Phân tích thực trạng quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã tại huyện Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 68 - 77)

Động, tỉnh Bắc Giang

3.2.1. Công tác lập kế hoạch quy hoạch đội ngũ nữ cán bộ

Việc quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã được tiến hành đúng quy trình, tuần tự các bước nên tạo được sự thống nhất cao trong cấp uỷ và toàn thể cán bộ ở từng xã. Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai. Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch. Căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn của chức danh cán bộ. Các tiêu chuẩn đó cơ bản xét đến: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân... Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương công tác.

công chức, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã đưa công tác quy hoạch thành một nội dung đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng cuối năm; đồng thời chỉ đạo UBND huyện khi xem xét khen thưởng các xã phải chú ý đến nội dung này. Thực hiện Hướng dẫn số 15- HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 03-HD/TU ngày 17/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW và Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Thuờng vụ Huyện ủy hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, Ban Thường vụ Huyện ủy và cấp ủy cơ sở đã triển khai công tác quy hoạch BCH, Ban Thường vụ, cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020.

Việc quy hoạch cấp ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy các xã, thị trấn đều đạt tối thiểu từ 1,5 lần đến 2 lần; các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã đều quy hoạch từ 2 đến 3 người cho một chức danh, có người quy hoạch từ 2 đến 3 đến chức danh.

Về trình độ: Số cán bộ quy hoạch Ban thường vụ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã 100% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, 100% có trình độ trung cấp lý luận trở lên; về cơ cấu, độ tuổi cán bộ quy hoạch các chức danh cán bộ cấp xã đảm bảo theo đúng quy định, đã kết hợp hài hoà cơ cấu 3 độ tuổi; tỷ lệ cán bộ trẻ dưới 35 tuổi trong quy hoạch Ban Thường vụ đều đạt tỷ lệ từ 10 đến trên 20%; tỷ lệ cán bộ nữ đạt trên 24%, cụ thể: có 994 lượt cán bộ, công chức được đưa vào quy hoạch các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ (2015-2020). Trong đó:

Nguồn Ủy viên BCH đảng bộ xã 466 đồng chí; chức danh Ủy viên Ban Thường vụ đảng ủy 145 đồng chí; các chức danh lãnh đạo chủ chốt (gồm Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND) 383 đồng chí.

quy hoạch nữ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, đánh giá về các nội dung của công tác quy hoạch nữ cán bộ qua ý kiến của cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã (mẫu số 1 và mẫu số 2) thể hiện qua các tiêu chí đánh giá như Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Các tiêu chí đánh giá công tác quy hoạch T T Tiêu chí Mẫu phiếu Số phiếu hỏi Mức độ Tốt Khá TB Yếu Số phiế u hỏi Tỷ lệ % Số phiếu hỏi Tỷ lệ % Số phiếu hỏi Tỷ lệ % Số phiếu hỏi Tỷ lệ %

1 Công tác lập kế hoạch, hướng dẫn cấp xã thực hiện các bước trong quy trình quy hoạch cán bộ, công chức

CB, CC Huyện 45 8 17,8 14 31,1 21 46,7 2 4,4

CB, CC xã

115 21 18,3 37 32,2 52 45,2 5 4,3

2 Việc tổ chức quy hoạch nữ cán bộ, công chức cấp xã

CB, CC Huyện 45 10 22,2 13 28,9 19 42,2 3 6,7

CB, CC xã 115 27 23,5 32 27,8 47 40,9 9 7,8

3 Công tác rà soát đưa ra khỏi quy hoạch

CB, CC Huyện 45 9 20 14 31,1 21 46,7 1 2,2

CB, CC xã 115 22 19,1 36 31,3 50 43,5 7 6,1

4 Việc bố trí, sử dụng, đào tạo nữ cán bộ trong quy hoạch

CB, CC Huyện 45 8 17,8 15 33,3 20 44,4 2 4,5

Từ kết quả trên có thể thấy, ở tất cả các khâu trong công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn bất cập, từ việc lập kế hoạch đến thực hiện các bước trong quy trình thực hiện cho đến rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm, cụ thể: công tác lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã thì số lượng phiếu đánh giá ở mức độ trung bình ở huyện và xã đều chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7% theo đánh giá của CB, CC cấp huyện, 45,2% theo đánh giá của CB, CC cấp xã, tiếp đến là đánh giá ở mức độ khá (31,1% theo đánh giá của CB, CC cấp huyện, 32,2% theo đánh giá của CB, CC cấp xã), số phiếu đánh giá ở mức độ yếu là ít nhất (4,4% theo đánh giá của CB, CC cấp huyện, 4,3% theo đánh giá của CB, CC cấp xã). Mức độ đánh giá giữa cấp huyện và cấp xã cũng có sự khác nhau tuy nhiên chênh lệch là không đáng kể.

