Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 90 - 92)

đội ngũ nữ cán bộ.

Bên cạnh công tác quy hoạch là công tác đào tạo cán bộ. Nguồn cán bộ nữ cấp xã được quy hoạch phải được tạo điều kiện thuận lợi trong mọi mặt để nâng cao năng lực phù hợp với vị trí được bổ nhiệm. Thực hiện giai đoạn đầu tiên của quy trình “đào tạo bồi dưỡng – tuyển chọn – bổ nhiệm”, nghĩa là việc tuyển chọn và bổ nhiệm dựa trên cơ sở nguồn nhân lực đã qua đào tạo, tức là tuyển chọn các đối tượng đã qua đào tạo, đáp ứng đủ tiêu chuẩn để bố trí, sử dụng, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, khi chiêu sinh cần có quy định tỷ lệ nữ một cách thoả đáng, chú trọng tăng tỷ lệ

chiêu sinh CBCC nữ, thậm chí có riêng các khoá đào tạo bồi dưỡng về QLNN cho CBCC nữ.

Có kế hoạch cụ thể để đào tạo cho những cán bộ trẻ có điều kiện phát triển năng lực, trở thành đội ngũ kế cận có năng lực trong tương lai. Đồng thời, cần có cơ cấu bộ máy tổ chức gọn gàng, chú trọng về chất lượng. Đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ đối với những cán bộ thực sự có nhiều thành tích trong quá trình thực thi công vụ.

Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch và bố trí sử dụng CBCC nữ. Đa dạng hoá hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm giới nữ; đào tạo bồi dưỡng có trọng tâm trọng điểm, chú ý thời điểm thuận tiện nhất cho việc đào tạo CBCC nữ. Bên cạnh việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo kỹ năng, phương pháp lãnh đạo, quản lý cho đối tượng là CBCC nữ để chuẩn bị kiến thức và tâm lý làm hành trang cho họ trên mỗi cương vị công tác, cần tiến hành phân định trình độ và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng theo hướng tiếp cận thị trường để từng bước hình thành chương trình đào tạo bồi dưỡng phù hợp với tính đặc thù của đội ngũ CBCC nữ trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, để lựa chọn đội ngũ kế cận phù hợp. Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức chuyên ngành cho nữ cán bộ cấp xã, đưa cán bộ cấp xã đi tham quan, học tập, trao đổi, giao lưu với các đơn vị có những thành tựu nổi bật. Thiết kế nội dung đào tạo bồi dưỡng theo hướng đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới và quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế với những kiến thức cần thiết như: pháp luật; quản lý chuyên ngành; phương pháp thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định; phương pháp dự báo; phương pháp xử lý tình huống và kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý hiện đại; các kỹ năng mềm về

thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp… Đưa vào chương trình đào tạo những kiến thức về giới.

Việc đào tạo tin học, ngoại ngữ cũng cần được coi trọng và đi vào thực chất. Có những hình thức đào tạo bồi dưỡng thích hợp với đặc điểm của CBCC nữ, như mở lớp tại cơ sở, địa bàn xã…, phân chia chương trình đào tạo thành những khoá ngắn ngày, tạo điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho học viên nữ trong thời gian học tập trên cơ sở quán triệt để nhận biết rõ và ý thức sâu sắc những đặc điểm riêng của CBCC nữ, tạo nên sự cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ thiết thực để CBCC nữ vươn lên, kể cả sự hỗ trợ và khích lệ từ mỗi gia đình CBCC nữ.

Cần có chế độ hỗ trợ, trợ cấp cho CBCC nữ được cử đi đào tạo bồi dưỡng có hoàn cảnh khó khăn, khi còn nuôi con nhỏ. Đặc biệt, cần quan tâm đến thiên chức làm mẹ, sinh con, nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình của chị em, từ đó đánh giá công bằng hơn đối với CBCC nữ, nhất là trong công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 90 - 92)