Saving private Ryan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tài liệu của spielberg trong phim về đề tài lịch sử (khảo sát qua hai bộ phim schindler’s list và saving private ryan)​ (Trang 53 - 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2 Saving private Ryan

Màn 1: 00:27:00 – 00:41:00, Phim bắt đầu với cảnh một ông già cùng gia đình vào thăm nghĩa trang quân đội. Cảnh phim chuyển về quá khứ khi trận đánh Normandy diễn ra và kết thúc khi quân Đồng minh chiến thắng.

Trường đoạn mở đầu phim có thời lượng hơn 26 phút này được Spielberg xây dựng theo một cách khác lạ với tất cả các bộ phim lịch sử trước đây khi dàn dựng những cảnh chiến trận.Để thể hiện quy mô của trận chiến Spielberg đã sử dụng mise-en-scene thành ba lớp cảnh: Trên biển, dưới lòng biển và trên bờ.

Phim mở đầu nhưng không cho khán giả thấy toàn cảnh thiết lập nào, thay vào đó, sau hai cảnh hẹp cho thấy những chiếc xuồng đổ bộ đang băng

nhanh vào bờ là liên tục những cận cảnh người lính chao đảo, mất nét, được cắt dựng ngắt quãng không liền lạc theo kiểu tài liệu. Cách làm này bắt khán giả phải nhập cuộc ngay lập tức vào bộ phim. Thông thường để thiết lập một địa điểm nào đó trên phim nhằm giới thiệu đến khán giả về không gian và thời gian của câu chuyện, các đạo diễn thường sử dụng một toàn cảnh tĩnh với thời lượng đủ dài để người xem có thể nắm bắt được vài đặc điểm của bối cảnh.

Tuy nhiên, trong Saving private Ryan, Spielberg đã làm theo cách khác. Ông bắt đầu cảnh mở phim với những hành động được diễn ra dang dở. Khán giả biết đến nhân vật đại úy Miller (Tom Hanks) thông qua cảnh động cho thấy đôi bàn tay run rẩy của ông. Máy tiếp tục di chuyển cho thấy toàn cảnh những người lính thuộc quyền của ông. Qua cảnh giới thiệu này người xem thấy rõ tình cảnh của họ đang phải hứng chịu cơn bão lửa tại bờ biển Normandy. Cảnh quay đã liên kết được sự hỗn loạn đang bủa vây xung quanh, tạo nên được nỗi sợ hãi của Miller và những người lính. Tất cả họ đang đối mặt với một cuộc chiến sinh tử dường như không có tương lai. Như vậy, qua việc thiết lập câu chuyện ngay vào đầu cảnh bằng những hình ảnh động của máy quay cầm tay, sử dụng nhiều khuôn hình hẹp, Spielberg đã đem đến cho khán giả cảm nhận về sự ngột ngạt và hỗn loạn cũng như nỗi khiếp sợ của con người trước sự khủng khiếp của chiến tranh.

Spielberg áp dụng cách lấy cảnh quay dồn dập, sử dụng nhiều động tác máy cầm tay lia qua lia lại với tốc độ nhanh và gắt để bắt theo kịp từng hành động và hướng nhìn của những người lính. Đây là một sáng tạo của nhà các nhà làm phim bởi các cú lia máy trong điện ảnh thường theo tiêu chuẩn 180 độ thông thường. Tuy nhiên trong cảnh chiến đấu này, những cú lia máy thường chỉ áp dụng theo hướng từ 45 độ cho đến 90 độ. Nhờ vậy, đã rút ngắn được thời lượng của cảnh và tạo cảm giác cảnh quay đang giật theo chuyển động của nhân

vật. Cách quay này đã thể hiện được mức độ nguy hiểm và tính cấp bách của sự kiện.

