Bƣớc 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu. Xác định trọng tâm vấn đề cần quan tâm. Quá trình này được thực hiện đồng thời với Bước 2 để có thể nắm bắt và hiểu sâu về đề tài đang thực hiện.
Bƣớc 2: Nghiên cứu tài liệu để xác định cơ sở lý luận về vấn đề vốn và hiệu quả quản lý vốn trong doanh nghiệp. Bước này nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoàn thiện nội dung Chương 1 và Chương 3 của luận văn. Học viên chủ yếu tham khảo lý thuyết t giáo trình chuyên ngành của các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính,… một số tạp chí kinh tế và các luận văn đã bảo vệ trước đây.
Bƣớc 3: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản lý vốn của CTCP Bột giặt LIX trong giai đoạn năm 2016 – 2017. Tiến hành phân tích thực trạng tại công ty.
Bước này nhằm hoàn thiện nội dung cho Chương 3 của luận văn. Trong bước này, các số liệu thứ cấp sẽ được tổng hợp và xử lý thành các bảng biểu, sau đó trình bày kết quả phân tích cùng với sự so sánh các chỉ tiêu nhằm làm rõ nội dung liên quan đến thực trạng quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX.
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong bước này là thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích và so sánh.
Bƣớc 4: Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng quản lý vốn, học viên sẽ đánh giá hiệu quả đạt được, chỉ ra các mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý, quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX.
Bƣớc 5: Đưa ra một số đóng góp giúp công ty định hướng phát triển trong thời gian tới, đồng thời đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho công ty.
Bước này là bước hoàn thiện Chương 4 của luận văn. Học viên sẽ tham khảo thông tin, bài viết, các nhận xét, đánh giá của chuyên gia về đề tài quản lý vốn trong doanh nghiệp, mặt khác có những đúc rút t phần phân tích để đưa ra cho mình những nhận định riêng, đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi và phù hợp tới thực trạng CTCP Bột giặt LIX
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng phương pháp kế th a để thu thập các tài liệu và sự liệu thứ cấp liên quan tới chủ đề nghiên cứu. Tài liệu và dữ liệu thứ cấp được thu thập t các nguồn khác nhau:
+ Công ty CP Bột giặt LIX
+ Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
+ Các trang web điện tử của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Tổng cục thống kê…
+ Báo cáo tài chính t năm 2016 – 2018 của CTCP Bột giặt LIX.
Tất cả số liệu được thu thập nghiên cứu là dữ liệu đã được công khai, niêm yết. Sau quá trình thu thập, dữ liệu thứ cấp sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và được chắt lọc, sắp xếp, chuẩn hoá và trình bày rõ ràng trong luận văn. Các kết quả phân tích được trình bày thông qua các bảng tính, đồ thị...Phương pháp được sử dụng chủ yếu ở chương 3 khi sử dụng để phân tích thực trạng quản lý vốn của công ty.
2.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp mô tả và phân tích số liệu mô tả
Luận văn đã sử dụng các số liệu mô tả trong báo cáo tài chính của công tyCP bột giặt LIX năm 2016, năm 2017, năm 2018 để có cơ sở tính toán và phân tích theo hệ thống các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả quản lý vốn.
Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.
Các số liệu sau khi phân tích được tổng hợp và trình bày dưới dạng bảng hoặc đồ thị. Phân tích dựa trên cơ sở những chỉ tiêu đã nêu.Phương pháp được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để phân tích thực trạng quản lý vốn ở công ty và so sánh kết quả đạt được với một số chỉ tiêu trong ngành.
b. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Trong Chương 1, luận văn phân tích nội dung cơ bản của m i công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn rút ra những kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã được tổng quan.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận chung về quản lý vốn trong doanh nghiệp, tổng hợp lại đó chính là khung phân tích của đề tài.
Ở Chương 3, trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX,luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận xét,đánh giá chung về quản lý vốn tại Công ty.
Ở Chương 4, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX, dựa trên cơ sở phân tích bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến quản lý vốn của CTCP Bột giặt LIX, luận văn đưa ra cá giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn tại công ty.
Phương pháp so sánh xem xét m i chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) hoặc giữa các số liệu cùng chỉ tiêu nhưng tại các thời điểm khác nhau. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoặc động kinh doanh và hiệu quả sản xuất vì nó tương đối đơn giản và thấy rõ được xu hướng phát triển.
- Các số liệu trong giai đoạn t năm 2016 đến năm 2018 được phân tích theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn. Trên cơ sở đó có sự so sánh
giữa các năm để thấy được quá trình phát triển của doanh nghiệp theo xu hướng đi lên hay đi xuống.
