7. Kết cấu luận văn
1.2. Nhà viết kịch Lưu QuangVũ – Hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt
đạt được nhiều thành tựu đặc sắc. Tuy còn nhiều hạn chế, thành quả cũng còn khiêm tốn so vơi một số thể loại văn học khác nhưng kịch nói hiện đại đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền văn học dân tộc.
1.2. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ – Hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam Việt Nam
1.2.1. Tiểu sử
Tác giả Lưu Quang Vũ quê ở Đà Nẵng, sinh ngày 17/4/1984 tại Thiên Cơ, Hạ Hòa, Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ) trong một gia đình gia giáo, yêu văn học nghệ thuật. Cha ông, Lưu Quang Thuận, tác giả của một số vở kịch và hàng loạt bài thơ từ trước cách mạng. Từ thủa bé, Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ những năng khiếu nghệ thuật và tư chất nghệ sĩ, từng 3 lần đoạt giải văn toàn thành phố Hà Nội, mới 13 tuổi đã có truyện ngắn được in… Tuổi thơ Lưu Quang Vũ được sống trong môi trường nghệ thuật và tham gia các hoạt động nghệ thuật từ rất sớm.
Năm 1966, Lưu Quang Vũ vào bộ đội, được biên chế về quân chủng phòng không không quân. Thời gian này Lưu Quang Vũ vẫn làm nhiều thơ, viết truyện ngắn, tiểu phẩm. Có nhiều bài đăng trên các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Văn nghệ quân đội.
Năm 1970, Lưu Quang Vũ xuất ngũ, ông có gia đình riêng với vợ là diễn viên Tố Uyên và con trai Lưu Minh Vũ. Tiếp sau đó là những năm tháng gian nan vất vả trong cuộc đời ông: công việc bấp bênh, hạnh phúc riêng dang dở…Trong hoàn cảnh khốn khó ấy, Lưu Quang Vũ vẫn không ngừng viết truyện, làm thơ, sáng tác kịch. Năm 1973, ông lập gia đình với nữ sĩ Xuân Quỳnh –một nhà thơ tài năng. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cuộc sống riêng của ông vẫn rất đầm ấm hạnh phúc – Nhà thơ Xuân Quỳnh dường
như là bến đỗ bình yên nhất sau những mất mát trong cuộc đời Lưu Quang Vũ. Hạnh phúc nở hoa kết trái, họ sinh được người con trai Lưu Quỳnh Thơ. Năm 1977, Lưu Quang Vũ làm biên tập ở Tạp chí Sân khấu với công việc ổn định và phù hợp với khả năng của ông.
Ngày 29-8-1988, ông qua đời cùng vợ và con trai trong một tai nạn giao thông, giữa lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao.
Lưu Quang Vũ ra đi để lại một khoảng trống vắng không gì bù đắp được của đời sống sân khấu. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, bản thân có năng khiếu thiên bẩm, vượt lên bao thế sự thăng trầm của cuộc đời riêng, Lưu Quang Vũ đã thực sự trở thành người nghệ sĩ lớn.
1.2.2. Con đường trở thành nhà viết kịch của Lưu Quang Vũ
Nhiều người trở thành tác giả sân khấu từ những xuất phát điểm khác nhau như: người từ nhà báo, nhà văn, đạo diễn, diễn viên và các ngành nghề khác. Lưu Quang Vũ trước khi trở thành nhà viết kịch ông là một nhà thơ và một nhà văn có ít nhiều thành công. Có thể nói “Lưu Quang Vũ đã được chuẩn bị một vốn liếng văn học và nghề nghiệp nhất định trước khi bước vào lĩnh vực sân khấu” [23,tr.141]
1.2.2.1. Sự nghiệp thi ca là tiền đề cho chất trữ tình trong kịch của Lưu Quang Vũ