Có thể thấy, hình ảnh của bộ phim đã khiến cho khán giả hoàn toàn bị choáng ngợp, nó khác hoàn toàn những bộ phim mà họ đã xem trước đây. Những cảnh quay dài hành động (Action long take) luôn cung cấp nhiều thông tin cho khán giả. Khi máy quay chuyển động sẽ đưa khán giả vào ngay cảnh quay khiến họ cảm nhận thực khung cảnh đó. Rõ ràng với cách quay này Spielberg muốn cho khán giả cảm nhận mình đang ở ngay không gian đó, giữa trận tuyến để cảm nhận về sự hiểm nguy cùng với nhân vật khi họ đang chiến đấu. Cách thể hiện này không chỉ nâng cao kịch tính mà còn góp phần làm tăng cường sự trải nghiệm của khán giả.

Nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng Andre Bazin đã từng sử dụng thuật ngữ “Hiện diện” để mô tả cảm giác của người xem rằng anh ta đang ở trong cùng một sự liên tục không gian và thời gian như hình ảnh diễn ra trên màn hình. Theo Bazin, sự bất hợp lý này là sự hoàn thành của một truyền thống về tính chân thực trong hội họa phương Tây bắt đầu bằng việc khám phá ra quan điểm tuyến tính trong thời Phục Hưng[ 23, tr3].

Theo đó, cách mô tả không gian này cho phép các họa sỹ tạo ra những bức tranh thể hiện chính xác, hợp lý thực tế ba chiều của bề mặt hai chiều. Nhiếp ảnh cũng có thể đạt được hiệu ứng tương tự nhờ vào phẩm chất quang học của tầm nhìn của con người nhưng hình ảnh chuyển động đưa ảo ảnh tiến thêm một bước. “Điều này là do khi chúng ta xem một bức tranh hoặc bức ảnh, chúng ta luôn nhận thức được bề mặt của bức tranh, còn khi xem một bộ phim, thay vì nhìn thấy bề mặt của hình ảnh, chúng ta được đưa vào không gian hình ảnh được chiếu trên màn hình như thể đó là không gian ba chiều thực sự”[23,tr 23]. Cách dàn cảnh và lấy cảnh quay sáng tạo trên của Spielberg đã thực sự mang đến sự hấp dẫn thú vị cho khán giả.

Khi xem phim các khán giả có thể không nhận ra những điểm nối của các cảnh quay chuyển động là bởi phần lớn chuyển động của máy quay trong

Saving private Ryan được Spielberg và nhà quay phim Kaminski thiết lập chặt chẽ xung quanh chuyển động của các diễn viên. Tính linh hoạt của máy quay cầm tay đã cho phép nhà quay phim dễ dàng tiếp cận và duy trì mối quan hệ gần gũi với nhân vật để thể hiện trải nghiệm của họ.

Trong cảnh bắt đầu cuộc đổ bộ, những góc máy chao đảo phù hợp với tầm nhìn ngang bằng của nhân vật, máy quay lia nhanh vào cận cảnh các chi tiết: Người lính nôn trên tàu, gương mặt lo âu của những người lính khác, cận cảnh gương mặt căng thẳng của Miller nhìn chằm chằm về phía trận tuyến của quân Đức. Đặc biệt là cảnh Miller bị điếc tạm thời. Những cảnh quay theo góc độ chủ quan của nhân vật (cũng trùng khớp với điểm nhìn của khán giả) đã mang đến sự chia sẻ và cho phép người xem cảm nhận được bên trong tâm trạng của từng nhân vật. Có thể nói, máy cầm tay kết hợp với việc thay đổi về điểm nhìn chính là một nét đặc sắc trong phương pháp dàn cảnh của đạo diễn Spielberg.