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: được thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép tr giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Dy = Y1 – Yo
Trong đó: o – Chỉ tiêu năm trước 1 – Chỉ tiêu năm sau
Dy – Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, t đó đề ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: được tính theo tỷ lệ % là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Dy = [(Y1 – Yo)/Yo] * 100%
Trong đó: o – Chỉ tiêu năm trước 1 – Chỉ tiêu năm sau
Dy: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này d ng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. T đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phương pháp được sử dụng trong chương 3 khi phân tích thực trạng quản lý vốn của doanh nghiệp, cụ thể trong đó sử dụng phân tích chính để so sánh chỉ tiêu, số liệu giữa các năm tài chính của CTCP Bột giặt LIX.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Bột giặt LIX
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Bột giặt LIX
- Tên công ty : Công ty Cổ phần Bột giặt LIX
- Tên quốc tế : LIX Dettergent Joint Stock Company
- Giấy CNĐKDN số : 0301444263, đăng ký lần đầu số 4103001845 ngày 30 tháng 9 năm 2003 và đăng ký thay đổi lần 7 ngày 08 tháng 3 năm 2016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp.
- Viết tắt : LIXCO
- Trụ sở chính : Số 3 đường số 2, khu phố 4, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại : (08) 38966803 – (08) 38960389 - Fax : (08) 38967522
- Website : www.lixco.com
Bột giặt LIX xuất thân t một nhà máy được xây dựng t năm 1972 với tên gọi là Công ty Kỹ nghệ Hóa Huân.Năm 1978 chủ nhà máy hiến cho Nhà nước để xuất cảnh, nhà máy được sát nhập vào Nhà máy Bột giặt Viso. Ngày 20/01/1980, nhà máy tách ra khỏi nhà máy Viso và đổi tên thành “Nhà máy Quốc doanh Bột giặt Linh Xuân” trực thuộc Công ty bột giặt miền Nam. 28/08/1992, nhà máy chuyển thành Công ty Bột giặt LIX trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu d ng – Bộ Công nghiệp nặng.Đến năm 2003, công ty chính thức chuyển thành CTCP Bột giặt LIX với vốn điều lệ là 36 tỷ đồng.Đến năm 2013, công ty đã nâng vốn điều lệ của mình lên đến 216 tỷ đồng.Gần đây nhất, năm 2016, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 324 tỷ đồng.
Thời
gian Nội dung
1972 Tiền thân là Công ty kỹ nghệ hóa phẩm Huân Huân, một công ty tư nhân được thiết kế theo công nghệ của Ý
1977
Trong quá trình cải tạo công thương nghiệp, nhà máy chuyển sang hình thức xí nghiệp hợp doanh và lấy tên là Nhà máy Công tư hợp doanh Linh Xuân
1978 Chủ nhà máy hiến cho Nhà nước để xuất cảnh, nhà máy được sát nhập vào Nhà máy Bột giặt Viso
1980 Tách khỏi Nhà máy Bột giặt Viso và đổi tên thành Nhà máy Quốc doanh Bột giặt Linh Xuân, trực thuộc Công ty Bột giặt Miền Nam.
1992 Chuyển thành Công ty Bột giặt Lix, thuộc Tổng Công ty Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng.
1994 Khánh thành Chi nhánh Lix Hà Nội tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Nhà máy có công suất 5.000 tấn bột giặt/năm.
2003
Chính thức chuyển thành CTCP Bột giặt Lix với vốn điều lệ 36 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103001845 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp.
2005 Mua lại Nhà máy sản xuất bột giặt có công suất 30.000 tấn bột giặt/năm t Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam, tại quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội và chuyển Chi nhánh LIX Hà Nội về trụ sở mới.
2008 Thành lập Chi nhánh Lix Bình Dương. Triển khai xây dựng nhà máy sản xuất chất tẩy rửa dạng lỏng có công suất 60.000 tấn / năm
2009 Ngày 10/12 chính thức niêm yết cổ phiếu Công ty tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE)
2011 Tháng 12/2011 nhà máy LIX Bình Dương đã bắt đầu hoạt động và cho ra những lô sản phẩm đầu tiên.
2013
Ký kết hợp đồng gia công với Unilever đến hết năm 2019. Đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng công suất nhà máy sản xuất bột giặt tại Thủ Đức t 90.000 tấn / năm lên 120.000 tấn / năm.
2015
Thương hiệu LIX đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau 42 năm không ng ng đổi mới và phát triển. Lixco đã và đang tiếp tục khẳng định mình với chiến lược phát triển bền vững; luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh.
