3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.2.1. Quy trìn hủ phân hữu cơ từ bã Dong riềng
Qua nghiên cứu thực tế kết hợp tính kế thừa, đề tài đưa ra quy trình xử lý bã Dong riềng như sau:
Bước 1: Xử lý sơ bộ
Bã dong ban đầu rất ẩm, không phù hợp với quá trình ủ do đó cần được xử lý sơ bộ bằng cách phơi, ép cho đến khi đạt được độ ẩm và độ pH tối ưu (độ ẩm từ 45-55%).
Bã Dong riềng có tính chua do đó cần trộn thêm vôi bột để bã dong đạt mức pH trung tính. Vôi bột được ủ trộn với bã dong trước 2 ngày để cho vôi ngấm vào trong bã Dong riềng và không ảnh hưởng tới các chủng vi sinh vật trong quá trình ủ. Lượng vôi bột cho vào trong bã Dong riềng với lượng là 0,7kg/45kg bã Dong riềng.
Bước 2: Phối trộn nguyên liệu
Sau 2 ngày kể từ khi ủ trộn bã Dong riềng với vôi thì tiến hành ủ bã Dong riềng với các nguyên liệu khác làm phân hữu cơ sinh học. Chế phẩm sinh học, rỉ mật và đạm được hòa tan vào nước sau đó cho vào bình ozoa. Trải bã dong thành từng lớp 15-10 cm sau đó rắc lân, kali và tưới đều dung dịch chế phẩm (trichoderma) + rỉ mật, đạm lên và đảo trộn đều.
Bước 3: Ủ nguyên liệu
Lót bạt nilon ở dưới đất sau đó đổ từng lớp bã Dong riềng sau khi phối trộn nguyên liệu lên trên. Đánh đống cao khoảng 1-1,5m sau đó trùm kín bạt
lên trên, tránh để nước mưa ngấm vào. Chèn chặt chân đống ủ và chú ý không dẫm lên đống ủ.
Sau khi ủ 15 ngày thì tiến hành đảo trộn đống ủ cho bã Dong riềng được phân hủy đều. Qúa trình đảo trộn nhằm cấp thêm khí cho đống ủ, tránh cho nguyên liệu bị nén chặt và khó phân hủy. Theo dõi nhiệt độ trong đống ủ, nếu nhiệt độ trong đống ủ giảm xuống bằng mức nhiệt độ môi trường chứng tỏ sản phẩm phân hữu cơ sau ủ đã “chín” có thể sử dụng được.
Bước 4: Thời gian ủ phân
Quá trình ủ phân hữu cơ diễn ra trong khoảng 30-40 ngày.
Hình 4.10. Các bước xử lý bã thải Dong riềng thành phân bón hữu cơ