Giống như tự sự, điểm nhìn là một thuật ngữ mà phim ảnh chia sẻ với văn học và các loại hình nghệ thuật thị giác khác. “Điểm nhìn chỉ rõ vị trí mà từ đó một sự vật được nhìn thấy và điều này cũng có thể ngầm hiểu, điểm nhìn sẽ quyết định điều bạn thấy”.[7, tr107]. Trong phim, máy quay liên tục thay đổi góc độ lúc thì từ điểm nhìn của quân Mỹ, lúc thì hình ảnh cho thấy từ điểm nhìn của người Đức. Cách lấy hình đa dạng về điểm nhìn này giúp cho người xem cảm nhận được góc nhìn từ cả hai phía của trận tuyến. Ưu điểm của cách quay này là sẽ cung cấp cho người xem những cái nhìn chủ quan, đa chiều để khán giả tự suy ngẫm về sự kiện.

Với góc máy chủ quan, người xem trải nghiệm sự kiện như thể nó đang thực sự xảy ra với họ. Hiệu ứng tương tự đạt được khi máy quay phim một cách

chủ quan từ tốc độ lắc lư. Chế độ xem hiển thị này đã lôi kéo khán giả vào hành động trên màn ảnh như một trải nghiệm cá nhân. “Máy quay chủ quan có thể quay sự kiện theo cách máy quay lúc này đóng vai trò đôi mắt của khán giả để đặt người xem vào cảnh”, [24, tr14].

Một sáng tạo rất hiệu quả của đạo diễn Spielberg và đoàn làm phim thực hiện là mỗi khi máy quay di chuyển sẽ có những hiệu ứng cháy nổ được thiết kế phù hợp. Những lần bom nổ hoặc súng nhả đạn là máy quay lại giật liên hồi đầy dụng ý. Tất cả những kỹ thuật này đều nhằm mục đích tăng cường tính hiện thực của bộ phim.

Một thành công rất đáng ngợi khen trong việc dàn dựng cảnh chiến trận mở đầu phim có sự góp phần không nhỏ của âm thanh. Âm thanh trong phim được thiết kế không chỉ làm tăng tính hiện thực của phim mà còn góp phần thể hiện kịch tính. Âm thanh dừng hẳn sau khi chuyển cảnh từ đôi mắt người đàn ông trong nghĩa trang (Ryan) sang cảnh chiến trường. Đoạn dừng tiếng đột ngột này tạo cảm giác nhân vật đang trở về cõi chết hoặc từ một nơi sâu thẳm nào đó. Khi cảnh phim chuyển về trận chiến, âm thanh bỗng dồn dập những âm điệu của chết chóc: Tiếng súng đạn nổ, tiếng bom gầm lấn át cả tiếng người la hét vì kinh sợ. Cảnh quân Mỹ từ trên tàu đổ bộ xuống biển, nhiều góc quay thay đổi, cảnh trên biển những người đàn ông đang ùa lên và cảnh dưới nước sâu nhiều xác người đang chìm xuống. Âm thanh đột ngột thay đổi một lần nữa để tạo ra những khoảng lặng đắt giá.

Màn 2: 00:41:00 – 01:51:54, đại đội của Miller bắt đầu hành quân vào sâu bên trong phòng tuyến địch để thực thi nhiệm vụ truy tìm và giải cứu bình nhì Ryan. Cảnh quay 00:41:00 – 00:45:05, những người lính trên đường hành quân. Cảnh phim mở ra cho thấy một bầu trời đầy mây. Máy quay đặt thấp thu hình bóng dáng từng người lính xuất hiện trên nền trời xám xịt. Họ đang lầm lũi tiến sâu vào vùng địch chiếm đóng. Cảnh quay ngược sáng không cho thấy

