Sự đồng hóa của chủ nghĩa thực dân lên cái nhìn của Phạm Quỳnh khi mô tả các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp du hành trình nhật ký của phạm quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa (Trang 70 - 78)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Sự đồng hóa của chủ nghĩa thực dân lên cái nhìn của Phạm Quỳnh khi mô tả các

các dân tộc thuộc địa khác

Trong Pháp du hành trình nhật kí, với cái nhìn của một người dân thuộc địa,

Phạm Quỳnh đã phản ánh quá trình đô thị hóa, thực dân hóa tại các vùng đất bị thực dân phương Tây chiếm. Trên hành trình sang Pháp, ông thường chú ý đến công cuộc khai hóa thuộc địa của thực dân lên các nước thuộc địa. Ông tái hiện quá trình biến chuyển của các dân tộc thuộc địa trước và sau khi các nước phương Tây xuất hiện, và thực hiện “khai hóa” từ góc nhìn khẳng định vai trò tích cực của thực dân. Sức mạnh, quyền lực và ảnh hưởng của các nước thực dân đã bao trùm lên những vùng đất mà họ đã đi qua. Sự xâm nhập của văn minh phương Tây thể hiện rõ nhất ở quy hoạch hiện đại, nhà cửa, biệt thự được xây theo kiến trúc phương Tây và xe hơi đi lại trên đường phố. Các giá trị văn minh phương Tây, sự giàu sang của thực dân dường như đều lưu dấu ấn ở các nước thuộc địa một cách rõ nét.

Vùng đất mà Phạm Quỳnh miêu tả rất chi tiết là Singapore, Penang, Port Said và Colombo. Nơi đây đều là những thuộc địa của Anh và chịu ảnh hưởng sâu sắc của thực dân phương Tây trên mọi phương diện. Ngày 17 tháng 3 năm 1922, tác giả đi tàu tới Singapore, ông nhìn vào bến Singapore giống như một bức tranh sơn thủy, phố xá đông đúc, san sát, ngày đêm tấp nập những nhà tửu lâu khách sạn, những khách ăn chơi và người đi lại. “Ngoài các đường phố buôn bán, đến những nơi nhà ở riêng, làm theo lối “biệt thự” của người Anh, nhà xây ở chỗ đất cao, chung quanh vườn rộng, xe hơi chạy lung khắp được” [64, 9]. “Xe hơi ở Singapore thật nhiều không biết cơ man nào mà kể, nào xe riêng, nào xe thuê, cả ngày chạy như mắc cửi” [64, 9]. Singapore ngày ấy đã được Phạm Quỳnh mô tả là đẹp và lớn, Hải Phòng và Sài Gòn của ta còn thua kém nhiều. Với sự ghi dấu của văn minh phương Tây, Singapore hiện lên với vẻ

sầm uất, sôi động của một thương cảng với những hãng buôn, các công ty lớn và đường phố nhộn nhịp xe hơi; “giá xe hơi chạy thuê ở đây nhiều và rẻ lắm; ở các đầu phố thường đỗ hàng chục cái” [60, 10]. Phạm Quỳnh cho rằng người Anh có hai thuộc địa là Hồng Kông và Singapore là nắm giữ được hai địa điểm then chốt, hiểm yếu của Á Đông. Hai nơi này trước đây là hai cái đảo nhỏ, bỏ hoang không ai đi đến bao giờ. Thế nhưng từ khi những vùng đất này có người Anh vào kinh doanh trong mấy chục năm thì đã trở thành hai nơi hải cảng và thương phụ nhất nhì trong thế giới. Tác giả trầm trồ: “Cái nghị lực của giống người Anh cũng khả kính vậy” [64, 8].

