Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 01/02 đến ngày 28/02/2017
Tác giả gặp gỡ trực tiếp Ban Lãnh đạo, Lãnh đạo các đơn vị, CB-GV-NV am hiểu KSNB để phỏng vấn và đề nghị trả lời bảng câu hỏi. Tổng số phiều điều tra phát ra là 175 phiếu.
Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ trợ thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin trên trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả nghiên cứu đã giải thích rất chi tiết cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng yếu tố. Sauk ho phỏng vấn xong, tác giả nghiên cứu rà soát tất cả các câu hỏi nếu
phát hiện có câu nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát.
Sau khi hoàn chỉnh điều tra, tiếp theo tác giả sẽ làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch. Sauk hi nhập dữ liệu, sử dụng bản tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị trả lời không nằm trong thang đo, khi đó, cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh hợp lý (có thể loại bỏ hoặc nhập liệu lại chính xác).
Để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào: kích thước tồi thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỷ lệ 10:1 trở lên (trích Nguyễn Đình Thọ, 2011).Như vậy, theo nghiên cứu này có 28 biến quan sát. Theo Hair & ctg (2006) kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là 250 đến 500. Vì vậy, để đạt được kích thước mẫu đề ra và đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đại diện cho tổng thể, tác giả đã tiến hành gửi 175 bảng câu hỏi quan sát trực tiếp và thu về được 169 mẫu hợp lệ (có 06 mẫu bị loại do không đánh đủ thông tin, bỏ nhiều ô trống và chọn nhiều lựa chọn).
Bảng 3.6 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng
Mô tả Số lượng (bảng) Tỷ lệ
Số bảng câu hỏi phát ra 175 Số bảng câu hỏi thu về 175
Trong đó Số hợp lệ 169 96,57% Số không hợp lệ 06 3,43
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khài niệm nghiên cứu.kiểm định mô hình lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn Ban Lãnh đạo, lãnh đạo các đơn vị, CB-GV-NV am hiểu vể KSNB. Kết quả thảo luận là xây dựng thang đo chính thức khảo sát 119 mẫu. Thang đo chính thức được thông qua gồm có 5 nhân tố tác động đến HT KSNB. Chương này cũng trình bày kết quả nghiên cứu chính thức bao gồm mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
4.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG KSNB CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
4.1.1 Xã hội hóa giáo dục và toàn cầu hóa giáo dục đại học
Ở nước ta hiện nay, nhu cầu học đại học đang trong giai đoạn gia tăng mạnh mẽ. Vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội
đang được quan tâm, các đơn vị giáo dục đang cố gắng quan tâm đến người học để thu hút đầu vào. Làn sóng du học sinh ồ ạt đổ về các quốc gia, các trường đại học danh tiếng trên thế giới.
Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện cải cách trong lĩnh vực giáo dục. Từ năm 2000, bắt đầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, năm 2004 tiếp tục có chiến lược phát triển và đổi mới giáo dục mầm non, từ năm 2005 bắt đầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học.
Khi hội nhập giáo dục và cải cách giáo dục là vấn đề cấp bách, các cơ sở giáo dục phải biết đón đầu những cơ hội, triển khai đào tạo liên kết, các loại hình đào tạo, thực hiện quản lý hiệu quả…nhằm thu hút người học và nâng cao lợi nhuận. Do đó, cần quan tâm cải cách công tác quản lý, quan tâm đến KSNB.
4.1.2 Hiệu quả và tài chính trong các đơn vị giáo dục công lập
Hầu hết các trường công lập chỉ quan tâm đến mặt chất lượng và hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, chính trị được giao, mặt hiệu quả và tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Hiệu suất đầu tư trong giáo dục đại học công lập hầu như ít ai quan tâm. Một trường đại học quy mô nhỏ, chi phí đơn vị tính trên đầu sinh viên có thể gấp 2-3 lần so với trường đại học có quy mô lớn nhưng vẫn tiếp tục được duy trì và chưa thấy có động thái cải tổ để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Vấn đề quản lý tài chính trong trường đại học công lập hầu hết chỉ dừng ở mức theo dõi báo cáo mà chưa quan tâm đến vấn đề kế toán quản trị, kế toán chi phí, nâng cao hiệu suất đầu tư…
Vấn đề hiệu quả tài chính có ảnh hưởng đến tư duy nhà quản trị cơ sở giáo dục, một khi hiệu quả tài chính chưa được quan tâm đúng mực thì hệ thống KSNB chưa thật sự cần thiết để phát huy sức mạnh của nó, khi không có ai quan tâm làm thế nào để đạt hiệu quả cao hơn, làm thế nào để tiết kiệm chi phí …. Thì hệ thống KSNB cũng chưa có cơ hội để phát huy vai trò.
