Trên cơ sở nghiên cứu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại ở một số ngân hàng trên thế giới, tác giả có thể rút ra các bài học kinh nghiệm quý giá đối với NHTM Việt Nam như sau:
Một là, các NHTM Việt Nam cần có tầm nhìn và chiến lược cụ thể về việc đầu tư, hiện đại hóa hệ thống CNTT, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào việc xây dựng, hướng tới ngân hàng số, ngân hàng điện tử…hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và đảm bảo được cạnh tranh giữa các ngân hàng và các công ty Fintech đang ngày càng phát triển trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại. HSBC hay Citibank để được phát triển như ngày nay đã xác định tầm nhìn và tập trung vào việc đầu tư, hiện đại hóa hệ thống CNTT, ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc phát triển mảng NHBL của mình.
Hai là, các NHTM cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng, coi phương châm "lấy khách hàng là trọng tâm" là kim chỉ nam trong hoạt động của mình. Từ đó, ngân hàng xây dựng được đội ngũ nhân sự tinh, gọn, chất lượng đáp ứng và thích nghi với môi trường kinh doanh ngân hàng đang thay đổi nhanh chóng trong thực tế; có chất lượng dịch vụ tốt, đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
Ba là, các NHTM cần chú ý đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến, đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu ngày các cao và phức tạp của khách hàng, đảm bảo thuận tiện trong quá trình sử dụng, tinh gọn quy trình, thủ tục, mang đến trải nghiệm sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
cường sự hiện diện và thúc đẩy công tác khai thác khách hàng, cung cấp SPDV bên cạnh kênh phân phối truyền thống là chi nhánh, phòng giao dịch như ATM, Kiosk banking, Ebanking...
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày tại chương 1, chương 2 của luận văn sẽ mô tả các phương pháp nghiên cứu cho đề tài và sau đó sẽ trình bày về mô hình thiết kế luận văn.
Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp và quy trình nghiên cứu như sau:
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp là loại hình nghiên cứu sử dụng các dữ liệu, kỹ thuật, và phương pháp thuộc cả hai trường phái định tính và định lượng. Phương pháp này phù hợp với các nghiên cứu sử dụng dữ liệu hỗn hợp (dữ liệu sốvà dữ liệu văn bản) cũng như các phương pháp xử lý có liên quan (xử lý thống kê và phân tích văn bản). Cách tiếp cận hỗn hợp sử dụng cả hai phương pháp suy luận là diễn dịch và quy nạp, sử dụng nhiều hình thức thu thập dữ liệu và đưa ra các báo cáo kết quả.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để tiến hành nghiên cứu chi tiết bởi những lợi thế của nghiên cứu hỗn hợp là:
- Tăng sức mạnh của nghiên cứu;
- Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu sẽ giúp nghiên cứu một quá trình hoặc một vấn đề từ nhiều phía;
- Sử dụng các cách tiếp cận khác nhau sẽ giúp tập trung vào một quá trình duy nhất và khẳng định tính chính xác của dữ liệu. Nghiên cứu hỗn hợp bổ sung kết quả từ các loại hình nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu theo phương pháp sẽ này không làm ta bỏ lỡ bất kỳ dữ liệu nào có sẵn.
- Phần định lượng trong nghiên cứu hỗn hợp đòi hỏi sử dụng cách suy luận diễn dịch, trong khi phần định tính đòi hỏi sử dụng cách suy luận quy nạp. Ngoài ra, cách tiếp cận định lượng thực hiện thu thập dữ liệu định lượng dựa trên các số đo chính xác, thu thập thông tin có cấu trúc và được thẩm tra chặt chẽ. Ví dụ, các thang đo, hoặc câu hỏi và hồi đáp cho sẵn. Phương pháp này cho ta các báo cáo thống kê và các mối liên hệ tương quan.
Xử lý các thông tin định lượng
Các dữ kiện thu thập được qua các phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp quan sát, sau khi đã sàng lọc được xử lý ở dạng định lượng theo phương pháp thống kê…Các phương pháp phân tích loại trừ, phân tích tương quan và phân tích biến thiên là những phương pháp phân tích định lượng được sử dụng. Xử lý các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị. Xử lý thông tin định lượng để phát hiện động thái và quy luật biến động của tham số.
- Phần định tính trong nghiên cứu hỗn hợp sử dụng các thông tin định tính. Ví dụ, phỏng vấn, ghi chép tại hiện trường, câu hỏi mở ... Khi kết thúc nghiên cứu theo cách này tác giả nhận được một báo cáo tường thuật với bản mô tả bối cảnh cùng những trích dẫn bằng ngôn từ rút ra từ tài liệu nghiên cứu.
Do đó, tác giả kết hợp những lợi thế của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đưa ra thông tin chính xác về quá trình triển khai, các phát hiện và kết luận trong nghiên cứu.
2.2.Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn sử dụng nguồn tài liệu từ sách, tạp chí, tài liệu, báo cáo, luận án, luận văn tham khảo trong và ngoài nước. Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo các nguồn tài liệu được đăng trên các trang mạng có liên quan đến những vấn đề nghiên cứu.