rõ gương mặt của nhóm lính, báo hiệu một nhiệm vụ thầm lặng đầy khó khăn đang chờ họ ở phía trước. Máy quay cầm tay bắt theo chuyển động của nhóm lính. Hình ảnh phim luôn duy trì bố cục của 8 người lính trong cùng một khuôn hình, điều này nhằm thể hiện sự gắn kết của họ như những người anh em trong cùng một gia đình. Họ gồm có: Horvath, Reiben, Jackson, Mellish, Caparzo, Wade, Upham và đại úy Miller. Trên đường hành quân, họ vừa đi vừa trao đổi những câu chuyện phiếm về chủ đề chiến tranh. Họ không ngừng phàn nàn về cấp trên , theo họ nhiệm vụ giải cứu là bất hợp lý khi chỉ vì một con người mà phải đánh đổi bằng sự hiểm nguy của nhiều sinh mạng khác (trong đó có bản thân họ). Đoạn phim tuy có thời lượng ngắn ngủi nhưng chân thành, thể hiện được suy nghĩ cá nhân của từng người lính về hành động và trách nhiệm của bản thân đối với cuộc chiến. Sự mộc mạc trong cách thể hiện bằng kỹ thuật máy cầm tay của đoạn phim đã mang đến sự gần gũi cho khán giả.

Cảnh phim (00:45:05), cơn mưa bất chợt ập xuống, khi đơn vị đến vùng ngoại ô. Tại đây họ bất ngờ đụng độ một cuộc chiến giằng co với quân Đức. Trong trận chiến ác liệt này anh lính ngang tàng Caparzo – Người trước đó còn bình thản ăn trái táo giữa chiến trận đã bị bắn tử thương khi cứu một bé gái. Không khí căng thẳng giữa hai bên chiến tuyến đã được máy quay phim cầm tay phát huy một cách hiệu quả. Những cảnh quay bao gồm: (00:45:33 - 00:47:14), (00:47:14 - 00:49:01), (00:49:01- 00:49:31), (00:49:38 - 00:50:20), (00:55:46 - 00:56:49) là những cảnh quay dài lia nhanh và giật liên hồi đã khiến cho khán giả không khỏi nôn nao, chóng mặt giúp tăng cường kịch tính và sức gây cấn của sự kiện. Những cảnh quay dài này được chắp nối với nhau không liền mạch theo kiểu tài liệu làm nổi bật tính hiện thực của đoạn phim.

Spielberg cũng đã kết hợp cách dàn cảnh chiều sâu nhằm thiết lập nhiều lớp cảnh hành động của phim. Xen kẽ những cảnh quay góc rộng, sử dụng hình ảnh tiêu điểm sâu và kỹ thuật quay phim máy cầm tay theo phong cách tài liệu.

Theo đó, từng sự di chuyển và hành động của diễn viên đều có sự gắn kết chặt chẽ với bối cảnh xung quanh, giúp cho diễn xuất của diễn viên được liền lạc, không bị ngắt quãng, tạo nên sự lôi cuốn cho khán giả.

Máy quay liên tục thay đổi vị trí nhằm tạo ra những điểm nhìn đa chiều cho khán giả. Lúc thì máy quay thu hình theo điểm nhìn của lính Mỹ, lúc máy quay đại diện cho điểm nhìn của lính Đức, thể hiện qua ống nhòm của nòng súng. Sự linh hoạt về góc độ của máy quay cho phép khán giả được quan sát trận chiến từ nhiều góc độ, giúp tăng cường khả năng cảm nhận cá nhân của khán giả.

