Khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của lưu quang vũ (Trang 80 - 101)

7. Kết cấu luận văn

3.3. Khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ

Văn học là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, vì vậy ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung cũng như cụ thể hóa hình thức một tác phẩm văn chương. Đối với kịch thì ngôn ngữ lại càng quan trọng vì trong tác phẩm kịch, ngôn ngữ người kể chuyện bị triệt tiêu chỉ còn lại ngôn ngữ nhân vật, tất cả tính cách, nội tâm nhân vật được bộc lộ qua ngôn ngữ. “Văn học kịch thể hiện hành động với một tính trực tiếp tối đa. Hành vi của các nhân vật ở đây hiện ra không nhờ đến lời tác giả mà là được tái tạo bằng hình thức

phù hợp với nó: bằng độc thoại và đối thoại của bản thân các nhân vật ấy”[34,tr.72].

Ngôn ngữ kịch có thể là lời đối thoại, độc thoại hoặc bàng thoại nhưng đều là phương tiện để thể hiện hành động kịch, qua đó là sự phát triển của xung đột và toàn bộ cấu trúc tác phẩm. Tuy nhiên, để khảo sát đầy đủ các khía cạnh trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ trong việc xây dựng chân dung nhân vật, người viết luận văn đã phân chia thành hai phần: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, đây chỉ là sự phân chia có tính chất tương đối bởi mỗi kịch bản dù ngắn hay dài vốn là một chỉnh thể nghệ thuật. Nhìn chung, kịch Lưu Quang Vũ như một bản hoà tấu đa giọng, trong mảng kịch này có thể nhận thấy một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ đó là:

- Ngôn ngữ giàu chất triết lí hàm súc

- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày

- Ngôn ngữ mang tính hành động

3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất triết lí, hàm súc

Lưu Quang Vũ là người nhập cuộc, ý thức công dân tích cực khiến ông thường ưu tư về con người và thời cuộc. Cho nên ngôn ngữ trong kịch của ông thường đậm chất triết luận - trữ tình. Đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Đình Nghi - người đã dựng tám kịch bản của anh, tâm sự rằng: “Cái hợp giữa tôi và Vũ là khả năng tạo ra những tình huống đa nghiã cho tác phẩm khả năng gợi mở, lay thức tâm hồn và trí tuệ khán giả.”[23,tr.247].

Chất triết lý toát lên từ lời thoại của một số nhân vật nhưng không phải bằng giọng văn lên gân, thuyết giáo cao siêu mà ngược lại, rất tự nhiên, mộc mạc, dễ hiểu. Thậm chí có lúc lời tâm sự bày tỏ quan niệm của tác giả về con người như hoà nhuyễn vào trong lời thoại kịch.

Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt có thể thấy ngôn ngữ nhân vật đậm chất triết lí. Các nhân vật dường như đều có thể trở thành người phát ngôn rành rọt, thậm chí người đọc phải ngạc nhiên vì sao những người phụ nữ lao động bình dân lại có thể nói có lí, có tình, sâu sắc và đầy triết lí như vậy:

- “Chị con dâu: Thày bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thày ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…Con càng thương thày, nhưng thày ơi, làm sao, làm sao giữ được thày ở lại hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thày của chúng con xưa kia? Làm thế nào thày ơi?” [21,tr.415]

Trong vở kịch có nhiều đoạn đối thoại giàu ý nghĩa hàm ẩn đằng sau lớp nghĩa tưởng như đã quá rõ ràng. Chẳng hạn như đoạn đối thoại giữa vợ Trương Ba với các quan trên thiên đình:

- “Bắc Đẩu: …Bây giờ, việc đã lỡ rồi. Ông nhà có mất sớm thật, nhưng thiết nghĩ: đằng nào cũng thế thôi, người dưới trần ai cũng một lần chết. - Vợ Trương Ba: Chết! Các ông có biết chết là thế nào không?Các ông đã phải mất người thân bao giờ chưa ?

