3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1: Vị trí huyện Bình Chánh
Huyện Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,99 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Huyện có 15 xã và 01 thị trấn; trong đó Lê Minh Xuân là xã có diện tích lớn nhất với 3500,20ha (chiếm 13,9% diện tích tự nhiên huyện) và nhỏ nhất là xã An Phú Tây với 586,57 ha (chiếm 2,3% DTTN huyện). Nằm về phía Tây của Thành phố, Bình Chánh có vị trí địa lý như sau:
- Tọa độ địa lý: Từ 10037’35” đến 10052’29” vĩ Bắc và 106027’43”- 106052’29”kinh Đông.
- Ranh giới hành chính: + Bắc giáp huyện Hóc Môn;
+ Nam giáp huyện Bến Lức và Cần Giuộc – tỉnh Long An; + Tây giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An;
+ Đông giáp quận Bình Tân, quận 7, 8 và huyện Nhà Bè;
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, có các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Tỉnh lộ 10, đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương nối Bình Chánh nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung với khu vực miền Tây,… tạo cho Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam.
Bên cạnh đó, với hệ thống sông, kênh, rạch khá phong phú: sông Cần Giuộc, Ông Lớn, kênh Xáng Đứng, Kênh Xáng Ngang … tạo cảnh quan sông nước, có ý nghĩa quan trọng, là vùng đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến 0,3m so với mực nước biển. Có 3 dạng địa hình chính sau:
- Dạng đất gò cao có cao trình từ 2 - 3m, có nơi cao đất 4m, thoát nước tốt, có thể bố trí dân cư, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các cơ sở công nghiệp, phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
- Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2,0m, phân bố ở các xã: Tân Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Tân Túc, Tân Kiên, Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước, Quy Đức, Hưng Long.
3.1.1.3 . Khí hậu
Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích đạo. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính là: Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,60C Nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 280C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 80C - 100C. Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm – 1770mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 là 80% - 90%, thấp nhất vào các tháng 12, là 70%. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ (Tổng cục thống kê, 2018)[19].
3.1.1.4. Thủy văn
Huyện Bình Chánh có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng (khoảng 10 sông, rạch chính): Phần lớn sông, rạch nằm ở khu vực hạ lưu, nên nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp của thành phố đổ về như: nước đen từ kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, rạch Cần Giuộc…đã ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản) cũng như đối với môi trường sông của nhân dân trong các khu dân cư. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy triều.