6. Kết cấu đề tài:
4.3.2 Những mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN
Thứ nhất, chiến lược marketing của ngân hàng: Mặc dù Ngân hàng đã quan tâm,
chú trọng công tác marketing các sản phẩm dịch vụ; các chương trình khuyến mãi, dự thưởng, giảm lãi suất,… không ngừng được đưa ra. Tuy nhiên, thông tin đến với khách hàng còn bất cập, ngay cả với khách hàng đã từng giao dịch tại Ngân hàng vẫn không nắm bắt rõ hoặc chưa hiểu hết về các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Vì vậy điều này ảnh hưởng đến việc khách hàng mới chưa hiểu rõ về Ngân hàng, làm lượng khách hàng mới tại Ngân hàng có tăng nhưng không ổn định; và khách hàng cũ thì chưa biết hết các tính năng, dịch vụ tiện ích của Ngân hàng nên lượng khách hàng trung thành với Ngân hàng còn hạn chế và chưa được lâu dài.
Thứ hai, chưa cung cấp những lợi ích đi kèm sản phẩm chính: Lợi ích của khách
hàng được hưởng thêm chỉ dừng lại ở mức mở tài khoản miễn phí, trong khi đó trên thị trường nhiều ngân hàng đã rất chú trọng đến các lợi ích có thêm cho khách hàng, đem lại sự tin tưởng và thích thú cho khách hàng. Ví dụ như Techcombank mua tặng bảo hiểm nhân thọ “an tâm tiêu dùng” cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm “cho vay tiêu dùng trả góp”…
Thứ ba, các chính sách, quy định của ngân hàng.
– Chính sách cho vay đối với KHCN của chi nhánh chưa thực sự thông thoáng và đồng nhất. Đối tượng vay còn hạn chế: Hiện tại hầu như các sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn đang bị giới hạn ở những khách hàng có tài sản đảm bảo là nhà đất và được qui định là phải có sổ đỏ. Do vậy rất nhiều khách hàng có khả năng trả nợ, nhân thân tốt nhưng tài sản đảm bảo chưa đủ giấy tờ pháp lý cũng bị loại khỏi danh sách những người được vay vốn.
– Hồ sơ vay vốn: để hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn mặc dù có sự hướng dẫn giúp đỡ của cán bộ tín dụng song việc với thủ tục phức tạp, khách hàng phải đi công chứng nhiều giấy tờ vẫn còn phải phụ thuộc vào phòng công chứng, những điều này gây tốn kém cho khách hàng
– Thời gian xét duyệt còn khá lâu vì chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa bộ phận thẩm định và tín dụng, điều này ảnh hưởng đến công việc của khách hàng – Giám sát việc sử dụng vốn sau vay : để đảm bảo thu hồi nợ tốt và hạn chế rủi
ro cho ngân hàng thì việc theo dõi sử dụng vốn của khách hàng là rất quan trọng nhưng lại bị hầu hết cán bộ tín dụng lơ là, khi đến hạn trả lãi nếu khách hàng quá hạn thì cán bộ tín dụng mới gọi điện nhắc nhở
Thứ tư, công tác thông tin:Đa phần cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để lấy thông tin và xem xét lịch sử tín dụng của khách hàng dựa vào trung tâm CIC để lập nên hồ sơ tín dụng là nền tảng để góp phần vào việc xem xét cho vay sau này. Nguồn thông tin này còn mang tính chất thụ động và phụ thuộc. Nếu thông không kịp thời, chính xác thì Ngân hàng sẽ cho vay không hợp lí. Cho vay qúa thấp sẽ hạn chế khả năng sản xuất của khách hàng do lượng vốn đi vay chưa đủ để khách hàng đầu tư toàn diện. Nhưng nếu cho vay quá cao so với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng do thông tin về khách hàng này là tốt trong khi thực tế thì không phải như vậy, cho nên khi khách hàng làm ăn thua lỗ sẽ không có khả năng trả hết nợ.
Thứ năm, yếu tố kinh tế - xã hội
Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp...
Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.
Thứ sáu, sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác
Sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác: nhận thấy tiềm năng to lớn của khối khoa học công nghệ, các NHTM Nhà nước, cổ phần, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài đều hướng vào mục tiêu đó. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, chung quanh địa bàn còn có các chi nhánh, PGD của nhiều ngân hàng khác nhau như Vietinbank, Vietcombank, ACB, Đông Á... những ngân hàng đó đang tích cực phát triển thêm về các mặt công nghệ cũng như dịch vụ của họ. Điều đó cho thấy chi nhánh Sài Gòn cần phải tích cực đổi mới mình nhiều hơn nữa để bắt kịp tốc độ tăng trưởng chung.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4, em đã phân tích khái quát về thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn trong 3 năm 2013, 2014 và 2015; gồm có phân tích dư nợ và nợ xấu tại ngân hàng. Sau khi trải qua quá trình khảo sát, tổng hợp số liệu và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích số liệu. Kết quả phân tích đưa ra mô hình gồm 5 biến: trong đó có 4 biến độc lập là chính sách tín dụng, cán bộ tín dụng, môi trường bên ngoài và sản phẩm tín dụng; 1 biến phụ thuộc hoạt động cho vay KHCN. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN có dạng:
Bên cạnh đó, chương này còn đưa ra các nhận xét về mặt thành tựu đạt được của ngân hàng cũng như những hạn chế còn tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN.
Đây cũng là cơ sở đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn ở chương 5.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI
NHÁNH SÀI GÒN