Nhiễm do nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng quy trình chế biến phân bón hữu cơ sinh học từ bã dong riềng tại xã xuân vân, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 41 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4.1.1. nhiễm do nước thải

Trong quá trình sản xuất miến dong tại địa phương, cứ mỗi tấn củ làm bột dong thì cần 6 -10 m3 nước. Để sản xuất 1 tấn miến dong thì cần tới 20 - 30m3 nước . Lượng nước thải được xả thẳng ra sông suối gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Nguồn nước suối tại địa phương được sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt nhưng hiện tại đang chuyển sang màu đen và có mùi hôi thối. Cá và các loại thủy sinh khác trong suối cũng bị chết nhiều do nguồn nước bị ô nhiễm. Đáng nguy hiểm hơn khi đây là nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chủ yếu cho người dân tại địa phương. Một số cơ sở sản suất còn xả thải nước ra ruộng lúa khiến cho đất canh tác lúa bị ô nhiễm nặng và năng suất lúa giảm mạnh, thậm chí những ruộng đó hiện không trồng được lúa nữa. Hiện tại, người dân lấy nước bằng cách đào giếng tại các bờ suối nhưng các giếng này đa số là nông và rất gần khu vực nước thải. Nước được khai thác tại giếng và xử lý sơ sài sau đó được sử dụng (nhiều hộ gia đình sử dụng trực tiếp, không qua xử lý). [5].

Hình 4.1. Nước thải và bã thải Dong riềng thải ra suối

Như vậy bước đầu tiên xác định nguồn chất thải có ảnh hưởng đến môi trường nông nghiệp, các đường thải, các loại cây trồng trên cơ sở này chúng tôi khoanh vùng phạm vi nghiên cứu. Để đánh giá được chất lượng nước thải chúng tôi tiến hành lấy mẫu và phân tích một số chỉ tiêu. Kết quả cụ thể ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Chất lượng nước thải tại một số cơ sở sản suất tinh bột Dong riềng tại xã Xuân Vân

TT Mẫu pH BOD5 (mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) NH4+ (mg/l) Pts (mg/l) Nước thải trực tiếp tại nơi sản xuất

1 XV01 4,2 1222 1640 1885 21,9 10,1

2 XV02 4,2 1220 1638 1905 21,3 10,3

3 XV03 4,1 1209 1603 1802 20,4 11,2

Trung bình 4,2 1217 1627 1864 21,2 10,5

Nước thải cách nơi sản xuất 500m

4 XV04 4,1 935 1285 1114 15,8 6,9

5 XV05 4,2 921 1304 1044 16,9 6,7

6 XV06 4,1 901 1248 1211 15,5 6,0

Trung bình 4,1 919 1279 1123 16,1 6,5

Nước thải cách nơi sản xuất 1000m

7 XV07 4,3 234 285 282 13,6 5,5 8 XV08 4,3 236 309 284 13,5 5,4 9 XV09 4,4 172 255 286 15,8 5,2 Trung bình 4,3 214 283 284 14,3 5,4 QCVN 40/2011- BTNMT 5,5 - 9 50 150 100 10 6

Hình 4.2. Đồ thị đánh giá chất lượng nước thải tại một số cơ sở sản xuất bã thải Dong riềng tại xã Xuân Vân

Trong đó các mẫu XV1, XV2, XV3 được lấy tại đầu nguồn thải trực tiếp tại các hộ sản xuất, các mẫu XV4, XV5, XV6 được lấy cách 500m so với điểm đầu nguồn và các mẫu XV7, XV8, XV9 được lấy tại suối (cách điểm đầu nguồn 1000m). Kết quả phân tích mẫu nước trước khi xử lý tại bảng 4.1 cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu đều vượt xa so với QCVN 40:2011/BTNMT áp dụng cho nước thải. Cụ thể như sau:

- Nước thải trực tiếp tại nơi sản xuất:

+ pH thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.

+ Đối với BOD5: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 24,3 lần. + Đối với COD: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 10,8 lần. + Đối với TSS: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 18,6 lần. + Đối với NH4+: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 2,12 lần. + Đối với Pts: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 1,8 lần. - Nước thải cách nơi sản xuất 500m:

+ pH thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.

+ Đối với TSS: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 11,2 lần. + Đối với Nts: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 1,6 lần. + Đối với Pts: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 1,1 lần. - Nước thải cách nơi sản xuất 1000m:

+ pH thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.

+ Đối với BOD5: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 4,3 lần. + Đối với COD: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 1,9 lần. + Đối với TSS: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,8 lần. + Đối với Nts: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 1,4 lần. + Đối với Pts: Nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 0,9 lần.

Qua phân tích các chỉ tiêu trong các mẫu nước tại đầu nguồn thải và tại lòng suối (nơi tiếp nhận) đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Kết quả phân tích cho thấy mẫu nước đầu nguồn thải vượt quá các tiêu chuẩn ở mức cao nhất, ở vị trí xa nơi đầu nguồn có giảm hơn song vẫn vượt quá nhiều lần so với tiêu chuẩn. Riêng chỉ tiêu pH thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Qua bảng phân tích ta có thể kết luận nguồn nước tại xã Xuân Vân huyện Yên Sơn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do hoạt động sản suất, chế biến tinh bột Dong riềng.

Hình 4.3. Suối bị ô nhiễm do nước thải từ sản xuất tinh bột Dong riềng

Hình 4.4. Sông Gâm bị ô nhiễm do nước thải từ sản xuất tinh bột Dong riềng.

(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)

Hình 4.6. Gia súc uống nước, ăn cỏ nơi ô nhiễm bị bệnh răng miệng

(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)

Hình 4.7. Cá chết hàng loạt do nước nhiễm chất thải từ sản xuất Dong riềng

Hình 4.8. Cây trồng héo úa do nước nhiễm độc

(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng quy trình chế biến phân bón hữu cơ sinh học từ bã dong riềng tại xã xuân vân, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)