- Bắc Đẩu: Quả là…chúng tôi là người cõi giời…Người cõi giời không ai phải chết…

- Vợ Trương Ba: Cho nên các ông làm sao hiểu được chết là như thế nào? Một người đang sống, đang làm lụng, cười nói vui buồn, hít thở khí trời, nhìn ngắm cây cối, đang ấm cúng giữa vợ con, nhà cửa, bạn bè thân thích bỗng đùng một cái không còn biết gì nữa, không nghe được bất kì lời nói của ai, không làm thêm được bất cứ việc gì, không còn gì hết, câm lặng, trống không, thân thể tan rữa trong đất lạnh tối tăm… Chao ôi, chồng

tôi…Các ông bắt chồng tôi chết được, thì các ông cũng phải làm chồng tôi sống lại được! Trả chồng tôi đây!” [21,tr.343]

Bắc Đẩu, Nam Tào đều là quan nhà trời, chưa từng trải nghiệm cảm giác mất mát khi người thân yêu của mình bị cái chết cướp đi nên không hiểu chút gì về nỗi đau sinh ly tử biệt. Phải chăng qua lời thoại nhân vật ở đây,Lưu Quang Vũ ngụ ý nói rằng khi người ta không cùng cảnh ngộ, không cùng giai cấp thì thật khó mà có được sự đồng cảm với nhau. Cũng trong vở kịch này, con người được miêu tả như một sinh thể tồn tại tất yếu vừa có phần hồn vừa có phần xác theo quy luật của tạo hóa. Những dục vọng ghê gớm sẽ xô đẩy người ta vào vũng lầy thấp kém nếu linh hồn thanh tao không đủ lực mạnh để giữ lại các giá trị cao quý.

Trong lời thoại của vợ người hàng thịt – người phụ nữ nông thôn quê mùa cũng thể hiện tính triết lí sâu sắc, những điều ngộ ra từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống mà không phải ai cũng biết:

- Vợ người hàng thịt: Đúng! Không phải em ghét bỏ gì con người cũ của chồng em. Em đã chịu ơn ông ấy, thuộc về ông ấy, than khóc khổ sở khi ông ấy mất, nhưng chỉ từ khi ông tới, hay nói đúng hơn là từ khi hồn ông nhập vào xác chồng em, em mới biết trước kia em thiếu những gì, em mới biết bao lâu nay em chưa hề được sống lại thời con gái, nỗi sướng vui… Em cảm tạ trời phật đã cho hồn ông nhập vào hình vóc quen thuộc này! (cầm hai bàn tay hồn Trương Ba) Em không ao ước gì hơn nữa! Người chồng toàn vẹn của em đây ! [21,tr.394]

Như vậy, những lời thoại đậm chất triết lí sâu sắc không chỉ góp phần thể hiện tính cách, hoàn cảnh hay số phận nhân vật, nó còn khiến người đọc phải trăn trở suy nghĩ về những chân lí bình dị nhất của cuộc sống.

Cô Lụa trong vở kịch Lời nói dối cuối cùng là một cô gái thôn quê bình dị, với phẩm chất trong sáng trung thực thẳng thắn, mặc dù dành tình cảm cho Cuội nhưng cô đã kiên quyết đấu tranh với những trò giả dối lừa bịp của Cuội. Cô quyết định từ bỏ chốn kinh kì để trở về quê sống cuộc đời bình dị, những lời nói của Lụa với Cuội ở cuối tác phẩm chính là thông điệp đầy tính triết lí sâu sắc mà tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc qua vở kịch:

- “Lụa: Không Cuội, tôi biết: anh vẫn không phải kẻ gian dối lừa lọc, xưa anh cũng là người trung hậu chất phác như Bờm. Nhưng anh đã chọn cho mình con đường gian dối mưu mẹo. Mới đầu chỉ dối ít thôi để sống, rồi quen đi, cứ dấn mãi vào, không khác được. Cái mặt nạ gian dối anh mang mãi, nó trở thành gương mặt thật của anh, xấu xa, đáng ghét.

- Cuội: Nhưng Lụa phải biết tôi làm những việc như vậy để làm gì? Tôi muốn mang lại điều tốt, điều lành cho người khác, dù có phải mưu mẹo lừa lọc.

- Lụa: Không thể có được điều tốt lành bằng những cách thức xấu xa. Anh lừa bịp bọn ác bọn xấu, thật ra cũng là anh dựa vào chúng nó. Sẽ không ai cần điều tốt lành có được bằng cách ấy… Đối với tôi, thế là đủ rồi. Tôi đến đây lần Cuối, để chảo từ biệt anh… Cũng có lúc tôi thầm quý mến anh đấy, nhưng bây giừ thì… Tiếp tục ở đây, rồi tôi cũng sẽ không còn là tôi nữa mất thôi. Anh cứ việc ở lại với những điều gian dối của anh, tôi đi…[48,tr.50-51]

Những lời thoại đầy tính triết lí không chỉ làm sáng đẹp phẩm chất nhân vật Lụa, nó còn mang thông điệp đến với mọi người, cho mọi thời đại: mọi ý định dù tốt đẹp nhưng được xây dựng trên sự giả dối cũng không đem lại hạnh phúc mà phải xây dựng dựa trên lòng tin và sự chân thực. Đằng sau những hình tượng, câu thoại là tâm sự của Lưu Quang Vũ về một xã hội đòi hỏi sự trung thực, chống lại tất cả dối trá và những điều làm con người không còn tin vào

cuộc sống. Tác phẩm làm cho mọi người nhận thức và thấy được cả những dối trá, ví như cái yếu như bệnh thành tích, dối trá bằng cấp, chạy chọt chức quyền làm xói mòn lòng tin trong xã hội ngày nay và cần phải loại bỏ ngay.