Trước khi xuất hiện trên sân khấu, Lưu Quang Vũ đã được mọi người biết đến với tư cách là một nhà thơ trẻ có năng khiếu thiên bẩm. Giới phê bình văn học, mà cụ thể là Hoài Thanh đã khẳng định “Lưu Quang Vũ là một cây bút trẻ nhiều triển vọng” [23,tr.7]. Hoài Thanh đã sớm nhận ra một hồn thơ trong trẻo rất hồn nhiên trong cảm xúc và cũng rất già dặn suy tư khi đọc những bài thơ đầu tiên của ông. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng thơ “là nơi lý thác nhiều nhất”, “cốt cách thi sĩ vẫn là nét nổi trội nhất trong tâm hồn anh” [23,tr.33]. Sự
nghiệp thơ của ông bắt đầu nở rộ từ những năm 1970 trở đi, khi mà cuộc đời ông gặp vô vàn khó khăn. Ông làm thơ như để bày tỏ những giãi bày những nỗi niềm riêng, cả niềm vui nỗi buồn và cả những đớn đau đổ vỡ của cuộc đời. Lưu Quang Vũ mất sớm nhưng cũng đã có hơn 20 năm sáng tác thơ, và cũng đã kịp đặt tên cho 12 tập thơ, trong đó đã có nhiều tập hoàn chỉnh như: Cỏ tóc tiên, Hương cây (innăm 1968), Mây trắng của đời tôi (in năm 1989), Cuốn sách xếp lầm trang, Bầy ong trong đêm sâu (in năm 1993)…
Có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ, hầu hết đều chỉ rõ đặc trưng cơ bản của thơ ông đó là chất đắm đuối đam mê và nhiều khát vọng. Như ta đã biết, kịch là sự kết hợp giữa nguyên lí sử thi và chủ thể độc lập của thơ trữ tình. Cái Tôi trữ tình của Lưu Quang Vũ trong thơ chính là chủ thể tự khẳng định mình bằng những khát vọng của cá nhân, sự bộc lộ nội tâm hoàn toàn độc lập. Cái Tôi sử thi trong thơ Lưu Quang Vũ là bộc lộ tinh thần dân tộc qua ý muốn chủ thể, mục đích cá nhân với hoàn cảnh bên ngoài và cản trở thực tế, là sự cảm nhận hiện thực của chủ thể nghệ sĩ. Đây là tiền đề hết sức quan trọng đối với con đường đi tới sân khấu kịch của Lưu Quang Vũ bởi vì trong thơ của ông đã bộc lộ những cơ sở của những nguyên lí tạo nên kịch.
1.2.2.2. Truyện ngắn Lưu Quang Vũ- cầu nối từ thơ đến kịch
Truyện ngắn Lưu Quang Vũ phần nhiều là những câu chuyện kể nhẹ nhàng về miền quê, về tuổi trẻ đầy mơ ước, khát vọng. Bên cạnh đó còn là những chân dung của những con người hết sức bình thường trong cuộc sống. Vốn là một nhà thơ nên có thể thấy truyện ngắn của ông cũng đẫm chất thơ. Mặc dù không có được thành công đáng kể như ở hai thể loại kịch và thơ nhưng ông cũng có được 3 tập truyện ngắn đáng kể như: Người kép đóng hổ, Mùa hè đang đến, Một vùng mặt trận. Lê Minh Khuê cho rằng: “Truyện ngắn của anh khi đó là có bản sắc riêng” [8,tr.133]. Mười năm sau chiến tranh, truyện ngắn của ông xuất hiện “là tiếng nói của những người thường gặp, không to tát lên gân, ai
cũng có thể tìm thấy chút riêng của mình trong đó” [23,tr.133]. Điều đó có thể nhận thấy sự chuyển mình của Lưu Quang Vũ trong các truyện ngắn cuộc sống không chỉ là bức tranh hào hùng thơ mộng mà đã xuất hiện những khoảng tối nhức nhối, bức xúc, những niềm riêng tư của con người đã được đề cập đến, điều mà trong chiến tranh người ta gạt sang bên cạnh. Có thể nói truyện ngắn của Lưu Quang Vũ là sự báo hiệu, là bước “tiền trạm” cho những vấn đề nóng bỏng của xã hội mà ông sẽ thể hiện rõ nét thành hình trong các vở kịch sau này của mình.
Tóm lại có thể thấy thơ là động lực, là cơ sở, còn truyện ngắn là sự bắt đầu cho những vấn đề xã hội và khả năng khắc họa chân dung nhân vật mà sau này làm bệ phóng cho ông bước vào kịch nói, nó là chất văn xuôi của kịch Lưu Quang Vũ.
