cấp xã trên địa bàn huyện Sơn Động
Sơn Động gồm 14 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh 37.531 người (49,3%), còn lại là các dân tộc thiểu số 38.583 người (50,7%); gồm dân tộc Tày 13.586 người (17,8%), dân tộc Cao Lan 5.574 người (7,32%) và Sán Chí 3.444 người (4,5%), dân tộc Nùng 5.606 người (7,36%), dân tộc Dao 3.765 người (4,94%), dân tộc Hoa 1.247 người (4,5%), dân tộc Sán Dìu 167 người (0,2%). Còn lại là các dân tộc khác.
Các dân tộc sống đan xen, trung bình mỗi xã có từ 6-7 dân tộc sinh sống, hai xã có tới 10 dân tộc sinh sống. Thị trấn An Châu, xã Long Sơn, xã
Thanh Luận trên 90% là người Kinh; xã Hữu Sản trên 90% là người Tày; xã Chiên Sơn trên 50% là người Nùng...
Do những đặc điểm về vị trí, địa hình và do những biến cố lịch sử, Sơn Động trở thành một trong những nơi tụ hội của nhiều luồng dân cư đến sinh sống, lập nghiệp. Nhưng dù đến Sơn Động trong hoàn cảnh nào, họ đều sớm hoà nhập vào một cộng đồng, cùng nhau chung lưng đấu cật xây dựng làng bản, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và trong cuộc sống. Giữa các dân tộc có bản sắc riêng nhưng có nhiều phong tục, tập quán chung. Cuộc sống tinh thần của người Sơn Động vô cùng phong phú và đa dạng, biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo của mỗi dân tộc.
Kho tàng văn hoá, văn nghệ của các dân tộc Sơn Động mang đậm sắc thái dân tộc như: đàn tính và hát then của dân tộc Tày ở các xã khu vực Vân Sơn; hát, múa soong hao của dân tộc Nùng ở các xã khu vực Cẩm Đàn; kèn gọi bạn của người Dao ở Hữu Sản... Quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội, những đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc đang được bảo tồn, giữ gìn phục vụ cho sinh hoạt tinh thần của nhân dân và phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những năm gần đây, về mặt kinh tế của huyện có sự tăng trưởng với tốc độ khá, năm sau cao hơn năm trước; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 12,67%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: trong đó kinh tế nông, lâm nghiệp - thủy sản năm 2015 chiếm 66,2%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 18,9%; dịch vụ - thương mại chiếm 14,9%. Thu nhập bình quân năm 2015 ước đạt 12 triệu đồng/người, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời
học hỏi đượcc những kinh nghiệm hay, cách làm mới trong mọi lĩnh vực, trongđó có công tác quản lý dội ngũ nữ cán bộ cấp xã. Nhờ những công tác quốc phòng toàn dân, quân sự địa phương thường xuyên được quan tâm, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh đã góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Từ đó tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ yên tâm công tác; điều kiện làm việc, chính sách đối với cán bộ cấp xã cũng được đảm bảo và thực hiện tốt hơn.
Là một huyện miền núi, nhiều đồng bào dân tộc anh em, chính quyền huyện Sơn Động luôn chú trọng đến công tác giáo dục cũng luôn được chú trọng, quy mô trường lớp được duy trì. Công tác quản lý đội ngũ cán bộ cấp xã, trong đó có cán bộ nữ cũng luôn được quan tâm. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ cán bộ kế cận cả về chất lượng cũng như số lượng.
Cũng chính vì là một huyện miền núi, cách trung tâm tỉnh lỵ tới 80 km, sự phát triển giữa các xã không đồng đều, nhiều xã điều kiện còn rất khó khăn. Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đề ra các biện pháp đồng bộ để quản lý đội ngũ cán bộ xã nói chung, đội ngũ nữ cán bộ nói riêng. Hơn nữa, huyện có nhiều dân tộc khác nhau, tư tưởng phụ nữ tham gia vào bộ máy chính quyền vẫn còn rất hạn chế. Đó cũng là một trong những khó khăn trong công tác quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã tại địa bàn huyện.