Ngày 19 tháng 3 năm 1922, Phạm Quỳnh tới Penang (Malaysia). Penang là một cửa biển nằm ở phía Tây Malacca, đây cũng là vùng đất thuộc quyền cai trị của người Anh. Nếu Singapore là nơi làm lụng thì đây lại là nơi nghỉ ngơi của người Anh. Tuy nơi đây không đông đúc, nhộn nhịp, sầm uất bằng Singapore nhưng cũng có những nét phong phú rất riêng. Ngoài mấy phố buôn bán có những nhà riêng của những phú thương người Anh được làm theo lối biệt thự, nhà ở giữa và vườn cây xung quanh. “Vườn nào cũng đặt đường chạy quanh cho ô tô đi được. Có nhiều cái vườn rộng mênh mông, trồng toàn cau và dừa, và vô số những cột thẳng một dóng cau, trên lá xòe như cái tán trông đẹp lắm” [64, 11]. Khi tác giả cùng mấy người anh em cùng nhau thuê một chiếc ô tô đi khắp mọi nơi thì thấy một điều lạ là: “ô tô ở đây đều chạy về tay trái cả không chạy tay phải như bên ta, mới trông cũng lạ mắt” [64, 49]. Đây là đặc điểm giao thông của Anh quốc, và điều này cho thấy ảnh hưởng của phương Tây lên các nước thuộc địa là rất rõ nét. Penang là hải cảng chủ yếu có sự xuất hiện của người Chà (tức người Ấn Độ) và người Tàu (còn gọi là người Khách). Người Tàu có chùa Cực Lạc đặt trên một ngọn núi cao, cảnh trí đẹp, kiến trúc công phu, mang vẻ tráng lệ. Người Chà có nơi thờ thần Siva, Vishne. Nơi đây tuy bày trí đơn giản nhưng bên trong có cả tượng thần bằng vàng. Dấu ấn văn hóa tâm linh của những người dân bản địa ở Penang đã hiện rõ trong những địa chỉ này.

Ngày 24 tháng 3 năm 1922, tác giả tới Colombo, “đây là nơi hải cảng và chốn thương phụ to, ở giữa khoảng con đường giao thông Đông Á với Tây Âu, các tàu lớn

đi lại đều phải qua đó” [64, 14]. Khi tàu mới đến nơi đây, tác giả đã nhìn từ ngoài biển vào thấy một cảnh tượng vĩ đại là một cái đê lớn bao bọc bên ngoài bến trông giống như một con trường xà nằm quanh trên làn sóng biếc. Thành Colombo ở ngay trên bờ biển, sóng rạt đến tận chân bến, những khi sóng gió không đủ làm chỗ ẩn nấp cho các tàu bè. Vì vậy, người Anh xây một cái đe dài bằng đá, chạy thẳng ra bể, bao lấy hai mặt, làm thành ở giữa như một cái vũng bể nhân tạo cho tàu bè đậu được. Phạm Quỳnh thốt lên: “Đó thật là một cái công trình to lớn, mắt trông cũng đủ biết” [64, 14]. Sức mạnh thực dân Anh chi phối Colombo, khi hoàng tử Anh sang chơi, thành Colombo đã tưng bừng “mở đấu xảo các kỹ nghệ của người bản xứ” [64, 16] tức là mở hội chợ lớn để chào đón một người ở vị trí thống trị.

Đúng ngày 31 tháng 3 năm 1922, tàu đến Djibouti – một thuộc địa của Đại Pháp. Vùng đất này lúc đầu là một cõi đất cháy, “trong suốt thành phố không có một cái cây nào, chỉ trong dinh quan Thống đốc có trồng một cây chà là bằng sắt tây sơn xanh để hình tượng loài thực vật mà thôi” [64, 19]. Thế nhưng với sự xâm nhập của Đại Pháp, đường phố ở Djibouti đã trồng cây hai bên, có nơi trồng trúc đào, hoa tươi đỏ ói. Các dinh thự công sở đã dựng lên san sát, nhà buôn cũng có dăm ba nhà lớn. Để được như vậy thì “đủ biết cái công phu gây dựng khó nhọc đến nhường nào”. Phạm Quỳnh ca ngợi: “Quý quốc trong khoảng hai mươi năm gây dựng nơi đây thành một nơi đô hội cũng khá to, thế thì đủ biết người Đại Pháp có cái công khai thác, có cái tài kinh doanh mạnh bạo dường nào” [64, 19].

