Sự kháng cự và tự chủ nhất định khi tiếp nhận văn minh phương Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp du hành trình nhật ký của phạm quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa (Trang 78 - 120)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Sự kháng cự và tự chủ nhất định khi tiếp nhận văn minh phương Tây

Phạm Quỳnh là nhà văn hóa lớn, một trí thức yêu nước tiêu biểu giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông là người đã ủng hộ phong trào dịch chuyển, khám phá các vùng đất, ghi chép lại những nét văn hóa đặc sắc và phổ biến cho quần chúng những kiến thức

ấy để mở mang dân trí. Trong những du kí được viết khi sang phương Tây như Pháp

du hành trình nhật kí, Thuật chuyện du lịch ở Paris…Phạm Quỳnh đã muốn học lấy cái tốt đẹp của thực dân mang về đóng góp cho tổ quốc. Song, đằng sau những trang du kí này tác giả còn có một số quan sát khách quanvề những hạn chế nhất định của

nước Pháp. Đồng thời, tác phẩm cũng có những biểu hiện thể hiện lòng tự hào dân tộc, tình yêu tổ quốc sâu sắc, sự tự trọng, yêu mến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đó cũng chính là biểu hiện của sự kháng cự và tự chủ nhất định khi tiếp nhận văn minh phương Tây của ông.

2.4.1. Cái nhìn phê phán ở mức độ nhất định với văn minh phương Tây và chính sách thực dân

Phạm Quỳnh nhận thấy xã hội Pháp không hoàn toàn là những điều tuyệt mĩ, con người Pháp không hoàn toàn chỉ có những người có văn hóa, lịch thiệp. Tuy cái

nhìn ngưỡng mộ, thần tượng nước Pháp đóng vai trò chủ đạo, bao trùm Pháp du hành

trình nhật kí, song đây đó vẫn có một số chi tiết bộc lộ cái nhìn phê phán ở một mức độ nhất định đối với văn minh phương Tây và chính sách thực dân.

Khi tác giả đi xem rạp hát Alcazar hát một tích tả phong tục dân Marseille, ông đã nhận ra người bình dân ở nước nào cũng vậy, Phương Tây hay phương Đông thì đều có trình độ như nhau cả. Sự khác nhau, hơn kém nhau là ở một số ít người trung lưu, thượng lưu, còn người bình dân lao động thì cách sinh hoạt làm ăn đều không xa nhau là mấy. Họ vẫn có “cảnh chợ hàng cá ở Marseille, các chị hàng cá chửi nhau ỏm tỏi, thầy “đội xếp” khệnh khạng chạy lại làm biên bản, thầy cứ biên mà họ cứ chửi, đến xông vào đánh nhau xé quần xé áo, rồi bị đưa lên sở cảnh sát, đi đường vẫn không thôi…trông rõ ra cái cảnh tượng các chợ hàng rau hàng cá” [64, 31]. Đi xem điểm binh ở trường thi ngựa Longchamp, tác giả nghiệm thấy cái tính tình của kẻ bình dân ở thành Paris này. “Người dân ở đây kể cũng không khác gì người dân bên mình, mà có lẽ người dân ở đâu cũng thế, cũng thích hội hè, đình đám…Rồi lại len lỏi trong đám đông cũng có tình trạng ăn cắp, chực lần lưng móc túi. Thật dưới gầm trời, người ta đâu cũng như đâu. Kẻ bình dân vẫn có tính háo hức mà bọn láu cá thì khéo lợi dụng; trò đời chỉ có thế mà thôi” [64, 155].

