Diễn biến nhiệt độ của đống ủ theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng quy trình chế biến phân bón hữu cơ sinh học từ bã dong riềng tại xã xuân vân, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 51 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4.2.2. Diễn biến nhiệt độ của đống ủ theo thời gian

Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong đống ủ. Trong quá trình ủ, đề tài tiến hành khảo sát diễn biến nhiệt độ của đống ủ theo thời gian, 3 ngày đo 1 lần. Nhiệt độ đống ủ trong quá trình nghiên cứu được thống kê cụ thể như sau:

Bảng 4.3. Nhiệt độ đống ủ bã thải Dong riềng tại Xuân Vân(oC) Ngày đo Nhiệt độ 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 Bã Dong riềng Điều chỉnh pH và độ ẩm Phối trộn Chế phẩm Nguồn dinh dưỡng Ủ nguyên liệu Đảo trộn Sử dụng

Ngoài trời 39 32 32 30 33 35 32 34 34 34 38 36 37

Đống ủ 40 49 54 54 50 41 51 50 49 48 42 39 36

Hình 4.11. Đồ thị diễn biến nhiệt độ trong đống ủ phân hữu cơ từ bã Dong riềng

Hình 4.11 cho thấy nhiệt độ của đống ủ thay đổi theo các giai đoạn của quá trình phân giải các chất hữu cơ và có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong đống ủ. Hoạt động của các vi sinh vật dựa trên sự chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ. Tại đống ủ có bổ sung các chủng vi sinh vật, nhiệt độ tăng mạnh trong những ngày đầu, điều này cho thấy quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ ở đống ủ này diễn ra mạnh hơn nhờ có sự bổ sung các chủng vi sinh vật.

Kết quả nghiên cứu sử dụng các chủng vi sinh vật trong xử lý phế phẩm nông nghiệp cho thấy, chúng có tác dụng chuyển hóa mạnh các nguyên liệu giàu hợp chất cacbon hữu cơ. Chỉ sau thời gian ủ 4 ngày, nhiệt độ đống ủ có chế phẩm vi sinh vật đã tăng lên 49oC, sau khoảng thời gian từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 13 nhiệt độ vẫn khá cao, luôn đạt trên 48oC và đạt mức cực đại là 54oC trong ngày thứ 7 và 10. Sau 16 ngày, nhiệt độ trong đống ủ hạ dần xuống và nhiệt độ đống ủ có chế phẩm vi sinh vật đạt cực tiểu là 41oC ở ngày thứ 16.

oC

Tiến hành đảo trộn lại, nhiệt độ trong đống ủ tiếp tục tăng và nhiệt độ đống ủ đạt cực đại là 51oC ở ngày thứ 19. Sau khi đảo trộn 17 ngày, nhiệt độ trong đống ủ giảm dần và tiệm cận mức nhiệt độ môi trường. Quá trình tăng nhiệt độ trong đống ủ có tác dụng kích thích hoạt động của vi sinh vật ưa nhiệt và đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Khi quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ kết thúc thì nhiệt độ đống ủ cũng giảm xuống và bằng nhiệt độ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng quy trình chế biến phân bón hữu cơ sinh học từ bã dong riềng tại xã xuân vân, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 51 - 53)