Nhân vật Thảo trong Ông vua hóa hổ giành được sự yêu mến và đồng cảm của người đọc người xem bởi tấm lòng lương thiện nhân ái. Ngay cả khi trở thành hoàng hậu, Thảo vẫn giữ phẩm chất của người phụ nữ trong sáng lương thiện, cô luôn đề cao lối sống nhân nghĩa. Lời khuyên của Thảo với vua Đạo Hạnh thể hiện triết lí sống cao đẹp, nhân văn cần có của con người, đặc biệt càng cần thiết hơn với người ngồi trên ngôi cao:

- “Thảo: Nhưng thưa đức vua, bây giờ người đâu còn ngồi trên mình ngựa đánh dẹp. Để non sông muôn thủa thái bình, giờ là lúc không thể chỉ dùng gươm mà phải bằng nhân nghĩa lớn. Càng lên ngôi cao lòng nhân càng phải lớn… Bệ hạ là nhà vua áo vải mà lâu nay phải sống quá xa những người áo vải… Hãy nghe thiếp, bệ hạ hãy rời đây ra xóm mạc ít ngày, xem người đánh cá trên sông, hái dâu trên núi nghĩ gì… Họ là gốc của mọi nghĩa lớn” [47,tr.21]

Ngay cả khi phải hi sinh cho Đạo Hạnh, trước khi nhắm mắt, Thảo vẫn dặn dò Đạo Hạnh cùng các con hãy sống bằng lòng nhân ái yêu thương con người:

- “Thảo: Con của mẹ, các con sẽ lớn lên trên đời, hãy nhớ: Không dung tha kẻ ác, nhưng hãy lấy yêu thương làm gốc rễ cuộc đời. Càng có sức mạnh, càng ở ngôi cao, lòng nhân ái càng phải lớn…”[47,tr.53]

Lời nói cuối cùng của Thảo trong tác phẩm “hãy lấy yêu thương làm gốc rễ cuộc đời” cũng là thông điệp mà vở kịch muốn gửi đến người đọc – Đó là giá trị của cuộc sống con người với con người ở mọi thời đại.

Có những tác giả thành công ở thể loại truyện ngắn nhưng khi chuyển sang viết kịch bản thì chưa tạo được tiếng vang. Chẳng hạn như Nguyễn Huy Thiệp – tác giả của vở kịch “Còn lại tình yêu”. Theo Phạm Vĩnh Cư, vở kịch đó không mấy thành công vì “quá nhiều chất từ chương hùng biện, hơi nhiều những khuyến cáo khoa trương và ít những tính cách thực sự sống động, ít những lời thoại tự nhiên mà thấm thía. Cái anh hùng và bi hùng trong hiện thực chưa được ngòi bút người viết kịch tái tạo một cách nhuần nhuyễn”[3,tr.38]. Hoặc như vở “Ngôi nhà quỷ ám” của Nguyễn Khắc Phục, xem xong kịch, Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng kịch bản này “không có chất lượng văn học và giả tạo về sự sống”[20,tr.311]. Nhưng trường hợp Lưu Quang Vũ thì có khác, anh thường chọn kiểu cấu trúc lời thoại sao cho gọn gàng, vừa đủ ý, không hoa mỹ văn vẻ mà hướng về lớp từ khẩu ngữ bình dân dùng trong sinh hoạt đời thường. Hầu hết các nhân vật nữ trong các vở kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ đều được xây dựng gần gũi, như bước ra từ đời thường, ta có thể bắt gặp ở bất kì đâu trong cuộc sống. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt các nhân vật nữ thường có những câu thoại gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động. Đoạn kịch vợ Trương Ba ấm ức lên thiên đình đòi Nam Tào, Bắc Đẩu để cho Trương Ba sống lại đã thấy rõ điều đó:

- “Vợ Trương Ba: Các người bắt chồng tôi chết oan, các người phải làm chồng tôi sống lại, kẻo không xong với tôi! [21,tr.342]

....