Sự chú ý tới vai trò tích cực của người Pháp tới thuộc địa còn được thể hiện qua

cách Phạm Quỳnh mô tả kênh đào Suez. Kênh này là một công trình của người Pháp.

Nó là một cái sông đào thông Địa Trung Hải với Hồng Hải, giúp cho các tàu đi Châu Âu sang Châu Á mà không phải đi qua Châu Phi. Để làm được công trình này, Đại Pháp đã phải mất mười năm, phí tổn rất tốn kém. Một công ty của các nhà tư bản Pháp đã đứng ra quản lý công trình này để thu lợi nhuận. Cảnh quan ở đây được miêu tả ngắn gọn: “Bờ sông ở bên Á châu thì thấy những đất cát cây cằn, đủ biết là cõi sa mạc; bờ ở bên Phi châu, nhờ có những ngòi nước ngọt, nên có chỗ nhiều cây cối xanh tươi”

[64, 23]. Về kinh tế, Suez là một thành phố khá lớn, “song phần nhiều các nhà lầu là những ty sở của công ty sông Suez cả” [64, 22]. Phạm Quỳnh cũng mô tả sự ảnh hưởng của tiếng Pháp lên cộng đồng dân cư ở Port Said, gần Suez. Port Said là nơi hội tụ đủ các giống người phần nhiều là người Italiens và người Grecs. Ngôn ngữ thông dụng ở đây là tiêng Pháp, “mà nói tiếng Pháp ai cũng hiểu, dễ giao thông lắm”, ngay cả “Nhật báo của người Ai Cập cũng bốn năm tờ báo làm bằng chữ Pháp, coi đó thì biết chữ Pháp ở Ai Cập thịnh hành đến dường nào” [64, 23]. Qua mô tả của Phạm Quỳnh, có thể thấy, sự áp chế, đồng hóa của phương Tây lên các nước thuộc địa không chỉ ở phương diện kinh tế, văn hóa mà ngay cả ngôn ngữ. Tuy nhiên ông không miêu tả sự thịnh hành của tiếng Pháp như một nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới thuộc địa.

Có thể thấy, theo cách nhìn của Phạm Quỳnh, hình ảnh các nước thuộc địa phần lớn lúc đầu là lạc hậu, có được sự phát triển và văn minh như hiện tại đều do ảnh hưởng từ các nước thực dân. Sức mạnh của các nước phương Tây đã bao phủ lên những vùng đất mà họ chiếm dụng. Họ đã biến những vùng đất hoang sơ, xa xôi, bí hiểm thành những nơi Tây hóa. Dấu ấn về đô thị, hải cảng, đường xá, giao thông, nhà cửa, con người, ngôn ngữ chính quốc… đều xuất hiện tại các nước thuộc địa. Những nơi này trở thành bản sao của các nước phương Tây. Điều này cũng là một minh chứng cho sức mạnh của thực dân đã bao phủ nhiều vùng miền khác nhau của phương Đông. Singapore từ một vùng đất hoang vu với “chính sách “tự do mậu dịch” của nước Anh, đổ hàng hóa đem vào không phải đóng thuế nên nơi đây trở thành nơi có phong trào buôn bán phồn thịnh hơn các cửa bể khác” [64, 8]. Penang đã trở thành nơi

mang phong vị riêng của người Anh. nó giống “như một cái rừng rậm xanh um chỉ

toàn những cau cùng dừa, nhà cửa ủ ê dưới bóng mát cây xanh…sự sinh hoạt có vẻ êm đềm mát mẻ” [64, 19]. Colombo vốn không phải nơi hiểm yếu để trở thành một hải cảng kín đáo cho tàu bè đậu được thì nay đã thành một nơi buôn bán sầm uất. Djibouti trước đây chỉ là nơi khí hậu nóng như lửa đốt, cả năm không có mười ngày mưa, giống như nơi “thiên cùng thủy tận”, trông xa giống một vùng cát trắng, không có một cái cây, không có một ngọn cỏ, thế mà giờ “phát đạt lên to” [64, 19]. Kim

