6. Kết cấu đề tài:
4.1.2.2 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn
Bảng 4.4. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Ngắn hạn 313.053 454.266 633.828 141.213 45,11 179.562 39,53 Trung - Dài hạn 104.796 160.937 210.600 56.141 53,57 49.663 30,86 Tổng dư nợ cho vay KHCN 417.849 615.203 844.428 197.354 47,23 229.225 37,26
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn
Biểu đồ 4.3. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn
.0 500000.0 1000000.0 2013 2014 2015 313.053 454.266 633.828 104.796 160.937 210.600 Trung - Dài hạn Ngắn hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá cao, luôn chiếm hơn 70% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Bởi vì nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động ngắn hạn nên việc cho vay của ngân hàng phần lớn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các hộ sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Xét về mặt biến động, dư nợ cho vay ngắn hạn có những chuyển biến mạnh mẽ qua các năm. Năm 2014 tăng so với năm 2013 tăng 45,11% (tương ứng 141.213 triệu đồng), đến năm 2015 tiếp tục tăng 39,53% (tương ứng 179.561 triệu đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế năm gần đây có nhiều khởi sắc, thu nhập của khách hàng cũng khá hơn nên nhu cầu tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng cũng tăng kết quả là làm cho dư nợ vay ngắn hạn tăng lên.
Hoạt động cho vay trung dài hạn có dư nợ chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn là do các khoản vay trung dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu và có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Năm 2014 dư nợ trung – dài hạn tăng 53,57% (tương ứng 56.141 triệu đồng) so với năm 2013, năm 2015 đạt 210.600 triệu đồng tăng so với năm 2014 với 49.663 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 30,86%. Cho thấy ngân hàng đã và đang tập trung gia tăng dư nợ trung – dài hạn để tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nghiệp vụ, quản lý và các chi phí thiệt hại khác; ngoài ra còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng, tạo thế mạnh trong cạnh tranh; đặc biệt là tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngân hàng, củng cố thêm mối quan hệ xã hội của ngân hàng .