Khái lược về tác giả Phạm Quỳnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp du hành trình nhật ký của phạm quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa (Trang 42 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.Khái lược về tác giả Phạm Quỳnh

Phạm Quỳnh (1893-1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh là Hoa Đường, Hồng Nhân. Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội, quê quán của ông ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương – một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Ông mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi và được bà nội nuôi ăn học. Với tư chất thông minh, ông học giỏi và có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) trường Trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn).

Năm 1908, vào năm 16 tuổi, Phạm Quỳnh làm việc ở trường Viễn Đông Bác cổ, đây là một trung tâm nghiên cứu văn hóa Đông phương của Pháp tại Việt Nam. Thời gian này ông tích cực học Hán văn, trau dồi Pháp văn, đọc và nghiên cứu nhiều về văn hóa, lịch sử Đông phương, nhất là Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình này đã giúp cho ông có tri thức phong phú, sâu sắc. Ông thường xuyên cộng tác với các học giả Pháp. Điều này giúp ông làm chủ được các phương pháp luận nghiên cứu của phương Tây. Những điều này đã chi phối đến lối viết, cách tư duy của học giả Phạm Quỳnh.

Từ năm 1916, ông tham gia cộng tác với một số tờ báo có uy tín đương thời, trong đó quan trọng nhất là hoạt động dịch thuật trên Đông dương tạp chí (chủ bút là

Nguyễn Văn Vĩnh). Ông làm chủ bút kỳ cựu của Nam phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7

to lớn đối với thời đại. Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là tổng thư kí Hội Khai Trí Tiến Đức, Trần Trọng Kim là trưởng ban Văn học của Hội. Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban chính trị và luân lí Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc và giáo dục. Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ

ngôn Hoa Việt của Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút Báo France – Indochine. Từ

năm 1925 – 1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc kì; năm 1926, ông làm ở Hội đồng tư vấn Bắc kì và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng kinh tế và Tài chính Đông Dương.

Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp cho thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ. Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư kí Ủy ban cứu trợ xã hội Bắc kì. Sau đảo chính 9/3/1945, Phạm Quỳnh lui về ở ẩn tại biệt thự Hoa Đường (Phủ Cam, Huế), trở lại việc viết lách (lúc đó ông đang viết dở cuốn Hoa Đường tùy bút – Kiến văn cảm tưởng I). Ngày 23/8/1945, ông bị lực lượng cách mạng Việt Minh ở địa phương bắt và sau đó mấy ngày thì bị kết án tử.

Phạm Quỳnh có sự nghiệp văn học đồ sộ và phong phú, tập trung trong ba lĩnh vực là dịch thuật, khảo cứu, phê bình và các sáng tác du kí. Ông được coi là người đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lí luận. Dương Quảng Hàm đánh giá các công trình của ông là đã: “luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lí thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới”. Từ năm 2000, nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh đã

được xuất bản lại và thu hút nhiều sự quan tâm: Mười ngày ở Huế (NXB Văn học,

2001), Luận giản Văn học và Triết học (NXB Thông tin, 2003), Pháp du hành trình

nhật kí (NXB Hội Nhà văn, 2004), Thượng Chi văn tập (NXB Văn học, 2007), Du kí Việt Nam (NXB Trẻ, 2007), Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp (NXB Tri thức, 2007). Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên (con trai của học giả Phạm Quỳnh), vào mùa thu năm 1945, Hồ Chí Minh đã nói với hai người chị của Phạm Tuyên là Phạm Thị

Giá và Phạm Thị Thức rằng: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Con cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng”.

Phạm Quỳnh là tác giả và dịch giả nhiều bài viết và sách văn học, triết học, cách ngôn, ngụ ngôn, tuồng hát tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt và tùy bút. Gần như toàn bộ

các tác phẩm của ông đều đăng trên Tạp chí Nam Phong. Nhiều bài sau đó in lại

thành sách do Đông kinh ấn quán ở Hà Nội xuất bản. Phần dịch thuật của Phạm

Quỳnh bao gồm các tác phẩm luận thuyết, phương pháp luận, sách cách ngôn, kịch bản và thơ văn... ông dịch các đoạn văn và tác phẩm từ tiếng Pháp, chủ yếu thiên về triết học, như triết học Descartes. Tuy nhiên, ông cũng có dịch một số tác phẩm nghệ thuật như kịch của Corneille. Phạm Quỳnh dịch cả tác phẩm Pháp văn, Hán văn nhưng có giá trị nhất là bộ phận dịch thuật Pháp văn, gồm truyện ngắn: Ôi thiếu niên

