Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh​ (Trang 36 - 38)

Sau khi thống nhất các nội dung trong buổi thảo luận nhóm, tác giả xây dựng các thang đo chính thức cho nghiên cứu:

- Thang đo lường nhân tố môi trường kiểm soát gồm 06 biến quan sát và được ký hiệu là MT và được đo lường bằng 06 biến quan sát sau:

Bảng 3.1 Thang đo lường nhân tố môi trường kiểm soát

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 MT1 Tính trung thực và giá trị đạo đức (của BGH và nhân viên)

2 MT2 CB-GV-NV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao 3 MT3 Phân định quyền hạn và trách nhiệm (phân công

trong BGH, các cấp quản lý)

4 MT4 CB-GV-NV được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ

5 MT5 Hành vi của lãnh đạo Nhà Trường (phong cách quản lý, tính gương mẫu, tầm nhìn …)

6 MT6 Chính sách (kỷ luật, khen thưởng, chế độ …)

- Thang đo lường nhân tố đánh giá rủi ro gồm 04 biến quan sát và được ký hiệu DGRR và được đo lường bằng 04 biến quan sát sau:

Bảng 3.2 Thang đo lường nhân tố đánh giá rủi ro

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 DGRR1 Nhân viên kế toán thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các tài khoản và các thủ tục chi - thu

2 DGRR2 Lãnh đạo luôn kịp thời xử lý các rủi ro trong thời gian sớm nhất

3 DGRR3 Lãnh đạo luôn kiểm soát chặt chẽ các quy trình nghiệp vụ

4 DGRR4 Nhà trường luôn đặt nhiệm vụ đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh lên hàng đầu.

- Thang đo lường nhân tố hoạt động kiểm soát gồm 07 biến quan sát và được ký hiệu HĐKS và được đo lường bằng 7 biến quan sát sau:

Bảng 3.3 Thang đo lường nhân tố hoạt động kiểm soát

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 HDKS1 Lãnh đạo luôn phân chia công việc hợp lý và phân rõ trách nhiệm quả quản lý

2 HDKS2 Các sáng kiến và đổi mới của nhân viên được xem xét một cách nghiêm túc

3 HDKS3 Nhà trường thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất 4 HDKS4 CB-GV-NV luôn chấp hành tốt theo sự phân công

của lãnh đạo

5 HDKS5 Quy trình luân chuyển các chứng từ giữa các phòng ban hợp lý và thuận tiện

6 HDKS6 Nhà trường thường xuyên kiểm tra công tác chuyên môn từng đơn vị.

7 HDKS7 Các chứng từ phát sinh luôn kiểm soát kịp thời

- Thang đo lường nhân tố hoạt động thông tin truyền thông gồm 05 biến quan sát và được ký hiệu TTTT và được đo lường bằng 5 biến quan sát

Bảng 3.4 Thang đo lường nhân tố hoạt động thông tin truyền thông

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 TTTT1

Các thông tin về kết quả hoạt động thường xuyên được báo cáo kịp thời cho cấp quản lý để họ đưa ra các biện pháp cần thiết

2 TTTT2 Nhà trường thường xuyên tiếp nhận thông tin từ người học, phụ huynh và các đơn vị liên kết đào tạo 3 TTTT3 Nhà trường thiết lập kênh thông tin để mọi nhân

viên có thể báo cáo những sai phạm họ phát hiện 4 TTTT4 Thông tin nội bộ luôn được bảo mật

- Thang đo lường nhân tố hoạt động giám sát gồm 03 biến quan sát và được ký hiệu là GS và được đo lường bằng 3 biến quan sát:

Bảng 3.5 Thang đo lường nhân tố hoạt động giám sát

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 GS1 Hoạt động giám sát nghiệp vụ tại các đơn vị thực hiện theo định kỳ

2 GS2 Hoạt động kiểm soát nghiệp vụ các đơn vị thực hiện đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo

3 GS3

Lãnh đạo Nhà trường xem việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của CB-GV-NV là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị.

Dựa vào nghiên cứu định tính, tác giả nghiên cứu tổng hợp, phân tích và lượng hóa các yếu tố thuộc tính nhằn thiết kế bảng câu hỏi khảo sát định lượng. Bảng câu hỏi phát thảo gồm có 28 câu hỏi tương ứng 05 nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến hoạt động KSNB (Phụ lục 2). Các câu hỏi cụ thể được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Bình thường, Đồng ý, Rất đồng ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)