Ở xã hội Paris cũng có những mặt trái khi tồn tại xóm Bình khang, xóm Mông mạc, đây là phía khuất lấp của Paris hoa lệ. Đây là khu san sát tửu lâu trà quán, đèn điện sáng choang, “không khí văng vẳng những tiếng đàn tiếng hát, đủ biết là chỗ ăn

chơi”, “nơi chị em cũng giống như các chị em bên ta, không làm việc ban ngày mà chỉ bắt dầu từ tám, chín giờ tối” [64, 83]. Ở đây kẻ ra người vào tấp nập, không khí đầy mùi khói thuốc, “chỗ này uống rượu, chỗ kia đàn ca, không thiếu gì “những ả mày

ngài, những khách làng chơi” [64, 83]. Như trong Thuật chuyện du lịch ở Paris, ông

cũng đã tổng kết về thủ đô nước Pháp như sau: “Trong ấy không thiếu một vẻ gì, mà vẻ gì cũng “mười phân vẹn mười”, nghĩa là đến cực điểm cả, cái xấu có, cái tốt có, cái hay có, cái dở có, cái thanh có, cái thô có” [59, 1089].

Phạm Quỳnh có thái độ phê phán tật uống rượu của người Pháp. Một thành phố Marseille mà không biết mấy nghìn nhà bán rượu (gọi là bars), thường thường không có chỗ ngồi, khách qua đường vào mua cốc rượu đứng uốngrồi lại ra. Bên cạnh đó có cả những nhà cà phê lớn, có bàn ghế hẳn hoi, cho khách lịch sự ngồi, vừa hút thuốc đọc báo, vừa nhắp cốc rượu hay cốc nước để tiêu khiển, xung quanh lại có những “ả mày ngài” ngồi chờ “mệnh lệnh”, “hạng cà phê đó cũng đến mấy trăm sở” [64, 32]. Tác giả đặt câu hỏi: “Không biết trong một ngày thành phố Marseille dùng hết mấy mươi vạn chai các thứ rượu nước. Tưởng chất đống lên có lẽ cao “bằng mấy đầu người”. [64, 32]

Nghe diễn thuyết ở Marseille, tác giả cũng phê phán những buổi diễn thuyết như buổi về văn chương và mĩ thuật của hội “Thiếu niên Văn sĩ” mới lập: “Diễn giả, hội trưởng, phó hội trưởng, thư ký, cùng các ngài trị sự trong Hội, toàn trạc trong và ngoài hai mươi tuổi cả. Ngài nọ đứng lên giới thiệu ngài kia, ngài kia đứng lên cám ơn ngài nọ, ngài thì đọc lời bá cáo, chẳng biết ngài nào là ngài nào cả, vì toàn là những “danh sĩ” chưa ai từng biết tên bao giờ. Đến khi diễn giả cầm tập giấy đọc một hồi như người tụng kinh, tiếng đã nhỏ mà giọng lại có tật, đọc cứ phều phào, chẳng ai nghe ra cái gì cả. Đọc ba khắc đồng hồ xong, sau đó một người thiếu niên lên thay mặt Hội cám ơn diễn giả vừa cho nghe một bài văn hùng hồn như thế! Ngài hội trưởng nói cũng hơi lắp bắp và lời cầu kỳ mà không được thông. Cử tọa vỗ tay một hồi lâu…, mấy ngài thiếu niên văn sĩ nữa lên sân khấu ngâm thơ, ngài thì ngâm thơ cổ, ngài thì ngâm thơ tự mình làm, vừa ngâm vừa đánh đàn, vừa uốn éo làm bộ làm dạng, lại “bí

beng” một hồi nữa rồi tan cuộc”. Một cuộc diễn thuyết “không khác gì bắt chước phường hát bội” [64, 34]. Hoặc khi nghe một ông thày kiện diễn về ông Mirabeau là một nhà hùng biện về đời Cách mệnh nước Pháp. Phạm Quỳnh đánh giá bài diễn thuyết này không được hùng biện lắm. “Thày kiện mà nói thế thì cũng tầm thường quá và lại không tự biết rằng mình tầm thường” [64, 35].

