Khái niệm dịch vụ kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.3.1Khái niệm dịch vụ kế toán

Trên thế giới:

Trƣớc hết, theo Neddles & cs (2003), Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ vào năm 1941 định nghĩa kế toán nhƣ sau : “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp một cách có ý nghĩa và dưới hình thức bằng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các sự kiện mà ít nhiều có liên quan đến tài chính, và giải trình kết quả của việc ghi chép này”.

Định nghĩa này của kế toán chú trọng đến nhiệm vụ giữ sổ sách cố hữu của ngƣời kế toán. Tuy nhiên đây là quan điểm cổ điển về kế toán, nó không còn phù hợp với thực tiễn kế toán hiện nay nữa. Ngày nay, với quan điểm mới, kế toán không chỉ quan tâm đến việc giữ sổ sách mà đến toàn bộ các hoạt động bao gồm việc hoạch định chƣơng trình và giải quyết vấn đề, đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp và kiểm tra sổ sách. Kế toán ngày nay chú trọng đến nhu cầu bức thiết của những ngƣời sử dụng thông tin kế toán dù họ ở bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp. Do vậy, vào năm 1970 Viện Kế toán Công Chứng Hoa Kỳ cho rằng nhiệm vụ của kế toán là “cung cấp thông tin định lượng, chủ yếu mang tính chất tài chính về các đơn vị kinh tế hạch toán độc lập nhằm giúp ích cho việc làm các quyết định kinh tế”.

Theo Libby & cs (2003), “kế toánlà một hệ thống thông tin cho phép thu thập và truyền đạt thông tin mà chủ yếu là những thông tin mang bản chất tài chính thường được số hoá dưới hình thức giá trị về các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và các tổ chức. Những thông tin này được cung cấp nhằm giúp những người quan tâm trong quá trình ra các quyết định kinh tế mà chủ yếu các quyết định này liên quan đến việc phân bổ nguồn lực”.

Theo tinh thần của kế toán quốc tế, kế toán đƣợc định nghĩa là “hệ thống thông tin và kiểm tra dùng để đo lường/phản ánh, xử lý và truyền đạt những thông

tin về tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền tạo ra của một đơn vị kinh tế”.

Tại Việt Nam:

Theo điều lệ tổ chức kế toán Nhà nƣớc Việt Nam thì kế toán đƣợc xem là “việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của Nhà nước, cũng như của từng tổ chức, xí nghiệp”.

Theo quan điểm nêu trong Luật kế toán của Việt Nam, định nghĩa kế toán đƣợc trình bày ở điều 4 nhƣ sau : “Kế toán là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.

Nhiệm vụ của kế toán là thu thập và xử lý thông tin; kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật (Luật kế toán Việt Nam, 2003).

Xuất phát từ nhiệm vụ và vai trò cung cấp thông tin của kế toán đƣợc hình thành nên các nhu cầu về thực hiện và kiểm tra các các công việc của kế toán và dịch vụ kế toán đƣợc ra đời. Dịch vụ kế toán là các dịch vụ có liên quan đến kế toán bao gồm dịch vụ kiểm toán, các dịch vụ về công tác kế toán và tƣ vấn thuế.

Dịch vụ kế toán là dịch vụ chuyên nghiệp, là dịch vụ mang tính trách nhiệm cao đối với xã hội do đó đối tƣợng cung cấp dịch vụ này phải đáp ứng những quy định của pháp luật về việc thành lập, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp.

Những ngƣời cung cấp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, để đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề này ngƣời dự thi đáp ứng các điều kiện: có lý lịch rõ ràng, có đạo đức nghề nghiệp, trung thực; tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tài chính, kế toán, kiểm toán; đã làm kế toán thực tế từ 60 tháng trở lên; có

chứng chỉ tin học trình độ B trở lên… Theo Thông tƣ số 129/2012/TT-BTC ban hành ngày 08/09/2012. Để thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có ít nhất hai ngƣời có chứng chỉ hành nghề kế toán, trong đó có một trong những ngƣời quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề kế toán Theo Nghị định số 129/2004 NĐ-CP ban hành ngày 31/05/2004. Các cá nhân và doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký hành nghề với hội kế toán và kiểm Toán Việt Nam.

Nhƣ vậy một hoạt động dịch vụ làm kế toán, tƣ vấn các vấn đề liên quan đến kế toán cho doanh nghiệp, dịch vụ này do các cá nhân và doanh nghiệp cung cấp và phải thành lập, hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 32 - 34)