4.1.3 Đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Thực hiện theo Quyết định 43/2007/QĐBGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các cơ sở đào tạo sẽ triển khai áp dụng đồng loạt chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ kể từ năm học 2010-2011. Do đó yêu cầu phải thay đổi công tác quản lý trong hầu hết các hoạt động chủ đạo, vì vậy, tất yếu sẽ có sự thay đổi trong kiểm soát nội bộ.
4.1.4 Kiểm định chất lượng giáo dục
Vấn đề mới được Bộ GD&ĐT quan tâm và đồng loạt triển khai từ năm 2008 cho tất cả các trường đại học, cao đẳng trong cả nước nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, quy chuẩn các trường. Kiểm định chất lượng giáo dục như một đợt tự tổng kiểm tra của các đơn vị khi tự mình nhìn nhận đánh giá mình, giúp các đơn vị phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu bằng các giải pháp cụ thể, trong đó việc nâng cao vai trò hệ thống KSNB tại đơn vị thật sự là một trong những giải pháp cần thiết với hầu hết các đơn vị.
4.1.5 Tự chủ tài chính và tự chủ biên chế
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã thực sự là cánh cửa mở cho các cơ sở đào tạo công lập về quản lý tài chính và biên chế lao động. Từ đây, các đơn vị đã nỗ lực hơn trong việc khai thác nguồn lực sẵn có và thế mạnh của đơn vị mình để tạo nguồn thu, tăng thu nhập cho người lao động, chú ý hơn đến hiệu quả tài chính. Khoản thu nhập tăng thêm từ tiết kiệm chi tiêu thường xuyên đã thật sự là đòn bẩy khích lệ động viên các đơn vị phải tiết kiệm chi tiêu hành chính, sắp xếp lao động… Các đơn vị tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ kiểm soát chi tiêu. HTKSNB thực sự cần thiết để ngăn ngừa và phát hiện sai sót, gian lận, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của nhà trường.
4.2 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG
4.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh tiền thân là Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm được thành lập ngày 9 tháng 4 năm 2008, từ khi thành lập trường đã tuyển sinh được VII khóa học với tổng số HSSV là 6337 Sinh viên. Trường đã khai giảng khóa I hệ cao đẳng gồm 04 ngành đào tạo gồm: ngành Công nghệ thông tin, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử, ngành Kế toán. Tổng số sinh viên khóa I là 110. Khóa 02 có 696 sinh viên, khóa 03 có 925 sinh viên khóa 04 có 1088 Sinh viên với 04 ngành đào tạo, khóa 05 có 973 sinh viên, khóa 06 có 526 sinh viên, khóa 7 có 452 sinh viên. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã được Bộ GD&ĐT cho phép trường thực hiện chuyển sang học theo học chế tín chỉ từ năm 2009.
Tính đến nay, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh vừa 8 tuổi tính theo quyết định thành lập trường cao đẳng. Tám năm đối với một trường nhất là trường Cao đẳng còn non trẻ, nhưng đó cũng là một chặng đường để trường phấn đấu khẳng định mình trong quá trình phát triển. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch là một trong số các trường Cao đẳng trọng điểm của các trường giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh. Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh là một trường cao đẳng có những ngành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đào tạo người lao động có trí tuệ, có đạo đức và có tay nghề cao đáp ứng nguồn nhân lực ở khu vực các tỉnh, thành phía Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nhằm hướng tới trở thành một trường trọng điểm khu vực Đông Nam Á.
4.2.1.1 Nhân sự
Cả trường có 298 lao động, trong đó giáo viên là 204 người, nhân viên là 94 người, cán bộ quản lý là 71 người. Giảng viên có trình độ chuyên môn đảm bảo
theo yêu cầu từ cử nhân trở lên. Giảng viên đa số được đào tạo trong nước, luôn có ý thức học tập nâng cao trình độ.