- Vợ Trương Ba: (Quát to) – Tôi không biết! Các người phải làm cho chồng tôi sống lại! Tôi không để các người yên đâu! Giời gì mà bạc ác thế. Bà sẽ phá tan cái cõi giời của chúng mày, bà băm vằm mặt chúng mày ra! [21,tr.344]

- “Vợ người hàng thịt: Ông! Ông ơi! (Vẫy tay gọi hồn Trương Ba) ….

- Vợ người hàng thịt: Ông ơi, con lợn nó to nó phá chuồng xổng ra ngoài, chạy lồng khắp vườn, một mình tôi không sao bắt được, ông sang giúp tôi một tay!

- Vợ Trương Ba: Sao việc gì bà cũng chạy sang đây? Kệ thây con lợn nhà bà!

- Vợ Trương Ba: Chồng tôi có phải đứa ở nhà bà đâu mà bà sai?

- Vợ người hàng thịt: Bà nói năng cho biết điều một chút. Tôi đã nhường nhịn bà nhiều rồi! Ừ thì hồn chồng bà, nhưng thân là chồng tôi. Không nhờ cậy chồng tôi thì chồng bà lấy gì mà đi lại, cười nói, ăn uống?

- Vợ Trương Ba: Dào ôi, không có hồn chồng tôi thì xác chồng bà đã rữa nát ra dưới mồ rồi!” [21,tr.375-376-377]

Trong hai đoạn đối thoại trên, câu nào cũng ngắn gọn, được viết theo kiểu câu khẩu ngữ, người nói hướng về phía người đang đối thoại, sử dụng những từ ngữ thông dụng hàng ngày của người lao động, ví dụ như: “kẻo không xong với tôi, Giời gì mà bạc ác thế. Bà sẽ phá tan cái cõi giời của chúng mày, bà băm vằm mặt chúng mày ra, Kệ thây con lợn nhà bà!, Dào ôi”…

Đó là những lời thoại sử dụng nhiều khẩu ngữ trong đời sống hàng ngày giản dị,mộc mạc. Lời thoại gần với cuộc sống, thật dung dị, tạo cho diễn viên phong thái nói năng tự nhiên, dường như không phải họ đang trình diễn mà đang “sống” cuộc đời của nhân vật. Nhân vật như đang nói chuyện bình thường, không khiên cưỡng, không giả tạo. Cách xưng hô “tôi” với “bà” , “tôi” với “ông” vốn rất dân dã thường được các cặp vợ chồng đã có tuổi dùng hàng ngày. Toàn văn kịch bản Hồn Trương Ba da hàng thịt gồm 1874 câu thoại. Trong đó, tác giả vận dụng tổng cộng là 89 thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Tỉ lệ vào khoảng

4,74%. Ngôn ngữ theo phong cách dân dã, sử dụng kiểu từ biến âm mang tính địa phương như “trái nắng giở giời”,“đèn giời soi xét”,…Về ngữ pháp, rất nhiều câu thoại là câu tỉnh lược dùng trong ngữ cảnh cho phép. Nhiều câu nói ngập ngừng, ngắt quãng, hoặc kiểu câu nói bỏ lửng giữa chừng, trong tình huống người nói muốn người nghe tích cực suy đoán để hiểu và tiếp tục cuộc đối thoại. Tổng số những câu tỉnh lược và câu đơn đặc biệt trong Hồn Trương Ba da hàng thịt là 521 câu, chiếm tỉ lệ 27,8 %. Những con số này chưa bao gồm các câu đơn (chỉ gồm chủ ngữ và vị ngữ) hết sức ngắn gọn và cô đọng. Rất hiếm thấy tác giả viết những câu văn dài hoặc lời thoại quá dài. Có thể nói, đến vở kịch này, Lưu Quang Vũ đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, ông biết để cho nhân vật nói năng đúng lúc, đúng chỗ. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đã được cá tính hóa, giọng điệu tự nhiên, gọn gàng, trong sáng, dễ hiểu và giàu sức gợi khiến cho người xem có cảm giác như họ đang được quan sát cuộc sống thực sinh động ở ngay trước mắt.

Trong vở kịch Lời nói dối cuối cùng, những lời thoại của cô Lụa có những lời thoại có tính chất triết lí, bên cạnh đó cũng có nhiều lời thoại sử dụng từ ngữ thân quen, giản dị, là những lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cảnh đối thoại công tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của lưu quang vũ (Trang 80 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)