Tích cực thực hiện việc luân chuyển, điều động cán bộ giữa cấp huyện và cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ về mọi mặt qua thực tiễn công tác nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị và phát hiện cán bộ thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực, uy tín để bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý phù hợp, hiệu quả.
Phải ý thức sâu sắc được rằng: phát huy vai trò của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, tăng cường công tác CBCC nữ là một trong những nội dung
của nhiệm vụ giải phóng phụ nữ không phải chỉ là để có cơ cấu nữ trong bộ máy lãnh đạo, mà chính là để khơi dậy, phát huy tiềm năng của phụ nữ trên cơ sở tiếp tục đổi mới nhận thức về phụ nữ với tư cách là một lực lượng quan trọng trong sự phát triển của xã hội, phải được bình đẳng về quyền lợi, trách nhiệm, được tạo điều kiện phát triển năng lực, trí tuệ, phẩm chất đáp ứng những đòi hỏi nhiệm vụ được giao.
Chú trọng việc bố trí, phân công công tác để CBCC nữ có điều kiện phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, nhất là trong những ngành mà chức năng, nhiệm vụ có liên quan nhiều đến vấn đề phụ nữ, các cơ quan làm công tác tổ chức – cán bộ, kế hoạch, chính sách, công tác khoa học – kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, hành chính, QLNN… phải có tỷ lệ CBCC nữ tương xứng và phải có CBCC nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở các cấp. Có như vậy mới thật sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ trong đánh giá, đề bạt CBCC nữ. Là điều kiện để phát huy tài năng trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ.
Trong tình hình mới, với quan điểm xuyên suốt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh việc luân chuyển, điều động, bố trí nữ cán bộ sẽ được ưu tiên sắp xếp với các trường hợp nữ cán bộ công chức có con nhỏ.