6. Cấu trúc luận văn
1.4.2 Phim Saving Private Ryan
Được sản xuất và phát hành năm 1998, Saving private Ryan là một bộ phim lịch sử dựa trên câu chuyện có thật của 4 anh em nhà Sullivan và 3 anh
em nhà Frederick (Fritz) Niland đã hy sinh trong chiến đấu [25, tr 465-466] Phim lấy bối cảnh trong chiến tranh thế giới thứ II, bắt đầu bằng cuộc đổ bộ của lính Mỹ tấn công quân Đức trên bờ biển Normandy ngày 06/06/1944. Truyện phim kể kể về một đại đội biệt kích Mỹ do đại úy John H Miller (Tom Hanks) chỉ huy cùng 7 người lính đang cố gắng thực thi nhiệm vụ giải cứu một đồng đội của mình là binh nhì James Francis Ryan (Matt Damon) thuộc đội nhảy dù đang bị kẹt bên trong phòng tuyến của địch. Lý do cấp trên để Ryan về đoàn tụ với gia đình là bởi anh là người duy nhất trong số bốn anh em hiện còn sống sót sau khi ba người anh em ruột của mình đã lần lượt hy sinh trên chiến trường.
Đội của đại úy Miller sau khi vượt qua một quãng đường dài chiến đấu ác liệt nhiều trận tập kích và phải trả giá bằng mạng sống của hai đồng đội. Cuối cùng họ đã tìm thấy được Ryan ở Ramelle. Nhiệm vụ giải cứu đến đây xem như đã hoàn thành bởi họ chỉ việc cùng với Ryan đi ngược về tuyến sau vốn đã được quân Mỹ và Đồng minh tiến chiếm an toàn. Nhưng, rắc rối lại xảy ra, Ryan quyết định chống lệnh để ở lại cùng chiến đấu với các đồng đội của mình. Miller và nhóm của ông đã quyết định ở lại cùng chiến đấu bảo vệ cây cầu giúp tiểu đội của Ryan.
Phim Saving Private Ryan được Spielberg dàn dựng theo cấu trúc màn chứ không theo cấu trúc 3 hồi thông thường. Bao gồm:
- Màn 1: Cuộc đổ bộ của quân Mỹ lên bờ biển Normandy. Một cuộc chiến ác liệt, đơn vị do đại úy Miller dẫn đầu đã vượt qua được phòng tuyến địch.
- Màn 2: Đại đội của Miller đi sâu vào hậu tuyến của quân Đức để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu binh nhì Ryan. Họ đụng độ ác liệt với quân Đức tại ngôi làng và trạm radar.
- Màn 3: Miller và đồng đội cùng chiến đấu với tiểu đội của Ryan để bảo vệ cây cầu sau khi Ryan chống lệnh không trở về tuyến sau.
Bộ phim được thực hiện với kinh phí 65 triệu đô và thu về từ phòng vé 479 triệu đô [25, tr 461]. Bộ phim đã dành được 5 giải Oscar cho đạo diễn, quay phim, biên tập, âm thanh và hiệu ứng âm thanh xuất sắc nhất.
Năm 2007 Saving private Ryan được xếp hạng 71 trong danh sách 100 phim hay nhất của viện phim Mỹ.