Cũng qua điều tra, đã cho thấy đánh giá của cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã về hiệu quả của công tác quy hoạch nữ cán bộ cấp xã trong giai đoạn hiện nay đa số ở mức “Đáp ứng một phần” (44.4% - 46,1%), tiếp đến là “Chưa đáp ứng” (37,8% - 39,1%), chỉ có 17,8% -14,8% “Đáp ứng tốt” – một tỷ lệ tương đối thấp.

3.2.2 Công tác bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm đội ngũ nữ cán bộ cấp xã

Theo Báo cáo công tác cán bộ giai đoạn 2015 – 2018 của Huyện ủy Sơn Động: Trong 3 năm qua, Huyện ủy chỉ đạo sắp xếp luân chuyển, kiện toàn 22 cán bộ. Trong đó có 4 cán bộ được luân chuyển từ huyện đến công tác tại cơ sở giữ chức danh Bí thư Đảng ủy xã; kiện toàn 04 Chủ tịch UBND xã; 06 Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã; 08 Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn. Trong đó có 4 cán bộ nữ.

Thực hiện quy trình nghỉ hưu trước tuổi cho 4 người; nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm cho 18 cán bộ. Trong đó có 1 nữ nghỉ hưu trước tuổi.

Nói chung, công tác bố trí sử dụng cán bộ tuân thủ các quy định về quy trình, thủ tục, nội dung, hình thức thi một cách chặt chẽ; bảo đảm các nguyên

tắc tuyển dụng công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm tính cạnh tranh; tuyển chọn được người có năng lực thực sự để tham gia vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại địa phương.

3.2.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ cán bộ cấp xã

Đến nay cơ bản đội ngũ cán bộ công chức đều có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở các địa phương và trên địa bàn cấp xã.

Tại Sơn Động, giai đoạn 2015 - 2018, có 117 cán bộ, công chức cấp xã là nữ chiếm tỷ lệ 22,5% (tăng 4,3% so với giai đoạn 2010 – 2015); có 403 cán bộ, công chức cấp xã là nam giới, chiếm tỷ lệ 77,5%. Nhưng càng ở vị trí lãnh đạo tỷ lệ cán bộ nữ càng thấp, tỷ lệ cán bộ nữ giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã chỉ chiếm 2% (từ 2010 – 2015, không có cán bộ nữ giữ chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền).

Hình 3.5: Tỷ lệ cán bộ nữ trong các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã năm 2018 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% Bí thư, Chủ tịch HĐND Phó Bí thư

Đảng ủy Chủ tịch UBND Phó Chủ tịch UBND Phó Chủ tịch HĐND

Tỷ lệ cán bộ nữ trong các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp

Hằng năm, huyện Sơn Động đều lên kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã. Mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành. Tính riêng trong giai đoạn từ 2015-2018, huyện đã mở được 200 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và lý luận chính trị cho 190.000 lượt học viên là cán bộ cấp xã. Trong đó cán bộ nữ chiếm tỉ lệ 30%. Giới thiệu cán bộ cấp xã tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn là 41 lượt người, trong đó cán bộ có trình độ trên đại học là 02 người; đại học là 16 người, trung cấp 23. Cán bộ nữ tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn ở lớp đại học 3 người và lớp trung cấp 10 người. Giới thiệu cán bộ tham gia học nâng cao trình độ lý luận chính trị cao cấp là 02 người, trung cấp là 37 người. Trong đó cán bộ nữ tham gia học trung cấp là 7 người.

Kết quả trên cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trong những năm gần đây đã được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo. Tuy nhiên tỷ lệ học các lớp chuyên môn cao và lý luận chính trị cán bộ nữ vẫn chưa tham gia.

3.2.4 Công tác đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỉ luật

Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, cán bộ nữ là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi người cán bộ. Các chế độ như tiền lương, phụ cấp được thực hiện đầy đủ sẽ góp phần giúp cán bộ an tâm cũng như phát huy hết năng lực của bản thân trong công việc. Những năm qua, các cấp lãnh đạo tại Sơn Động đã thực hiện nghiêm túc vấn đề trên bằng nhiều hoạt động cụ thể: Tiến hành ra soát, nâng lương trước thời hạn cho những cán bộ là chiến sĩ thi đua 3 năm liền, đạt được nhiều thành tích trong quá trình công tác. Có chế độ phụ cấp đối với cán bộ các xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cán bộ nữ có hoàn cảnh khó khăn...