Đoạn phim (01:22:45–01:43:21), đơn vị của Miller đến khu vực có trạm radar bị hỏng. Tại đây, họ đã gặp phải sự kháng cự của một ổ súng máy của quân Đức. Sau cảnh quay dài bởi máy cầm tay (01:22:45 – 01:23:26) cho thấy đại đội tiếp cận trận địa. Toàn bộ cuộc đột kích trong cảnh phim được đạo diễn xây dựng trên điểm nhìn của Upham – Anh thư sinh vừa tốt nghiệp đại học, qua đó cho khán giả thấy cảm nhận về chiến tranh dưới góc nhìn của một tân binh. Những cận cảnh nhìn ra ngoài khuôn hình của Upham được nhắc đi nhắc lại trong các cảnh quay 01:26:35; 01:26:48; 01:27:03; 01:27:14; 01:28:12 cho thấy Upham đang sợ hãi nấp sau xác một con bò chết và theo dõi trận chiến qua ống ngắm từ xa. Vào cuối trận tập kích này, điều mà Upham chứng kiến đấy chính là cái chết của Wade – Anh bác sỹ quân y, trước khi nhắm mắt vẫn luôn miệng nhắc đến người mẹ của mình “mẹ ơi, con muốn về nhà”. Hành động sau đó của Upham khi tiếp xúc với tên tù Đức vừa bị bắt (biệt danh Steamboat Will) cho thấy sự ngây thơ cả tin của anh. Upham lên tiếng nài nỉ Miller tha chết cho tên lính Đức. Anh thậm chí còn phản đối việc bắn tù binh giữa chiến trường. Mâu thuẫn của câu chuyện được dẫn lên đỉnh điểm qua điểm nhìn của Reiben. Khi Miller thả tên lính Đức mà không bắn, Reiben vì chứng kiến cái chết của hai đồng đội, anh bất mãn và có ý định đào ngũ. Để xử lý đoạn mâu thuẫn này

một cách thuyết phục, Spielberg đã thiết lập máy quay liên tục bám theo trục hành động từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Máy quay tiếp cận câu chuyện từ nhiều góc độ cho phép khán giả đồng hành bên họ để quan sát các cuộc tranh luận gay gắt giữa Miller – Reiben, Reiben – Horvath và Upham – Miller. Cách dàn dựng với sự đa dạng về điểm nhìn này đã tạo được sự cuốn hút. Khán giả trong khi chứng kiến cuộc tranh luận vẫn có thể quan sát phản ứng của những người lính còn lại đang dõi theo câu chuyện; Cho phép khán giả được hóa thân vào nhiều nhân vật để thấu hiểu về hành động của từng người lính.

Đoạn phim (01:43:31 – 01:46:00), cũng trong màn 2 này, Miller và nhóm của anh tìm thấy Ryan. Cảnh quay này được giới thiệu qua một chuyển động rất tự nhiên của máy cầm tay kiểu tài liệu. Máy lia qua người hạ sĩ Henderson - qua binh nhì Ryan, máy tiếp tục lia lướt qua binh nhì Toynbe trước khi lia trở lại Ryan.

Đoạn phim (01:46:00), cuộc trao đổi của Miller và Ryan tại cây cầu Ramelle được Spielberg thu hình chủ yếu từ cỡ cảnh trung cảnh – Hình ảnh hiển thị hai nhân vật và bối cảnh chiến trường ngổn ngang đều nét rõ và chiếm một tỷ lệ cân bằng nhau trong khuôn hình nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của hai đối tượng này trong câu chuyện. Hitchcock đã từng đưa ra quan điểm rằng một quy tắc cơ bản về vị trí máy quay và dàn dựng là tầm quan trọng của một đối tượng trong câu chuyện phải bằng kích thước của nó trong khuôn hình, [18, tr54]. Do vậy trong trường hợp này bối cảnh phim đã thoát khỏi chức năng làm nền cho câu chuyện mà trở thành 1 yếu tố tăng cường kể chuyện. Đồng thời, việc bối cảnh được ghi hình rõ nét cho thấy không gian được thể hiện trong phim mang đậm tính xác thực

Sau khi nghe Miller kể về sự hy sinh của ba người anh em ruột thịt và truyền đạt mệnh lệnh được trở về, Ryan đã có hành động dứt khoát đến không ngờ. Ryan đã quyết định chống lệnh để ở lại chiến đấu cùng đồng đội “Hãy nói

với mẹ tôi rằng tôi đã ở đây cùng với những người anh em duy nhất tôi còn”, hành động có tinh thần đồng đội của Ryan đặt ra cho câu chuyện những mâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tài liệu của spielberg trong phim về đề tài lịch sử (khảo sát qua hai bộ phim schindler’s list và saving private ryan)​ (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)