Đặc biệt, an ninh của Paris cũng không phải lí tưởng. Hiện tượng mưu sát “lại là chuyện bữa cơm hàng ngày, không lấy gì làm lạ” [64, 155]. “Khi điểm binh, vua quan trẩy về, đi đến gần cửa Khải Hoàn, có một người Tây chừng về đảng cách mệnh chạy xổ ra, chìa súng định bắn vào xe quan Giám quốc, nhưng lại chạy lầm vào xe quan Chánh cảnh sát đi trước. Cảnh binh đi xe đạp ở tứ phía chạy xô lại, bắt ngay được đem đi” [64, 155]. Tác giả cũng phê phán sự thiếu tình người ở cái thành Paris này, “trong một ngày không có biết bao nhiều đám mà ở bên buồng này thì kẻ ăn uống no say, cười đùa vui vẻ, ở bên kía thì người đương ngắc ngoải, đánh nhau với cái chết một trận sau cùng sắp phải thua, mà chẳng ai biết đến ai, một vách tường cách nhau mà cách nhau bằng mấy nghìn dặm” [64, 154].

Như vậy, Phạm Quỳnh đã nhìn nước Pháp với chiều sâu tư tưởng của một nhà trí thức Tây học. Ông đánh giá phương Tây trên nhiều phương diện khách quan, thấy được sự văn minh nhưng cũng phát hiện ra những mặt hạn chế nhất định của người Pháp. Những suy nghĩ, đánh giá về những hạn chế của xã hội phương Tây chúng ta cũng đã từng được biết đến trong những tác phẩm du kí của các nhà nho thế kỉ XIX

Trong Tây hành kiến văn kỉ lược, Lý Văn Phức tính khí và tập quán của người Anh

với những phê phán gay gắt. Ông thấy họ là những kẻ tham lam, vô lễ, ngạo mạn, kiêu ngạo, phong lưu, và phù phiếm. Đặc biệt, người phương Tây bị phê phán kịch liệt trong việc buôn bán thuốc phiện. “Chúng lại có một vật gọi là ả phù dung (người Hoa gọi là “nha phiến”, lại gọi là “Dương yên” – thuốc hút Tây Dương). Hút nó làm cho hao tổn khí huyết và khánh kiệt gia sản” [44, 37]. Tuy nhiên, du kí này đều được viết ở giai đoạn trước khi thực dân Pháp chính thức chiếm Việt Nam, khi đó, sự kiểm duyệt và áp chế lên các diễn ngôn của trí thức Việt Nam còn chưa xuất hiện, cũng như các

diễn ngôn huyền thoại hóa văn minh phương Tây cũng chưa tác động đáng kể tới ý thức của họ. Đặt trong bối cảnh như vậy, những chi tiết thể hiện sự hạn chế của văn

minh phương Tây như trong Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh thể hiện bản

lĩnh của một người trí thức giàu tinh thần dân tộc bởi chúng vẫn được bộc lộ dưới sự quan sát của thực dân.

2.4.2. Sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc

Vào đầu thế kỉ XX, khi Việt Nam đối diện với sự đô hộ của thực dân Pháp, phương Tây đang từng bước áp đặt sự thống trị mạnh mẽ lên cộng đồng Việt, thì việc phải nhìn lại mình, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của mình là một việc làm cấp thiết. Một trí thức Tây học như Phạm Quỳnh do đã có điều kiện tiếp xúc với văn minh phương Tây nên đã có thái độ thần phục Pháp quốc. Tuy nhiên, khát vọng thực sự của người trí thức yêu nước Phạm Quỳnh là dựa vào sự học hỏi văn minh Pháp để chấn hưng, tự cường đất nước. Ở một mức độ nào đó, Phạm Quỳnh thấy được sự bất cập trong cách thức Pháp muốn áp đặt nền văn hóa và sự cai trị của mình lên thuộc địa bằng cách thay mới hoàn toàn, phủ định nền văn hóa truyền thống. Ý thức dân tộc đã khiến Phạm Quỳnh luôn coi trọng văn hóa dân tộc và tìm cách giới thiệu, khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam với nước Pháp. Ông cho rằng tuy nước Pháp là nơi hội tụ những giá trị thượng đẳng của văn minh, học thức, trí tuệ, nước Nam là thuộc địa của Pháp nhưng nước Nam cũng là nơi có bản sắc văn hóa và lịch sử lâu đời của riêng mình.

