Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng quy trình chế biến phân bón hữu cơ sinh học từ bã dong riềng tại xã xuân vân, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 38 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

- Về nông nghiệp và phát triển nông thôn: Nông - Lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng cường thâm canh, sử dụng các giống cây trồng năng suất cao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng phù hợp với thị hiếu, thị trường tiêu thụ, tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 2.600 tấn, đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông trên đất ruộng 2 vụ lúa, từng bước đưa vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính, nâng hệ số sử dụng ruộng đạt trên 2,6 lần/năm.

Đặc biệt xã Xuân Vân có thế mạnh về trồng cây ăn quả đã đem lại thu nhập về kinh tế rất lớn cho nhân dân. Trên địa bàn xã có tổng diện tích cây ăn quả là 878,79 ha. Trong đó: Cây bưởi 755,24 ha, cây cam, quýt 88,03 ha, cây na 12,42 ha, hồng 20 ha, cây nhãn 3,1 ha.

Tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, khuyến khích mở rộng quy mô chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm (trên địa bàn xã có 13 trang trại tổng hợp).

Triển khai thực hiện có hiệu quả dự án nuôi cá lồng (cá Chiên đặc sản) trên sông Gâm với quy mô 12 lồng bước đầu đạt kết quả tốt. Duy trì và nâng cao các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới hiện nay xã mới đạt được 8/19 tiêu chí. Phấn đấu đến năm 2022 xã về đích nông thôn mới.

- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ từng bước phát triển, như: chế biến nông lâm sản; sản xuất gạch, gia công cơ khí; khai thác vật liệu; sản xuất chế biến tinh bột dong riềng chiếm phần lớn (với 120 hộ thu hút nhiều lao động tham gia).

- Về giao thông: Đến nay đường giao thông đi lại trên địa bàn xã đã từng bước được nhựa hóa, bê tông hóa, trong đó: 100% đường trục xã và đường từ trung tâm xã đến huyện; 50% đường trục thôn, đường liên thôn; trên 40% đường nội đồng, ngõ xóm đã được bê tông hóa.

- Về xây dựng: Được sự quan tâm của nhà nước, đến nay cơ sở hạ tầng xã đã đầu tư xây dựng cơ bản. 10/25 thôn trên địa bàn xã đã được xây dựng nhà văn hóa thôn gắn với sân thể thao thôn phục vụ nhu cầu vui chơi của nhân dân.

- Về giáo dục: Trên địa bàn xã có 5 trường học đang từng bước được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, đến nay chưa có trường nào đạt chuẩn Quốc gia. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục Mầm non trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở.

- Về y tế: Trên địa bàn xã có 01 phòng khám Đa khoa khu vực và 01 trạm y tế xây dựng đã lâu hiện nay cơ sở vật chất của phòng khám và Trạm y tế đã xuống cấp nặng không đảm bảo trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Cần được đầu

tư xây dựng ngay để thực hiện công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân được đảm bảo. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được chú trọng quan tâm và ngày càng được nâng lên.

- Về văn hóa - xã hội: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới được quan tâm đẩy mạnh, tích cực vận động nhân dân thực hiện các Quy định, Quy ước thôn, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Hằng năm tỷ lệ khu dân cư văn hóa đạt trên 70%, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt trên 90%. Thực hiện tốt công tác chăm sóc các đối tượng người có công, chính sách xã hội, công tác giảm nghèo, lao động việc làm, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã chiếm 19,3 %, hàng năm tạo điều kiện giải quyết việc làm mới cho trên 200 lao động, trong đó xuất khẩu lao động trên 10 lao động.

Khó khăn, tồn tại

Do biến đổi của thời tiết khí hậu diến biến phức tạp đầu năm rét buốt, khô hạn kéo dài, giữa năm nắng nóng, bão lũ đã gây ảnh hưởng thiệt hại đến sản xuất cây trồng và vật nuôi.

Ô nhiễm môi trường ở địa phương ngày càng nghiêm trọng từ các cơ sở sản xuất, sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu cho cây trồng, xả thải rác thiếu ý thức của người dân, đặc biệt là bã thải và nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở chế biến tinh bột sắn, tinh bột Dong riềng.

Công tác chỉ đạo, quản lý về bảo vệ môi trường của các thôn còn lỏng lẻo chưa kiên quyết, các cơ sở sản xuất công nghiệp chưa chịu áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất, công tác chăn nuôi các hộ gia đình còn chủ quan lơ là không tiêm phòng giai súc gia cầm, phun thuốc khử trùng tiêu độc, gia súc bị ốm vẫn mang giết mổ bán trên thị trường.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng quy trình chế biến phân bón hữu cơ sinh học từ bã dong riềng tại xã xuân vân, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 38 - 41)