Chế độ khen thưởng cũng được thực hiện đầy đủ, dựa trên công tác đánh giá cán bộ. Đây được xem là căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch đào tạo,

bỗi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Qua đó giúp cán bộ phát huy được những ưu thế cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Hàng năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện chủ động xây dựng hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ theo quy trình chung:

- Bước 1: Cán bộ tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao, đánh giá nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác; tự xếp loại;

- Bước 2: Tổ chức cuộc họp tham gia góp ý;

- Bước 3: Căn cứ vào kết quả hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại cán bộ, công chức, viên chức theo các mức quy định và thông báo đến cán bộ công chức sau khi tham khảo (ý kiến cấp phó phụ trách – đối với công chức) và biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý, làm việc.

Các tiêu chí đánh giá xếp loại gồm có:

Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chí 2: Tác phong, lề lối làm việc, tinh thần thái độ đối với công việc được giao; mối quan hệ, phối hợp công tác Tiêu chí 3: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ; năng lực lãnh đạo, quản lý

Tiêu chí 4: Trình độ hiểu biết chính sách, pháp luật Tiêu chí 5: Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

Thông qua quy trình và các tiêu chí đánh giá xếp loại cuối năm cho thấy, việc đánh giá xếp loại chưa xem xét đến các đặc điểm giới tính của đội ngũ nữ cán bộ.

Căn cứ vào kết quả đánh giá phân loại cán bộ hàng năm UBND huyện đã họp Hội đồng bình xét thi đua, quyết định khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thuởng cho những cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Năm 2015, công nhân Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở cho 60 người, danh hiệu Lao động tiên tiến cho 300 ngừời, đề nghị tặng Bằng khen cho 03 ngừời; UBND huyện tặng Giấy khen cho 69 người.

Năm 2016, công nhận Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở cho 50 người; công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến cho 255 người; đề nghị tặng Bằng khen cho 03 người; UBND huyện tặng Giấy khen cho 55 người.

Năm 2017, công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở cho 55 người; công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến cho 290 người; đề nghị tặng Bằng khen cho 03 người; UBND huyện tặng Giấy khen cho 50 người.

Năm 2018, công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở cho 60 người; công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến cho 300 người; đề nghị tặng Bằng khen cho 03 người; UBND huyện tặng Giấy khen cho 60 người.

Bảng 3.5. Tỷ lệ khen thưởng CBCC cấp xã giai đoạn 2015 - 2018

Năm

Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở Lao động tiên tiến Đề nghị tặng Bằng khen UBND huyện tặng Giấy khen SL % SL % SL % SL % 2015 60 9,5 300 47,8 03 0,5 69 11 2016 50 7,9 255 40,5 03 0,5 55 8,7 2017 55 8,6 290 45,7 03 0,5 50 7,9 2018 60 9,4 300 47,2 03 0,5 60 9,4 Nguồn: Phòng nội vụ

Bên cạnh những cán bộ được khen thưởng, những cán bộ có vi phạm trong công tác sẽ bị xử lý kỉ luật. Trên địa bàn huyện, tỷ lệ nữ cán bộ cấp xã vi phạm kỷ luật có tỉ lệ thấp, năm 2018 chỉ chiếm 2%. Có thể thấy tình trạng cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật có chiều hướng tăng.

Để đánh giá khách quan về công tác đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật nữ cán bộ cấp xã, qua điều tra phiếu hỏi đối với cán bộ, công chức cấp

huyện và cấp xã cho thấy: đa số ý kiến cho rằng việc đánh giá, xếp loai, khen thưởng và kỷ luật được thực hiện ở mức Tốt (51,3%-54,8%), tiếp theo là mức Khá (38,2%-40%), còn lại là ở mức Trung bình và Yếu. Như vậy, có thể thấy mức độ thực chất của công tác đánh giá cán bộ hiện nay chưa cao; việc đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật với đội ngũ nữ cán bộ đôi khi chưa dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao mà còn dựa nhiều vào cảm tính, chạy theo thành tích. Hơn nữa chưa có tiêu chí đánh giá quan tâm đến đặc điểm riêng của giới tính nữ, dẫn đến việc đánh giá xếp loại đội ngũ nữ cán bộ chưa đúng.

3.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện thường xuyên. Tại các đợt kiểm tra, ít phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 68 - 77)