Vì thế sang Pháp không phải chỉ để thỏa mãn cái khát vọng du lịch, thăm thú mà quan trọng hơn, Phạm Quỳnh muốn cải thiện sự hiểu biết giữa hai nước: ông vừa muốn học hỏi văn minh Pháp và truyền bá những điều tốt đẹp về cho dân tộc mình, bên cạnh đó, ông muốn khẳng định, giới thiệu với người Pháp về nhữngtinh túy văn hóa của dân tộc mình để Pháp điều chỉnh cái nhìn và chính sách với thuộc địa: cai trị, khai hóa, truyền bá cái mới trên cơ sở tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp vốn

có. Tinh thần dân tộc này có lúc được phát ngôn trực tiếp trong Pháp du hành trình

mừng khi thấy khu phố An Nam, khi được diễn thuyết về quốc ngữ của dân tộc. Ngày 16 tháng 4 năm 1922, Phạm Quỳnh tới khu Bắc kỳ, vào dẫy phố An Nam, gọi là phố Hà Nội. Tác giả cảm thấy vui mừng, tự hào khi các nhà tổ chức cuộc Đấu xảo đặt một dãy phố An Nam ở giữa thành Marseille.Dãy phố này không chỉ cho người xem sự ngạc nhiên “vừa vui vừa lạ con mắt” mà chủ yếu là đã “bày tỏ được cái xảo nghệ mĩ thuật” của nước ta. Giữa nơi thành Marseille to lớn, xa lạ, bỡ ngỡ mà Phạm Quỳnh cùng những người bạn của ông được bước vào khu Bắc kỳ là “phảng phất như cái cảnh sắc chốn quê hương” [64, 31].

Trong các vấn đề văn hóa được đặt ra thì việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc là vấn đề Phạm Quỳnh rất tâm huyết. Ông luôn là người nghiêm túc đề cao vai trò, vị trí quan trọng của chữ quốc ngữ. Phạm tiên sinh đã có vai trò quan trọng góp phần phát triển kho từ vựng chữ quốc ngữ và tiếng nói của dân tộc ta vào nửa đầu thế kỷ XX. Ông mong muốn khai sáng cho câu văn quốc ngữ, làm cho nó phong phú hơn, đủ sức chuyển tải mọi nội dung, tư tưởng. Trong bài luận “Văn quốc ngữ”, Phạm Quỳnh ví “văn quốc ngữ ngày nay cũng tức như đồ Bát Tràng Phù Lãng ngày xưa” và mong mỏi: “Xin đồng bào ta chớ lãng bỏ, chớ khinh rẻ văn quốc ngữ, tương lai nước nhà

chính ở đó” [59, 63]. Pháp du hành trình nhật kíghi lại: ngày 26 tháng 5 năm 1922,

khi diễn thuyết ở trường Đông phương Bác ngữ, Phạm Quỳnh nói về vấn đề “Sự tiến hóa của nước An Nam”. Tác giả mong muốn mượn cuộc diễn thuyết này và thanh thế của trường để làm một bài kể về “cái tình trạng của nước An Nam thế nào và nói rõ cho thiên hạ biết rằng tiếng An Nam không phải là hèn mạt gì, cũng có cơ tiến hóa được…” [64, 73]. Tác giả luận bàn về việc nếu chỉ chú trọng học tiếng Pháp mà bỏ bê việc học chữ quốc ngữ thì thật là điều không nên: “Học một thứ tiếng nước ngoài mà cho đến “nhập diệu”, nghĩa là đọc một chữ lên mà tưởng tượng hay suy nghĩ ngay ra cái sự vật, hay cái nghĩa lí của nó…thì phải mấy chục năm, phải sinh hoạt theo như người nước ấy… Nhưng chỉ sợ một điều, trong khi cố công nhồi cho đầy vỏ chữ của người thì cái ruột chữ của mình lại mất hết cả, tiếng người chưa biết, tiếng mình đã nguy, ấy mới là nguy, ấy mới hại…” [64, 60]. Cũng vậy, trong bài luận “Tiếng Pháp có dùng làm quốc văn Việt Nam được không?”, Phạm Quỳnh viết: “Dù có “cảm phục