(G. Courteline), Ái tình, Chuyện trên xe lửa (Guy de Maupassant), Cái buồn của một tên gù già, Thương hão (Loti); kịch phẩm Chàng ngốc hóa khôn vì tình (hài kịch, Marivaux), Tuồng Lôi Xích (tức Le Cid), Tuồng Hòa Lạc (tức Horace) của P. Corneille,... Dịch thuật đối với Phạm Quỳnh không chỉ là công việc chuyển ngữ thông thường mà là chuyển một mẫu hình cho hoạt động phỏng tác, sáng tác về sau của các nhà văn Việt Nam. Do vậy ông rất cẩn trọng khi chọn tác phẩm dịch. Đây thực sự là một đóng góp có ý nghĩa lớn của ông với các tác giả dịch thuật nước nhà.

Về khảo cứu, Phạm Quỳnh nghiên cứu cả sách chữ nho và sách tiếng Pháp, và viết lại những bài chuyên khảo bằng tiếng Việt. Có ba ngành ông chú trọng là các học thuyết Âu Tây, như trong “Văn minh luận”, “Khảo về chính trị nước Pháp”, “Lịch sử và học thuyết của Rousseau”, “Lịch sử và học thuyết của Montesquieu”, “Lịch sử và học thuyết của Voltaire”; học thuật Á Đông với những bài về triết học và tôn giáo Á Đông như: “Phật giáo lược khảo”, “Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng”; cuối cùng là văn hóa Việt Nam với chủ đề trải rộng từ “Tục ngữ ca dao”, tới “Việt Nam thi ca”, tới “Văn chương trong lối hát ả đào”... Nhiều tác phẩm của ông liên kết các khái niệm học thuật Âu Tây và phân tích, so sánh chúng với các khái niệm quen thuộc của người Việt Nam. Thí dụ, trong bài “Cái quan niệm người quân

tử trong triết học đạo Khổng”, ông có phần phân tích và so sánh giữa quan niệm người quân tử của đạo Khổng và người “chính nhân” trong văn hóa Pháp. Bên cạnh đó, Phạm Quỳnh cũng có một loạt công trình biên khảo, nghiên cứu về văn học Pháp:

“Văn học nước Pháp” (Nam phong tùng thư, 1929), “Pháp văn thi thoại: Baudelaire

tiên sinh” (Nam phong, số 6, tháng 12, 1917), “Một nhà danh sĩ nước Pháp: ông

Pierre Loti” (Nam phong, số 72, tháng 6, 1929), “Một nhà văn hào nước Pháp: ông

Anatole France” (Nam phong, số 161, tháng 4, 1931), “Văn hóa Pháp đối với tiền đồ

nước Nam”, “Công cuộc chấn chỉnh quốc gia ở nước Pháp và khôi phục cổ điển ở nước Nam”... Những bài biên khảo trên chẳng những có tác dụng quảng bá, làm tăng sự hiểu biết về nền văn học vĩ đại như nền văn học Pháp mà qua đó, cung cấp mẫu hình cho thể loại tự sự và mô tả ảnh hưởng của Pháp đối với văn hóa Việt Nam. Ông

cũng có các bài bình luận: “Bàn về văn Nôm của ông Nguyễn Khắc Hiếu” (Đông

Dương tạp chí, số 120, năm 1915), Bình phẩm “Một tấm lòng” của Đoàn Như Khuê (Nam phong số 2, tháng 8, 1917), “Mộng hạy mị?” (phê bình Giấc mộng con của Tản Đà, Nam phong số 7, tháng 1, 1918) ... Những tác phẩm này thực sự đã khẳng định được tài năng và trí tuệ uyên thâm của nhà văn hóa Phạm Quỳnh.

