải biết lọc ra những cá nhân có tố chất phù hợp với hoạt động và chính sách phát triển của doanh nghiệp mình. Sau đó tiến hành đưa nguồn nhân lực tiềm năng này đi tham gia nhiều khoá đào tạo ngắn. Các nhân lực cấp cao sẽ phải được đào tạo toàn diện theo các môn học cơ bản, cần có trong bất cứ chương trình MBA cấp tiến nào như: khả năng lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực, marketing, quản lý quy trình sản xuất, dịch vụ,... T đó, mặt bằng chung về trình độ nhân lực cao cấp của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện t ng bước và quan trọng là không gây ngắt đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có chính sách đãi ngộ hợp lý và cạnh tranh. Tạo môi trường làm việc thân thiện, người lao động cảm thấy được tôn trọng, được tham gia vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp và có cơ hội dể phát triển toàn diện. Tổ chức thi đua bình bầu và có các chính sách khen thưởng kỷ luật xứng đáng. Đối với các cán bộ có phát minh sáng chế cải tiến kĩ thuật mà áp dụng được vào trong sản xuất phải có chế độ ưu đãi và thưởng đặc biệt.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hằng năm và có chính sách liên kết đào tạo với các trung tâm nhằm tuyển chọn nhân sự đáp ứng yêu cầu của công ty.
4.2.2. Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch và xây dựng cơ chế chính sách quản lý vốn kinh doanh lý vốn kinh doanh
4.2.2.1. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh hợp lý
Xây dựng được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp nhất là một trong nhũng mục tiêu của Công ty thời gian tới. Muốn vậy công ty cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu vốn trong t ng thời kỳ để chủ động
hơn trong các kế hoạch huy động vốn. Huy động vốn đòi hỏi đáp ứng được số vốn cần thiết, đảm bảo quá trình SXKD được diễn ra thường xuyên, liên tục đồng thời tính chủ động tài chính của công ty cũng phải được đảm bảo và chi phí sử dụng vốn phải thấp nhất. Vốn huy động có thể được chia thành hai nguồn chính: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
Một thực trạng cho thấy việc sử dụng vốn tại công ty trong thời gian qua chủ yếu xuất phát t VCSH để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn t 2016 – 2018, tỷ trọng VCSH luôn chiếm tỷ trọng ở mức 61% cơ cấu nguồn vốn. Điều này đã làm đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao hơn chi phí của nợ, vì không nhà đầu tư nào mong muốn, nguồn vốn của mình mang đi đầu tư lại thu lợi nhuận bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này c ng với tính chất không được miễn tr thuế là cho chi phí sử dụng vốn càng cao hơn. Một vấn đề nữa mà công ty CP Bột giặt LIX cần quan tâm đó là lộ trình cổ phần hóa đang diễn ra tại công ty, vốn sở hữu nhà nước sẽ giảm dần.
Công ty nên xem xét đến các phương án sử dụng vốn vay, tín dụng nhà cung cấp. Lãi suất phải trả của khoản vay được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ và được khấu tr thuế. Khoản khấu tr này là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp và giúp giảm số tiền mà công ty phải đóng thuế hàng năm.
4.2.2.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty