3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học sản xuất từ bã thả
Dong riềng đến sinh trưởng phát triển và năng suất rau Su su
4.3.2.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học sản xuất từ bã thải Dong riềng đến sinh trưởng, phát triển của rau Su su
Rau Su su (Sechium edule Sw.), thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loài rau dây leo thích nghi với vùng khí hậu mát ở cao nguyên, vùng núi. Ở miền Bắc nước ta, Su su được trồng nhiều ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sơn La, Lai Châu và nhiểu tỉnh khác trong cả nước. Nhiệt độ thích hợp cho cây Su su sinh trưởng, phát triển từ 8 - 13oC, thời gian trồng tốt nhất trong năm là tháng 9, tháng 10. Su su được trồng ở nơi cao ráo, đủ ẩm. Trước khi trồng Su su phải rắc vôi bột, làm luống rộng 1,5 - 2m, đào hố sâu 40cm, có đường kính 50cm, khoảng cách giữa các hố là 50cm. Trước khi trồng 1 tuần cần bón lót phân hữu cơ sinh học, mùn rác cho Su su.
Thời gian sinh trưởng của cây Su su kéo dài 7 - 8 tháng, sau 40- 45 ngày Su su bắt đầu cho thu hoạch bói, ngọn Su su sinh trưởng rất nhanh nếu cung cấp đầy đủ nước và phân bón, thu hoạch ngọn 13 lần/tháng.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học sản xuất từ bã thải Dong riềng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rau Su su qua 2 giai đoạn sinh trưởng (50 ngày và 55 ngày sau khi trồng) được thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học sản xuất từ bã thải Dong riềng đến sinh trưởng, phát triển của rau Su su
TT Công thức
thí
Giai đoạn 50 ngày Giai đoạn 55 ngày
nghiệm (mean ± Se) ngọn (cm) (mean ± Se) (mean ± Se) ngọn (cm) (mean ± Se) 1 CT1 3,44 ± 0,68 18,89 ± 1,78 3,11 ± 0,40 17,89 ± 1,13 2 CT2 8,89 ± 0,22 60,22 ± 3,18 6,89 ± 0,22 48,11 ± 1,47 3 CT3 7,11 ± 0,78 55,44 ± 1,63 5,11 ± 0,78 34,56 ± 2,19 4 CT4 5,11 ± 0,62 47,89 ± 6,41 4,78 ± 0,29 26,56 ± 0,48
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân hữu cơ sinh học có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển của rau Su su. Các công thức thí nghiệm có sử dụng phân hữu cơ từ bã Dong riềng đều có số ngọn/cây và chiều dài ngọn lớn hơn so với công thức đối chứng (bón phân chuồng). Công thức 2 cho kết quả về sinh trưởng, phát triển cao hơn so với các công thức còn lại. Điều này cho thấy, tỷ lệ bón phân hữu cơ ở công thức này là phù hợp nhất cho cây su su. Mặt khác, các chỉ số đo được về số ngọn/cây và chiều dài ngọn ở các công thức thí nghiệm giai đoạn 50 ngày là trội hơn so với giai đoạn 55 ngày. Kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm sinh vật học của rau Su su trong các lứa cắt.
4.3.2.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học sản xuất từ bã thải Dong riềng đến năng suất của cây rau Su su
Từ kết quả nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển của cây rau Su su, đề tài đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học sản xuất từ bã thải Dong riềng đến năng suất của cây Su su, kết quả thu được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học sản xuất từ bã thải Dong riềng đến năng suất của cây Su su
TT Công thức thí nghiệm
Năng suất thực thu (tạ/ha)
50 ngày 55 ngày
1 CT1 23,78d ± 0,89 17,11d ± 0,89
2 CT2 57,11a ± 0,89 51,78a ± 1,94
3 CT3 44,22b ± 2,22 38,44b ± 3,11
Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy, năng suất thực thu của rau Su su ở các công thức thí nghiệm cũng biến động theo quy luật như đối với các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây. Trong đó, công thức 2 đạt năng suất cao nhất ở cả hai giai đoạn theo dõi, tương ứng là 57,11 tạ/ha và 51,78 tạ/ha. Các công thức thí nghiệm CT3 và CT4 đều có năng suất rau cao hơn so với công thức đối chứng.
Như vậy, việc sử dụng phân bón hữu cơ từ bã thải Dong riềng bón cho cây rau Su su là hoàn toàn có hiệu quả để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của cây. Trong đó, hiệu quả tốt nhất thể hiện ở công thức 2 (5kg phân hữu sinh học từ bã Dong riềng + 0,15kg NPK)/ ô thí nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trìnhsản xuất, chế biến tinh bột Dong riềng tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là do bã thải và nước thải.
Mẫu nước đầu nguồn thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở mức cao nhất, ở vị trí xa nơi đầu nguồn có giảm hơn song vẫn vượt quá nhiều lần so với tiêu chuẩn. Bã thải rắn được thải bỏ trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý.
Thành phần lý, hóa học của mẫu bã thải được lấy ở hai vị trí đầu nguồn và cuối nguồn có sự khác biệt. Nhìn chung, các chỉ tiêu có xu hướng tăng lên, hữu cơ tổng số có phần giảm đi. Tuy nhiên trong quá trình phân hủy, bã thải gây ra mùi hôi khó chịu.
2. Đề tài đã xây dựng được quy trình xử lý bã Dong riềng để sản xuất phân bón hữu cơ.
Sản phẩm phân bón hữu cơ sau khi ủ có ẩm độ, độ pH, hữu cơ tổng số đều đạt theo tiêu chuẩn của thông tư về phân bón hữu cơ, đặc biệt là chỉ tiêu về hàm lượng hữu cơ tổng số. Đặc điểm cảm quan của sản phẩm sau ủ có chế phẩm vi sinh vật đã bị chuyển hóa hết màu, dễ bị mủn và khử hoàn toàn được mùi hôi khó chịu của phế thải.
3. Kết quả ứng dụng phân bón hữu cơ từ bã thải Dong riềng bón cho cây su su là hoàn toàn có hiệu quả để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của cây.
2. Đề nghị
- Chính quyền địa phương nên thành lập các nhóm gia đình, hợp tác xã chuyên thu gom xử lý bã thải Dong riềng để đạt hiệu quả cao trong xử lý. Sản phẩm có thể được bán lại cho các hộ dân trồng Dong riềng, Bưởi, Cam, Lúa...
- Các hộ dân có thể tập trung nước thải theo một đường dẫn tại một điểm như hồ chứa ở cuối nguồn. Tại đây nước thải được xử lý tập trung bằng hệ thống xử lý, như vậy quá trình xử lý đạt hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Kiều Hữu Ảnh (1999), Vi sinh vật học công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
2. Lý Ban, 1963. Cây khoai riềng, NXB nông thôn
3. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn - Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn (2001), Chế biến bột sắn, dong riềng, NXB Nông nghiệp.
4. Bộ tài nguyên và môi trường, Mường Phăng, tạm ngừng sản xuất bột Dong riềng.
5. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tuyên Quang, Viện Môi trường nông nghiệp (2017), Báo cáo dự án Mô hình xử lý nước thải cho cơ sở chế biến tinh bột Dong riềng tại hợp tác xã Thắng Lợi, xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
6. Nguyễn Thị Chính, Trương Thị Hòa (1984), Vi sinh vật y học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Cục bảo vệ môi trường (2004), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam – Chất thải rắn
9. Đánh giá đất đai theo chỉ dẫn FAO tại Việt Nam
10.Nguyễn Thanh Hiền (2003), Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân ủ, Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức – Nhà xuất bản nghệ An.
11.Hồ sơ khoa học năm 2018, UBND xã Xuân Vân
12.Nguyễn Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc ( 2005), Cây có củ và kỹ thuật thâm canh, Q.8. Dong riềng và cây có củ khác, NXB lao động xã hội.
13.Kết quả nghiên cứu phân loại và đặc điểm chất lượng đất nông nghiệp tại huyện Phú Xuyên Hà Nội theo phương pháp FAO- UNESCO
14.Nguyễn Như Ngọc ( 2017), Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuất tinh bột Dong riềng. Luận án tiến sĩ Công nghệ sinh học
15.Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự (2001), “Giáo trình quản lý chất thải rắn”, NXB Xây dựng.
16.Lê Văn Nhương (1999), Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước- Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón vi sinh, hữu cơ từ nguồn phế thải hữu cơ rắn, đề tài KC 02-04.
17.Lê Văn Nhương, Nguyễn Lân Dũng (1992), Công nghệ sinh học cơ hội cho tất cả, NXB Giáo dục.
18.Sở khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn, Viện môi trường nông nghiệp VN (2013), Dự án xây dựng mô hình xử lý chất thải từ quá trình chế biến tinh bột Dong riềng làm thức ăn gia súc và phân bón hữu cơ tại tỉnh Bắc Kạn. 19.Lương Hữu Thành (2006), Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh
vật xử lý nhanh nguồn phế thải chăn nuôi làm phân bón hữu sinh học. Luận văn thạc sỹ khoa học - trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
20.Nguyễn Xuân Thành và cộng sự (2004), Giáo trình vi sinh vật học nông nghiệp, NXB Sư phạm.
21.Nguyễn Xuân Thành (2004), Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường, NXB Nông nghiệp.
23.Đào Châu Thu(2006), Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp dùng làm phân bón cho rau sạch vùng ngoại vi thành phố. Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội
24.Phạm Văn Toản, Trần Huy Lập, Nguyễn Kim Vũ, Bùi Huy Hiền (2004),
Công nghệ Sinh học phân bón, Chương trình kỹ thuật kinh tế Công nghệ sinh học, Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam.
25.Phạm Văn Toản, Trương Hợp Tác (2004), Phân bón vi sinh vật trong nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
26.Phạm Hồ Trương (1993), Chuyển hoá phế liệu ligno-Xenluloza nhờ nấm sợi bằng phương pháp bán rắn, Luận văn phó tiến sĩ khoa học sinh học.
27.Lê Ngọc Tú, Bùi Đức Hợi, Lưu Duẩn, Ngô Hữu Hợp, Đặng Thị Thu và Nguyễn Trọng Cẩn (1994), Hoá học Thực phẩm, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
28.Phạm văn Ty, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Chiến (2003), Giáo trình vi sinh vật học, NXB Giáo dục.
29. Trần Cẩm Vân (2000), Vi sinh học môi trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
30.Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2001), Tuyển tập tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam- Tập 3, tr 61-62.
II. Tài liệu tiếng Anh:
31.Basaria V.S and Ghse T.K, Revew: Bio- digravdation of cellulose material, Substrates, Micro- organism, enzymes and products.
32.Coughlan M.P, M.A. Folan (10.1979), Xenluloza and xenlulaza, Food for thought, Food for Future Int J. Biochem, page103-168.
33.Craw ford.DL and R.L Craw ford, Microbial degradation of ligno – cellulose, Envir. Microbiol. Vol.31, page 714-777
34.Effect of the Application of Town Refuse Compost on the Soil- Plant System: A Review, Biological Waste 19, 1987, trang 35- 62.
35.FAO (1980), A manual of rural composting, FAO/UNDP Regional Project RAS/75/004 Field Document No.15.Rome.
36.Gascoigne T.A, Gascoigne M.M (London 1960), Biologycal degredation of celluloza material, page 7-21.
37.Hemann, M. (1996), Starch noodles from edible canna, In Janick J. Progress in new crop. Am.Soc. Hort. Sci. Alexandrian, VAP, page 507- 508.