1.2.2.3. Kịch Lưu Quang Vũ- kết tinh tài năng
Năm 1987, Lưu Quang Vũ bắt đầu làm biên tập viên ở Tạp chí sân khấu và bến duyên với sân khấu kịch từ đây. Năm 1979, Lưu Quang Vũ hoàn thành vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi mười bảy”. Vở kịch đầu tay này đã giành 5 giải nhất khi tham gia Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1980. Năm 1981, vở kịch “Cô gái đội mũ nồi xám” được dàn dựng và Lưu Quang Vũ trở thành cái tên thực sự được công chúng chú ý trên sân khấu kịch. Tiếp đó, Lưu Quang Vũ bằng tài năng và đam mê nghệ thuật đã cho ra đời nhiều tác phẩm kịch có giá trị như: Người trong cõi nhớ (1982), Nguồn sángtrong đời (1984), Tôi và chúng ta (1984), Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984), Người tốt nhà số 5 (1984), Lời nói dối cuối cùng (1984), Khoảnh khắc và vô tận (1986)…
Kịch của Lưu Quang Vũ phong phú nhiều đề tài: dã sử, dân gian, chiến tranh, quân đội, đời sống… Kịch của ông mang tính thời sự nhạy bén, vừa có tính khám phá sâu sắc, vừa có tính lâu dài. Mỗi vở kịch của ông đều chứa đựng những triết lí sống của con người và thời đại, đánh thức ở con người lương tâm,
trách nhiệm và khả năng tự thanh lọc tâm hồn để vươn tới những điều tốt đẹp hơn. Kịch của Lưu Quang Vũ ngoài sự phát hiện, xây dựng trên những nhân vật mang dáng nét con người mới hôm nay và ngày mai, tác gải còn không ngần ngại phê phán các kiểu nhân vật tiêu cực trong thực tế đời sống ở mọi tầng lớp, thậm chí những dạng nhân vật và những vấn đề mà trước kia người ta né tránh ngại đề cập đến.
Với 55 vở kịch được viết trong 10 năm, với 47 vở được đưa lên sàn diễn, với 8 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và nhiều giải thưởng khác thể hiện sức làm việc bền bỉ phi thường của Lưu Quang Vũ cũng như vai trò vị trí của ông trong nền sân khấu. Chính những đóng góp ấy mà khi nghiên cứu về ông, một học giả người Pháp đã gọi ông là “Moliere ở Việt Nam tên là Lưu Quang Vũ” [23,tr.162]. Hay như G.S Phan Ngọc nhận định “Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa” và “có một kịch pháp Lưu Quang Vũ”. Tác giả Cao Minh “Thông qua kịch của mình, Lưu Quang Vũ đã góp phần quan trọng làm nên bộ mặt sân khấu thập kỉ tám mươi. Và cất tiếng nói dũng cảm thức tỉnh cái tốt đẹp đang bị lấp phủ, cảnh tỉnh cái xấu đang hoành hành, ngự trị trong cuộc sống đương đại”. Thời gian và sự yêu mến của khán giả chính là thước đo rõ nhất giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ đã vượt qua được những thử thách khốc liệt của thời gian để khẳng định chỗ đứng của mình.
1.3. Những đóng góp nổi bật từ mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ là một tài năng nhiều mặt, ngay trong sân khấu kịch người đọc người xem cũng sẽ thấy sự thành công đa dạng ở nhiều thể loại, đề tài. Theo tác giả Ngô Thảo trong bài nghiên cứu “Con đường sáng tạo của một tài năng”
Loại 1: Dựa vào một số tích cũ của văn học dân gian trong và ngoài nước rồi viết lại như: Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, nàng Sita, Đam San, Ông vua hóa hổ, Linh hồn của đá…
Loại 2: Dựa vào một cốt truyện văn học để chuyển thành kịch như: Đôi dòng sữa mẹ, Hẹn ngày trở lại, Chết cho điều chưa có, Muối mặn của đời em…
Loại 3: Hoàn toàn do sáng tác: Đây là phần chủ yếu và đề tài đều là hiện đại.