học thuật của Thái Tây, ước ao có nhiều người thâm hiểu Pháp văn thì vẫn phải nhiệt thành với tiếng Việt Nam là cái gốc của nước mình, là tiếng nói chung của ngót hai mươi triệu đồng bào từ hơn hai nghìn năm đến giờ” [59, 383]. “Tiếng nói chính là phần cốt yếu làm thành ra một dân một nước. Cho nên xưa nay nước nào dân nào cũng có một thứ tiếng riêng, có dân có có nước bờ cõi đã mất, quốc thể không còn, mà còn giữ được quốc âm, cũng không đến nỗi tiêu diệt đi được” [59, 383]. Đây chính là một minh chứng bộc lộ thái độ chống đồng hóa, nô dịch văn hóa, khao khát khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc của trí thức Phạm Quỳnh.

Dù đi đến phương Tây văn minh, nhưng Phạm Quỳnh vẫn giữ những quan niệm về cái đẹp, về thẩm mỹ của con người An Nam. “Người Tây bình phẩm đàn bà An Nam có thói nhuộm răng đen thường nói rằng: trông miệng người đàn bà An Nam tối om như cái hố sâu. - Người Tây có lẽ lấy thế làm xấu thật, nhưng người Việt lại cho thế là đẹp, cô con gái nào nhuộm răng khéo, đen lánh như hạt huyền, thì tựa hồ như có duyên thêm lên” [64, 77]. Tác giả cũng có lời bình rất dí dỏm rằng ông “không thể trông được một người đàn bà An Nam để răng trắng, dẫu đẹp mười mươi mà coi bộ răng đủ chán ngắt rồi! Vì người đẹp là người thế nào? Là một người hệt với hình ảnh một kẻ “ý trung nhân” của mình. Kẻ “ý trung nhân” của người An Nam ta là một người đàn bà da trắng tóc dài, hình dung yểu điệu… mà phải có bộ răng đen nhay nháy mới được. Nếu răng trắng thì không giống với người trong mộng nữa!” [64, 77].

Và đi suốt hành trình nước Pháp, đưa ra nhiều quan điểm, đánh giá, cuối cùng tác giả vẫn đi đến một kết luận mang chút ngậm ngùi: “Thôi thì đã sinh ra kiếp người An Nam, dù sướng, dù khổ, dù sang, dù hèn, cũng tu cái kiếp ấy cho trọn vẹn. Đất nước người đẹp thật, nhưng vẫn là của người; phong cảnh ta dẫu tre gai đất bùn, nhưng vẫn là của ta”. Tác giả khẳng định: “Lẽ chủng tộc bao giờ cũng mạnh hơn tình cảm riêng. Ôi! Chủng tộc! Chủng tộc! Trong cái thế giới ồn ào rộn rịp này, biết bao nhiêu tiếng kêutiếng gọi om sòm, khiến cho lòng người phân vân không biết ngả theo đường nào, có tiếng gọi của chủng tộc, của tổ tiên là đối với người hữu tâm vẫn có cái giọng thiết tha mà going giả hơn cả” [64, 169]. Phạm Quỳnh tha thiết kêu gọi mọi

người An Nam “cứ thuận theo cái lẽ chung của nòi giống mà đừng sai tiếng gọi của tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp du hành trình nhật ký của phạm quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa (Trang 78 - 120)