3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.3.1. Phương pháp điều tra, lấy mẫu và phân tích
2.3.1.1. Phương pháp điều tra tình hình sản xuất của nông hộ
- Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập các thông tin thứ cấp có liên quan ở các đơn vị chức năng thuộc các điểm dự kiến điều tra.
- Lập phiếu điều tra để thu thập thông tin liên quan từ các hộ sản xuất. - Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân để thu thập thông tin.
2.3.1.2. Phương pháp lấy mẫu
Bã thải: Mẫu bã thải dong riềng được lấy theo TCVN 9466:2012. Lấy 4 mẫu bã thải tại các điểm: đi ra khỏi dây chuyền sản xuất và trước khi vào bể chứa.
Mẫu nước thải được lấy theo:
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) (hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu).
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) (hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu). - TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) (hướng dẫn lấy mẫu nước thải).
Chọn vị trí lấy mẫu điển hình, dựa trên cơ sở mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước thải, đất ô nhiễm lấy 9 mẫu nước thải, đất tại 3 vị trí: đầu nguồn thải (lấy 3 mẫu thải trực tiếp tại cơ sở sản xuất); giữa nguồn: cách điểm đầu nguồn 500m (lấy 3 mẫu tại 3 vị trí khác nhau) và cuối nguồn (ở giữa dòng suối) cách điểm xả đầu nguồn 1000m. Mẫu nước được lấy vào chai, mẫu bã thải được lấy vào túi nilon.
Mẫu phân bón: Mẫu phân bón được lấy theo TCVN 9496 : 2013
Mẫu đất: Mẫu đất được lấy theo TCVN 7538 – 2 : 2005
2.3.1.3. Phương pháp phân tích
* Đối với mẫu nước thải:
TT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Ghi chú
1 pH TCVN 6492 : 2011 (ISO 10523 : 2008) 2 BOD5 (mg/l) TCVN 6001 – 1 : 2008 (ISO 5815-1 :2003) 3 COD (mg/l) TCVN 6491 - 1999 4 TSS (mg/l) TCVN 6625 : 2000 (ISO 11923 : 1997) 5 NH4+ (mg/l) TCVN 6638 : 2000 6 P- Tổng (mg/l) TCVN 6202 : 2008 (ISO 6878 : 2004) * Đối với mẫu phân bón:
TT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Ghi chú
1 Ẩm độ TCVN 9297 : 2012 2 Nts% TCVN 10682 : 2015 3 P2O5% TCVN 5815 : 2001 4 K2O% TCVN 8560 : 2010 5 pHH2O TCVN 5979 : 2007 6 Hữu cơ tổng số TCVN 9294 : 2012
* Đối với mẫu đất:
1 pHKCl TCVN7377:2004 2 N% TCVN7373:2004 3 P2O5% TCVN 7374:2004 4 K2O% TCVN7375:2004 5 OC% TCVN 7376:2009 6 CEC 10TCN 369:99
2.3.1.4. Phương pháp cảm quan đánh giá tính chất của sản phẩm sau khi ủ (phân bón): Độ xốp, màu sắc và mùi của sản phẩm.
2.3.1.5. Phương pháp đánh giá độ chín của đổng ủ: Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7185: 2002 thông qua việc đo nhiệt độ của đống ủ. Đo nhiệt độ trong đống ủ theo thời gian nghiên cứu: 3 ngày đo một lần.