4.2.1.2 Cơ sở vật chất
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp.HCM tọa lạc tại 215 – 217 Nguyễn Văn Luông, Phường 11, Quận 6, Tp.HCM.
Các phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế sinh viên, trang thiết bị và phương tiện giảng dạy đáp ứng yêu cầu của phòng dạy và học lý thuyết. Đặc biệt để phù hợp cho nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhà trường đã đầu tư xây dựng các phòng học lý thuyết chuyên môn với các phương tiện dạy học hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh, bảng từ, bàn ghế đa năng; 4 phòng học ngoại ngữ trang bị hệ thống âm thanh, màn hình đảm bảo việc nghe, nhìn
4.2.1.3 Tài chính
Sở Tài chính duyệt và giao dự toán ngân sách hàng năm cho Trường chưa phù hợp với Nghi định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP kinh phí giao khoán hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp dựa trên số biên chế kế hoạch nhưng Sở Tài chính giao kinh phí theo số biên chế hiện có).
4.2.1.4 Năng lực đào tạo và chỉ tiêu hàng năm
Hiện nay, do hạn chế về cơ sở vật chất và đội ngũ nên năng lực đào tạo nhà trường ở mức 3.500 HSSV/năm, chỉ tiêu tuyển sinh mới hằng năm dao động ở mức 1.500 – 2.000 HSSV.
4.2.2 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và phương hướng hoạt động 4.2.2.1 Tầm nhìn 4.2.2.1 Tầm nhìn
Trở thành một trường trọng điểm khu vực Đông Nam Á
4.2.2.2 Sứ mạng
Mang lại cho người học kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, nâng cao giá trị bản thân để có một tương lai tươi sáng dựa trên nền tảng trung thực, tự tin và chuyên nghiệp.
4.2.2.3 Mục tiêu
- Coi người học là trung tâm, tất cả vì người học
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giảng viên, nhân viên và HSSV.
- Xây dựng đạo đức nghề nghiệp, ứng xử văn hóa trong giao tiếp, hợp tác trong công việc, chất lượng đào tạo là ưu tiên hàng đầu.
- Vì lợi ích cộng đồng và xã hội.
4.2.2.4 Phương hướng hoạt động trong năm học 2017 -2018
Cải cách các thủ tục hành chính hiện hành.
Tập trung chuyển đổi chương trình học theo quy chế đào tạo của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội
Thực hiện chính sách tiết kiệm chi tiêu, nâng cấp trang thiết bị phục vụ đào tạo, ưu tiên cho hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ và tăng thu nhập cho người lao động.
4.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Trường
4.2.3.1 Sơ đổ tổ chức
Hình 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
4.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận đã thể hiện chi tiết, cụ thể trong quy chế hoạt động của Trường, tác giả xin vắn tắt như sau:
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà trường và tổ chức hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
- Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Hội Cựu Chiến binh, Hội chữ thập đỏ) hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã được xác định.
Hội đồng khoa học và đào tạo:tư vấn cho Hiệu trưởng về mục tiêu, chương trình, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về phát triển giáo dục – đào tạo, khoa hoọc à công nghệ của trường; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ nhân viên; lập quy hoạch cán bộ cho mỗi giai đoạn phát triển của Trường; lập kế hoạch hàng năm về biên chế, chỉ tiêu cán bộ viên chức cảu Trường.
Ban Giám hiệu:
Gồm 1 hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo:
- Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật, là chủ tài khoản của trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường cao đẳng, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được Sở Giáo dục & Đào tạo phê duyệt.
- Các Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý và điều hành một số lĩnh vực công tác theo sự oha6n công của Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật về các lĩnh vực được phân công.
Các khoa, tổ, phòng ban chức năng trực thuộc BGH:
- Các khoa: Tổ chức, quản lý và thực hiện công tác đào tạo nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của khoa, ngành. Tổ chức, quản lý công tác bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của toàn thể giảng viên của đơn vị mình theo đúng quy định.
- Các tổ bộ môn trực thuộc: Chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch giảng