Trong số đó, khối lượng những vở kịch khai thác từ cốt truyện dân gian không nhiều, chiếm một phần nhỏ trong những sáng tác của ông nhưng có thể khẳng định hầu hết những vở kịch này đều đạt tới hiệu quả tương đối cao. Nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã nhận xét: “Việc khai thác các mô típ dân gian, dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách của mình đã tạo cho kịch Lưu Quang Vũ một chiều sâu đáng kể. Nó tạo cho kịch của anh sự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật” [23,tr166]. Trong số những vở kịch khai thác từ cốt truyện dân gian của Lưu Quang Vũ có nhiều tác phẩm xuất sắc, cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và được công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Tiêu biểu như vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được ra mắt công chúng năm 1984, giới phê bình nghiên cứu đánh giá đây là một trong những vở kịch hay nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch lấy cốt từ câu chuyện dân gian, về tích này sân khấu dân tộc đã nhiều người khai thác. Tuồng Trương Đồ Nhục đã nhắc nhiều đến những câu chuyện vui hài hước do anh đồ tể gây ra. “Đến lượt mình, Lưu Quang Vũ đọc từ trong cốt truyện dân gian xưa những ý tưởng mà con người hiện đại cũng phải kính nể” [23,tr.144]. Một cốt truyện dân gian bình thường quen thuộc vậy mà khi đưa lên sân khấu vở kịch đã không chỉ dừng lại ở những giá trị ban đầu mà đặt ra những vấn đề mới mẻ, những bài học nhân sinh sâu sắc. Những bi kịch và những rắc rối mà Trương Ba phải trải qua vì
sông vay mượn chắp vá bằng thân xác anh hàng thịt đã cho người đọc người xem bài học muôn đời: Cuộc sống là sự hòa hợp giữa thể xác và linh hồn. Tạo hóa sinh ra mỗi con người chỉ có một lần, cần phải biết gìn giữ nuôi dưỡng và trân trọng nó. Cuộc sống này thật đáng quý với mỗi người, nhưng phải sống hài hòa giữa phần hồn và phần xác, cuộc sống chỉ có giá trị khi “con người được sống đúng là mình”. Sống vay mượn chắp vá sẽ tạo ra những xộc xệch mất cân đối và đem lại bi kịch cho con người. Con người phải không ngừng đấu tranh ngay cả với chính mình để vươn tới lẽ sống cao đẹp… Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được công diễn nhiều lần trên sân khấu và đến nay vẫn còn nguyên sức hút, hiện nay văn bản kịch này đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường THPT, điều đó cho thấy ý nghĩa tư tưởng sâu sắc và giá trị lâu bền của tác phẩm.
Vở kịch “Lời nói dối cuối cùng” cũng là một vở kịch gặt hái được nhiều thành công của Lưu Quang Vũ, khai thác vốn cổ dân gian mà vẫn giàu ý nghĩa hiện đại. Hình tượng chú Cuội với những lời nói dối truyền miệng trong dân gian đã được tác gải xây dựng nên một hình tượng nhân vật sinh động, hấp dẫn. Trong vở kịch, Cuội thông minh lém lỉnh nhanh ý đã làm được nhiều việc tốt việc thiện để giúp đỡ mọi người, chỉ có điều những việc tốt ấy cũng như những hành động có ý nghĩa đẹp đẽ ấy đều được thực hiện dựa trên những lời nói dối vòng quanh không đúng sự thực. Kết cục những mong muốn và ý định tốt đẹp mà Cuội mong muốn làm cho mọi người đã dẫn đến thất bại, những người được Cuội giúp đều trở thành nạn nhân của những tình huống trớ trêu. Và ngay chính Cuội cũng là nạn nhân bởi những lời nói dối của chính mình. Vở kịch kết thúc để lại cho người đọc người xem những bài học chân lí sâu xa: Những điều tốt đẹp chỉ thực sự có ích với con người khi nó được dựa trên nền tảng của sự trung thực và lòng ngay thẳng. Điều tốt đẹp không thể đến từ những lời nói dối. Ngoài hai vở kịch tiêu biểu kể trên, còn một số vở kịch khác lấy từ tích
truyện dân gian mà vẫn giàu giá trị hiện đại được bạn đọc đón nhận và để lại cho người xem nhiều dư ba cảm xúc như: Ông vua hóa hổ, Linh hồn của đá, Nàng Sita…
Như vậy có thể thấy những vở kịch sáng tác dựa trên cốt truyện dân gian của Lưu Quang Vũ đã đem đến cho người đọc, người xem những vấn đề có nghĩa sâu sắc mới mẻ, giúp mỗi người chúng ta có cái nhìn cuộc sống, nhìn lại bản thân một cách đầy đủ sâu sắc hơn. “Tài năng của nhà viết kịch một lần nữa được khẳng định trong việc biến cổ tích, huyền thoại thành chuyện của thời hiện đại, nêu lên cái muôn đời trong những cái bình thường” [23,tr169]. Thành công ở mảng kịch này góp phần làm nên tên tuổi của Lưu Quang Vũ trên sân khấu kịch. Những ý tưởng tốt đẹp của ông cùng những kịch phẩm ông để lại cho đời, những vở diễn đêm đêm còn đang sống trên sàn diễn của mọi thời đại đã chứng minh một tài năng lớn, một tư tưởng lớn!
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 chúng tôi tập trung giải quyết ba vấn đề chính như sau: 1. Kịch là thể loại văn học ra đời muộn hơn các thể loại khác, gồm những đặc trưng cơ bản: Xung đột kịch, hành động kịch, nhân vật kịch và ngôn ngữ kịch.