38.Hermann, M. et al (2007), Crop growth and starch productivity of edible canna.
39.Isman M.B (1998), Neem and related natural products, in: Biopesticides- use and delivery.
40.Jeris J.S and A.W.Regan (1973)
41.Jeris J.S and A.W.Regan (1973), The effect of pH, nutrient, storage and paper content, Controllong environmental for oplimal composting, p16- 22. 42.Smith, R.C. (1995), Composting practices, NDSU Extension service. North
Dakota State University of Agricalture and Applied Science, and USDA
III. Tài liệu webside:
43. Sản xuất phân Compost để giảm áp lực ra môi trường, http://tnmt.gov.vn/30.12.2008
44. Sản xuất phân Compost từ rác thải sinh hoạt, http://3w.vista.gov.vn/psl/portal.2007
45. Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải nông nghiệp, http://3w.l aodong.com.vn/home/2007
PHỤ LỤC
CÁC HÌNH ẢNH CỦA TÁC GIẢ CHỤP TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU TỪ THÁNG 8 NĂM 2018 ĐẾN THÁNG 4 NĂM 2019
Hình 1. Cây Dong riềng được trồng tại địa phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 2. Cơ sở chế biến tinh bột Dong riềng tại nhà Ông Khúc Văn Thìn- Xuân Vân
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Hình 3. Bã thải Dong riềng được thải trực tiếp ra ruộng
Hình 4. Nước thải Dong riềng được thải trực tiếp ra suối thôn Đô Thượng 4 xã Xuân Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 5. Bã thải Dong riềng lấp đầy các con suối tự nhiên
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Hình 6. Nước thải của cơ sở sản xuất Dong riềng ra suối thôn Soi Đen
xã Xuân Vân
Hình 7. Phơi bã Dong riềng cho giảm bớt nước và đạt độ pH tối ưu
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Hình 9. Chế phẩm sinh học sử dụng ủ phân từ bã Dong riềng
Hình 10. Đảo trộn sau khi ủ với chế phẩm 15 ngày
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Hình 11. Bã Dong riềng sau ủ với chế phẩm 40 ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 12. Phân hữu cơ sinh học từ bã Dong riềng sau 90 ngày
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Hình 13. Tập huấn ủ phân hữu cơ sinh học từ bã thải Dong riềng
Hình 14. Phương pháp ủ phân hữu cơ sinh học từ bã Dong riềng trong bể ủ có mái che
(Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ Tuyên Quang, năm 2017)
Hình 14. Trồng rau Su su bằng quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 15. Rau Su su được bón phân hữu cơ sinh học
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Hình 16. Đo các chỉ tiêu sinh trưởng rau Su su
Hình 17. Sản phẩm ngọn Su su bón phân hữu cơ sinh học từ bã thải Dong riềng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 18. Bón phân hữu cơ sinh học từ bã Dong riềng cho rau tại vườn rau gia đình
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Hình 19. 1 số hộ dân ở địa phương tự ủ bã Dong riềng bón cho cây Ngô
Hình 20.Sử dụng bã Dong riềng ủ hoai + phân chuồng làm bầu cho cây trồng thay đất
(Nguồn: tác giả Tạ Phương Thu)
Phiếu điều tra thực trạng sản xuất, chế biến tinh bột Dong riềng tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
1. Họ và tên:
2. Năm sinh: 3. Giới tính: 4. Nghề nghiệp:
5. Địa chỉ:
TT Thực trạng sản xuất Ý kiến người dân Ghi chú
1 Thời vụ sản xuất, chế biến tinh bột Dong riềng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3 Thời điểm ô nhiễm môi trường nhất trong năm
4 Ô nhiễm nguồn nước
5 Hình thức xả thải nước từ các cơ sở chế biến
6
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến động vật, thực vật
7 Ảnh hưởng bã thải đến môi trường và cây trồng