Nhạn cũng nhận xét: “Điều này đã phản ánh một thực tế lịch sử về sự phát tán gần như toàn cầu dấu ấn châu Âu, đánh dấu sức mạnh của chủ nghĩa thực dân trên thế giới, đồng thời chính những dấu ấn đó đã tạo nên một chuẩn mực cho sự phát triển mà các nước tòng thuộc của nó phải hướng đến” [40, 11]. Trong mối quan hệ giữa phương Đông và phương Tây, thì phương Tây hiện lên là ông chủ của phương Đông. Người dân thuộc địa mất quyền hạn trên quê hương mình, thay vào đó thực dân có quyền khai thác tài nguyên, khoáng sản, và đồng hóa ngôn ngữ, văn hóa lên các vùng đất thuộc địa. Đây chính là sự bành trướng của các nước phương Tây hùng mạnh đi bao phủ các vùng thuộc địa Đông phương. Tuy nhiên, các phương diện này đều không được Phạm Quỳnh mô tả như một điều tiêu cực khi thể hiện cảnh quan các thuộc địa của Anh, Pháp.

Bên cạnh đó, Phạm Quỳnh còn bị nhiễm cái nhìn mang định kiến của thực dân phương Tây về người dân thuộc địa như người Chà ở Singapore, Penang, Colombo, người dân bản địa ở Djibouti …Họ giống như là “kẻ khác” so với phương Tây. Đối lập hoàn toàn với sự bề thế, phát triển của các hải cảng, đô thị là hình ảnh những người dân bản địa mang đầy những nét mông muội, xấu xí trên chính mảnh đất của mình.

Người Chà ở Penang và Singapore đã nhũng nhiễu, nhưng người Chà ở Colombo lại còn nhũng nhiễu hơn nhiều. Họ cứ “hễ thấy khách lạ là sán đến tận nơi, kèm ngay bên cạnh, bám lấy không dời, đuổi không đi nữa; đứa thì mời đổi bạc, đứa thì gạ gẫm đi chơi, đứa thì nằn nì hút thuốc. Có mấy đứa cứ theo hoài để mời vào tiệm, dùng thuốc phiện, nói rằng chánh phủ Anh có lệnh cấm thuốc phiện, nhưng tiệm hắn đã có dấu vết riêng, xin mời cứ vào, không có ngại gì…Họ nói vừa tiếng Anh, vừa tiếng Chà, lại pha mấy tiếng Pháp, dáng bộ gật gù, coi thật khả ố” [64, 15]. Tác giả cảm thấy “giống người Chà này thật là một giống đáng ghét. Người đen như củ súng, mặt thì nhăn nhăn nhở nhở, anh nào cũng như bộ gạ gẫm muốn “xoáy” tiền của khách lạ” [64, 15]. Khi đến vùng Djibouti, tác giả cũng thấy người thổ dân ở đây “dã man, hung hãn, không có một chút văn hóa gì…Người bản xứ là giống Somalis thì toàn làm những nghề đê tiện như đánh xe gánh đểu” [64, 15]. Tác giả viết rằng: “cái giống

