3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.2.4. Đặc điểm cảm quan của sản phẩm phân hữu cơ sau khi ủ
Lượng bã Dong riềng đem ủ để thực nghiệm bón cho rau su su là 120kg, sản phẩm phân hữu cơ sinh học thu được sau quá trình ủ là 48 kg, thời gian ủ 40 ngày.
Sau 40 ngày ủ, màu sắc, độ ẩm, độ tơi xốp của sản phẩm phân hữu cơ có sự khác biệt rất nhiều so với lúc ban đầu. Do sự chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ nhờ hoạt động của vi sinh vật và các phản ứng hóa, lý xảy ra trong quá trình ủ mà bã dong đã có sự thay đổi về trạng thái vật lý. Tính chất vật lý của sản phẩm sau khi ủ có chế phẩm, sản phẩm sau ủ không có chế phẩm được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.5. Tính chất cảm quan của sản phẩm sau ủ có chế phẩm và đối chứng
Chỉ tiêu đánh giá Ủ đối chứng Ủ có sử dụng chế phẩm VSV
Độ xốp Vón cục, không tơi xốp Tơi xốp
Màu sắc Nâu xẫm Đen
Mùi Mùi hôi Không có mùi
Đặc điểm cảm quan của sản phẩm sau ủ có chế phẩm vi sinh vật đã bị chuyển hóa hết màu, dễ bị mủn và khử hoàn toàn được mùi hôi khó chịu của phế thải. Cũng với phế thải chứa hợp chất hữu cơ giàu chất cacbon nhưng sản phẩm ủ đối chứng (ủ không có chế phẩm vi sinh vật) thì quá trình phân hủy không hoàn toàn, sản phẩm vẫn có mùi hôi và không được tơi xốp (hình 4.11)..
Hình 4.12. Hình thái đặc điểm sản phẩm phân hữu cơ trước và sau ủ
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Sản phẩm phân hữu cơ sau khi ủ từ bã dong và nguyên liệu có trạng thái tơi xốp, màu đen mủn, một số chỗ bị vón cục do bị nén do đó cần được đánh tơi, sản phẩm được bón ngay cho đất canh tác hoặc có thể bảo quản bằng cách đóng bao và để nơi khô thoáng.