Có thể thấy rằng, Phạm Quỳnh không chỉ là nhà lí luận tiên phong về văn học hiện đại Việt Nam, một trí thức nặng lòng với văn hóa dân tộc, Phạm Quỳnh còn là nhà viết du kí xuất sắc của thế kỉ XX. Phần lớn các tác phẩm du kí của Phạm Quỳnh

đều được đăng trên tạp chí Nam Phong, từ đây góp phần vào việc mở mang tầm mắt

quốc dân và là một kênh để rèn luyện chữ quốc ngữ. Với bảy tác phẩm du kí: Mười

ngày ở Huế, Một tháng ở Nam kì, Trảy chùa Hương, Pháp du hành trình nhật kí, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuật chuyện du lịch ở Paris, Chơi Lạng Sơn, Cao Bằng, Du lịch xứ Lào... Phạm Quỳnh đã thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc và cảm xúc chân thành trước vẻ đẹp của non sông đất nước. Những trang du kí của ông thực sự có giá trị sử liệu để xem xét nhiều sự kiện văn hóa – xã hội, đã mở ra những chân trời tri thức mới, đưa lại niềm phấn khích bởi những trang ghi chép, miêu tả sống động của người trải nghiệm. Các bài du kí cũng chính là toàn bộ mảng sáng tác của ông. Tìm hiểu du kí, tức là chúng ta tìm hiểu phương diện người sáng tác Phạm Quỳnh. Có thể khẳng định,

Phạm Quỳnh đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng ở thể tài du kí hồi đầu thế kỉ

XX, góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa văn chương Việt Nam. Trong

từng tác phẩm du kí của Phạm Quỳnh, độc giả nhìn thấy được sự đan xen, hòa quyện của một ngòi bút đa phong cách: khi mang màu sắc của một nhà báo, một ông chủ báo, lúc mang văn phong của một nhà văn, khi viết trong tâm thế một nhà chính trị, một học giả.

Các tác phẩm du kí của Phạm Quỳnh đem đến cho người đọc hai điều: những kiến thức địa lí và những trải nghiệm thuộc về tinh thần. Khi đọc Pháp du hành trình nhật Du lịch xứ Lào, độc giả được theo chân nhà văn tới những quốc gia khác nhau, để từ đó được biết thêm những tư liệu mang giá trị lịch sử, đồng thời thấu hiểu hơn

nhiều sự kiện văn hóa – xã hội ở nhiều góc nhìn khác nhau. Trong Mười ngày ở Huế,

chúng ta vừa cảm nhận được vẻ đẹp phong cảnh Huế vừa tổng kết được nhiều kinh nghiệm du lịch đất Huế thuở đó: “muốn đi xem lăng phải đi vào ngày gió thu hiu hắt,

giời đông u ám thì mới cảm nhận được hết cái thú thâm trầm…” [63]. Trảy chùa

Hương là những trang du kí thể hiện niềm vui của Phạm Quỳnh khi khám phá một

danh lam thắng cảnh bằng một cách viết giàu giá trị nghệ thuật. Với Một tháng ở Nam

tác giả có những trang viết sống động về Sài Gòn – Gia Định: “từ cách đặt đường

phố cho đến cách dựng cửa nhà, từ cách thắp đèn điện cho đến cách đặt máy nước ở các nhà, cho đến cách tuần phòng vệ sinh trong phố xá, nhất nhất đều tiến bộ hơn Hà Thành ta cả. Ở Sài Gòn thật là có cái cảm giác một nơi đô hội mới, nghĩa là một nơi đô hội theo lối Tây...” [60].

Phác thảo văn nghiệp của Phạm Quỳnh sẽ thấy được những tâm sự, cảm xúc của cá nhân tác giả với thời cuộc, đồng thời cũng khẳng định được vị trí quan trọng của Phạm tiên sinh đối với công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với những sáng tác du kí của mình, Phạm Quỳnh đã có những bước chuẩn bị về mặt nghệ thuật, mở đường cho lối viết mới, khác biệt với truyền thống tự sự chữ Hán.Đặc biệt, các sáng tác du kí của Phạm Quỳnh, đặc biệt là các du kí viết về phương Tây, tiềm ẩn sự phức tạp trong nhãn quan chính trị, văn hóa của một nhà trí thức thời đại chuyển giao

giữa chế độ phong kiến, thực dân và các luồng tư tưởng dân chủ mới. Sự phức tạp đó đã khiến cho du kí Phạm Quỳnh trở thành sự minh họa sắc nét cho sự biến đổi của thể loại du kí với tư cách là diễn ngôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp du hành trình nhật ký của phạm quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa (Trang 42 - 47)