người này hèn lắm, chỉ ăn trộm, ăn cắp, làm biếng, nói dối, không thể nào khai hóa cho được, đành là một giống bỏ đi, như giống da đỏ ở Bắc Mỹ, giống thổ dân ở Châu Úc vậy. Nhận kỹ đứa nào cũng gầy còm, không được mấy đứa mập mạp, và trông những con trẻ mười đứa thì tám đứa sâu quảng ở hai ống chân” [64, 20]. Trẻ con lặn tài thì được so sánh giống như: “một loài ếch loài cá, chứ không phải là giống người nữa” [64, 20]. Khi đến Port – Said, tác giả thấy “Bọn con buôn ở đây nhiều và hay lừa người chẳng kém gì Colombo”, “Người đàn bà Ả rập có cách ăn mặc kì lạ lắm: chùm một tấm vải đen kín cả đầu, cả mặt, cả người, chỉ có hai con mắt và mũi thì che bằng một cái ống đồng, trông không biết rằng già hay trẻ, xấu hay đẹp. Nghe nói theo phong tục của Ả rập, thì những nhà sang trọng đều phải ăn mặc thế, chỉ trừ đàn bà con gái hạ lưu mới để mặt hở để đi làm ăn” [64, 23]. Cách ăn vận như vậy khiến Phạm Quỳnh có sự ngỡ ngàng thấy “lạ lắm, kỳ lắm”.

Như vậy, dưới cách nhìn nhận trên, Phạm Quỳnh đã “Đông Phương hóa” kiểu Tây phương chính những người dân thuộc địa mà ông được gặp gỡ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cách cảm nhận không mấy tốt đẹp về những người bản địa của Phạm Quỳnh. Trước nhất là vì những vùng đất mà Phạm Quỳnh đi qua đều rất nghèo khổ, hoang sơ, kinh tế khó khăn, chậm phát triển, người dân bản địa phần nhiều có trình độ hiểu biết thấp, đói khổ dẫn họ tới nhũng nhiễu, hèn kém. Song, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cách nhìn của Phạm Quỳnh đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm thời đại. Ông đã chịu ảnh hưởng của cách nhìn chủ nghĩa thực dân về người bản địa, cách mà phương Tây tự cho rằng thực dân ở vị trí độc quyền, có sức mạnh, sự văn minh và tiến bộ; còn thuộc địa là mông muội, hèn kém.

Trong cuốn Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: Thực chất và huyền thoại,

Nguyễn Văn Trung đã chỉ ra bản chất của thực dân xâm lược. Người thực dân đã dùng vũ lực để bắt người thuộc địa phải nhìn nhận mẫu quốc là ông chủ. Và vì bị bóc lột nghèo túng nên người thuộc địa thấy mọi cái tốt đẹp, hay quý, đắt tiền đều là Tây cả. Và ngược lại, toàn bộ những cái gì tầm thường, tồi tàn, dễ hư hỏng, rẻ tiền đều là Ta. Người thực dân luôn duy trì thái độ khinh bỉ người thuộc địa. Người thực dân không

chấp nhận lối sống của người thuộc địa, đó là kiểu tư duy “kì thị chủng tộc”. Họ coi người thuộc địa không phải con người hay chỉ là một giống hèn kém, xấu xa, không những về phương diện thể xác mà cả về phương diện tinh thần. Trái lại, người thực dân lại hội tụ đủ mọi phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Dưới con mắt thực dân, cái gì thuộc về người thuộc địa cũng là xấu, không có, hay thiếu sót. “Người thuộc địa tiêu biểu cho mọi nét xấu, và là giống suy nhược, hèn kém. Người thuộc địa đần độn, sợ sệt, hèn nhát, không biết sáng kiến, hay ăn trộm cắp, nói dối; giống như Bonnetain nói về người Việt Nam: “nhát gan, bẩn thỉu, trộm cắp, gian hùng, đó là người An Nam” [88, 56]. Người thực dân đã tạo ra một người thuộc địa đần độn, mông muội theo con mắt thực dân của họ; chỉ có giống người da trắng, người phương Tây mới là văn minh.

Trong cuốn sách trên, Nguyễn Văn Trung đã đưa ra một minh chứng rõ nét cho sự đồng hóa và cái nhìn thiên kiến của chủ nghĩa thực dân về người thuộc địa; đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp du hành trình nhật ký của phạm quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa (Trang 70 - 78)