Kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, tăng cường công tác kiểm tra các khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh sài gòn​ (Trang 78 - 79)

6. Kết cấu đề tài:

5.1.3 Kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, tăng cường công tác kiểm tra các khoản

khoản vay

Chi nhánh cần phải quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo đồng vốn mà ngân hàng tài trợ được đầu tư đúng mục đích và không trái với quy định của pháp luật, trên cơ sở nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư.

Khi ngân hàng cấp một khoản tín dụng đồng nghĩa với việc mua một khoản rủi ro. Để làm tốt công tác quản lý nợ, ngân hàng cần phải thực hiện:

Kiểm tra, kiểm soát các khoản vay: Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn của khách hàng xem việc sử dụng có đúng mục đích hay không. Phân tích báo cáo tài chính định kỳ là việc làm cần thiết đối với những khách hàng vay thường xuyên hoặc thời gian vay tương đối dài. Kiểm tra thường

xuyên, đột xuất địa điểm hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng. – Phân loại các khoản nợ và xếp hạng rủi ro theo chất lượng khoản vay:

Trích lập dự phòng là biện pháp để khắc phục tình trạng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay. Mặc dù trích lập dự phòng rủi ro sẽ làm tăng chi phí cho ngân hàng. Tuy nhiên, trích lập dự phòng không chỉ là biện pháp mà còn là nguyên tắc bắt buộc của ngân hàng cho vay để chống đỡ rủi ro cho vay. Quỹ dự phòng rủi ro là chi phí mà ngân hàng cho vay bỏ ra để chống đỡ rủi ro cho vay; đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn và hiệu quả. Do đó, đề xuất giải pháp ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc công tác phân loại nợ, chủ động chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi có rủi ro xảy ra.

TSBĐ là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá TSBĐ. Đồng thời khi thấy giá trị tài sản bị sụt giảm, không đủ điều kiện để đảm bảo món vay, ngân hàng phải thông báo để khách hàng bổ sung TSBĐ. Nếu không có TSBĐ thì phải có phương án rút dần vốn để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh sài gòn​ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)