2016
Ngày 30/05/2016, Forbes VN công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất VN, trong đó có CTCP Bột giặt LIX. Ngoài ra, công ty còn tiếp tục lọt vào “Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” do tạp chú nhịp cầu bình chọn.
30/12/2016: Khánh thành chi nhánh LIX Bắc Ninh Tăng vốn điều lệ lên 324 tỷ đổng.
2017
Nâng công suất của nhà máy chất tẩy rửa lỏng tại Bình Dương t 60.000 tấn/ năm lên 90.000 tấn/ năm.
14/09/2017, LIXCO lần thứ 2 liên tiếp nằm trong danh sách “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất” do Forbes Việt Nam tổ chức.
2018 4/10/2018 nhà máy LIX Bình Dương được Sở Y tế tỉnh Bình Dương cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
3.1.2. Nhiệm vụ, bộ máy tổ chức quản lý và định hướng phát triển của Công ty Công ty
a. Cơ cấu tổ chức của công ty
b) Mạng lưới hoạt động của CTCP Bột giặt LIX
Hình 3.2. ạng lưới hoạt động của CTCP ột giặt X
- Thị trường nội địa: Ở kênh bán hàng hiện đại, Lixco đang bán hàng trực tiếp cho các hệ thống siêu thị lớn như Co.op Mart, Big C, Metro, Lotte, Aeon mall, Vinmart, Satra, Emart, Simply mart. Bên cạnh đó, công ty cũng sản xuất nhãn hàng riêng cho Co.op Mart, Big C, Metro, Vinmart, Lotte. Mạng lưới phân phối rộng khắp và trải đều trong cả nước để phục vụ tận tay người tiêu d ng.
- Thị trường xuất khẩu: Đối với sản phẩm mang nhãn hiệu LIX, thị trường xuất khẩu chính gồm: Cambodia, Philipines, Togo, Mông Cổ, Brunei, Libya… Ngoài ra, LIXCO còn sản xuất sản phẩm OEM cho một số thị trường như Nhật, Philipines, New ealand, c, Malaysia, Đài Loan, Mông Cổ, Singapore, Hàn Quốc, Pakistan…
CTCP Bột giặt LIX là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc gia đình như: mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh. Ngoài ra, công ty cũng sản xuất kinh doanh các hóa chất cơ bản và kinh doanh bất động sản. Các hoạt động chính mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty bao gồm:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc gia đình
- Sản xuất nhãn hàng riêng cho các hệ thống siêu thị lớn như Co.op Mart, Metro, Big C, Vinmart, Lotte
- Gia công bột giặt cho công ty Unilever Việt Nam.
3.1.3. Tổng quan tình hình vốn tại CTCP Thông tin Bột giặt LIX Hà Nội
3.1.3.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty
Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016 – 2018
Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2018/ 2017 2017/ 2016 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % % % Nợ phải trả 307.931 39 303.971 39 329.342 42 1 1 Nợ ngắn hạn 244.271 31 230.292 31 301.409 39 106 79 Nợ dài hạn 63.660 8 73.697 8 27.933 4 86 3 VCSH 472.284 61 472.717 61 451.167 58 1 105 Tổng 780.215 100 776.688 100 780.509 100 99 1
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu vốn giai đoạn 2016 - 2018
Qua bảng trên, nhận thấy Tổng nguồn vốn của CTCP Bột giặt LIX không có sự biến động quá nhiều trong giai đoạn 2016 – 2018. Năm 2016, tổng nguồn vốn đạt 780,5 tỷ, trong đó VCSH chiếm 58%, nợ phải trả chiếm 42%. Tổng nguồn vốn năm 2017, giảm 1% so với năm 2016, tương đương giảm 4,8 tỷ đồng. Mặc d VCSH tăng hơn 20 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả giảm hơn 26 tỷ đồng. Trong năm 2017, có một số khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn thanh toán, nên chỉ tiêu nợ ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 79% so với năm 2016. Tuy nhiên, nợ dài hạn lại tăng gấp 3 lần so với năm 2016, t 27.933 triệu đồng, lên 73.697 triệu đồng. Khoản tăng lên này là do công ty đã vay nợ
Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu
1 khoản vay là 55 tỷ đồng trong vòng 3 năm t tập đoàn Vingroup để đầu tư vào Công ty TNHH Xalivico – Công ty liên kết của CTCP bột giặt LIX. Sang năm 2018, các chỉ số về tỷ lệ nợ dài hạn, nợ ngắn hạn và VCSH so với Tổng nguồn vốn giữ nguyên như năm 2017. Tuy nhiên, VCSH giảm so với năm