Sự đấu tranh để vươn tới những giá trị đích thực của tình yêu, cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của lưu quang vũ (Trang 62 - 70)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Sự đấu tranh để vươn tới những giá trị đích thực của tình yêu, cuộc

hình ảnh vợ Trương Ba hốt hoảng chạy loanh quanh tìm chồng, gọi tên chồng trong vô vọng để lại nhiều cảm xúc dư âm cho người đọc, người xem.

Qua tìm hiểu về các nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác từ truyện dân gian của Lưu Quang Vũ, chúng ta có thể thấy họ là những người tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn rất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Đó là những người phụ nữ thủy chung son sắt trước sau như một, thậm chí dám đánh đổi tất cả để mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chồng cho con, dù sự hi sinh của họ đôi khi không thể giúp họ có đươc một hạnh phúc trọn vẹn.

2.3.3. Sự đấu tranh để vươn tới những giá trị đích thực của tình yêu, cuộc sống sống

Cuộc sống của con người muôn màu đa dạng, cũng có lúc không tránh khỏi bị đè nặng bởi những đau khổ do tội lỗi và những điều xấu người khác hoặc chính bản thân mình gây ra. Chúng ta không tránh khỏi có những thời gian sống vơi đi niềm tin vào con người và cuộc đời, bi quan về tương lai, số phận...Thế nhưng, bất chấp những cái xấu, cái ác luôn tồn tại trong cuộc sống, con người chúng ta vẫn luôn có một khuynh hướng, một khát vọng vươn tới những điều cao cả hơn so với cuộc sống hiện tại. Đời người phải là một quá trình nỗ lực vươn lên không ngừng để tìm được những giá trị tình yêu giá trị cuộc sống đích thực. Đó là sự đấu tranh với cái xấu tồn tại xung quanh và cả cái xấu ngay trong chính mình để tìm được giá trị cao đẹp của cuộc sống. Giá trị đích thực của tình yêu và hạnh phúc cuộc đời không tự nhiên đến, đó không phải là một ân sủng mà một số phận có thể ban phát mà phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Người ta không trở nên hạnh phúc trong một đêm mà phải trả giá bằng sự lao động cần mẫn, vươn lên ngày này qua ngày khác. Mọi giá trị của cuộc sống để có được đòi hỏi phải có sự vươn lên sự đấu tranh

với những cái xấu xa dung tục tầm thường. Giá trị Chân -Thiện -Mỹ luôn là một tiêu chuẩn tốt đẹp, cao quý và thánh thiện mà xã hội văn minh luôn đề cao và ca ngợi. Nó được xem như “bộ luật tối cao của loài người”, là nền tảng lý luận cơ bản nhất của cuộc sống con người và vươn tới,là phương châm chỉ đạo cần phải có trong mọi hoạt động của con người.Trần Đức Thảo trong Một hành trình (Paris 1992) viết: “Khi tự vấn mình, ý thức đòi hỏi cái Thiện trong hành động, cái Chân trong tri thức, và cái Mỹ trong sự hoàn thành các quá trình nghiệm sinh Văn phòng làm việc, qua đó ý thức biến thế giới tự nhiên thành một nhân giới, xứng đáng với con người.” Như vậy những con người luôn có ý thức đấu tranh với sự tầm thường để vươn tới những giá trị đích thực của của cuộc sống là những con người có phẩm chất tâm hồn rất đáng quý. Có thể thấy điều đó ở nhiều nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ.

Cô Lụa trong vở kịch Lời nói dối cuối cùng là một cô gái minh chứng cho sự đấu tranh không khoan nhượng với những điều dối trá trong cuộc sống.

Như bao cô gái bước vào tuổi cập kê, cô cũng từng có sự rung động trước những lời nói chân thành và tiếng sáo của Cuội. Lúc đó cho dù Cuội núp dưới bóng công tử Lãn nhưng những lời nói đó đều là lời từ tận đáy lòng nên đã lấy được cảm tình từ cô Lụa. Tuy có dành tình cảm cho Cuội, nhưng cô Lụa vẫn kiên quyết đấu tranh với sự dối trá của Cuội. Tuy Cuội bằng sự tinh quái, tài nói dối đã cứu cô Lụa ra khỏi cuộc hôn nhân không mong muốn, nhưng Lụa không vì thế mà chấp nhận những việc Cuội làm Cô kiên quyết không nhận sự giúp đỡ của Cuội dù có phải chấp nhận một mình thân gái giữa nơi phường phố xa lạ.

Sự đấu tranh mạnh mẽ của Lụa thể hiện rõ nét nhất ở phần cuối tác phẩm, khi mà cô chủ động đến gặp Cuội nói hết nỗi lòng mình và quyết định từ bỏ

Cuội cùng những rắc rối do Cuội gây ra. Từ bỏ chức quan triều đình và cuộc sống nhung lụa, cô không chấp nhận sống giả dối trong một cái vỏ bọc và hình hài không phải của chính mình. Trong suốt tác phẩm, người đọc nhận thấy ở Lụa không chỉ ở vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mà còn khâm phục ở cô tính cách ngay thẳng, luôn đấu tranh với những điều giả dối để tìm đến những giá trị chân thực của cuộc sống. Đó là bài học nhân sinh sâu sắc: Sự trung thực và lòng tốt của con người phải được xây dựng trên cơ sở của chữ “chân”, chứ không thể dùng sự xảo biện, dối trá để đạt được những mục đích tốt đẹp.

Chính sự trong sáng, lương thiện và lòng trung thực của Lụa đã cảm hóa Cuội khiến Cuội nhận ra mọi sai lầm của mình, từ bỏ cuộc sống nhung lụa, vinh hoa phú quý, cố gắng thay đổi con người mình để sống một cuộc sống “không cần đến những điều dối trá”. Rõ ràng trong hoàn cảnh nàychữ Chân tỏa sáng từ tâm hồn cô Lụa đã hướng con người đến chữ Thiện – cả hai đều là giá trị cao đẹp trong đời sống con người.

Những giá trị Chân- Thiện - Mỹ luôn là đích hướng đến của con người trong mỗi thời đại. Trong đó, con người sống với nhau không chỉ cần chân thực, trung thực với nhau mà hơn hết cần phẩm chất lương thiện, tình yêu thương con người và vạn vật. Nhân chi sơ tính bản thiện là đạo lí mở đầu trong cuốn Tam Tự Kinh của Khổng Tử . Câu này có ý nghĩa là: Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh. Như vậy phẩm chất lương thiện là phẩm chất cô cùng đáng quý của con người, là cái con người khi sinh ra đã có, và suốt đời phải đấu tranh để gìn giữ và phát triển nó. Và trên thực tế lương thiện mới có hạnh phúc, lương thiện mới có thể chung sống với nhau hòa bình vui vẻ, lương thiện mới có thể thoát khỏi cuộc tranh chấp không

có điểm dừng và tự hao phí sức lực, lương thiện mới có thể đạt được sức khỏe lương thiện mới có thể làm thiên hạ thái bình, khắp nơi an vui. Trong vườn hoa của cuộc đời, mỗi một hạt giống thiện niệm, đều một lòng vì người khác mà nở ra quả chín ấm áp, không ai không cần lương thiện, cũng không ai không bị lương thiện cảm hóa. Nhân vật Thảo trong Ông vua hóa hổ là một cô gái tỏa sáng lòng nhân từ lương thiện. Máu của cô đã cảm hóa linh hồn và thể xác hổ dữ trong Từ Đạo Hạnh. Nếu Đạo Hạnh sắt thép, dùng bạo lực để trị vì và thu phục lòng người thì Thảo lại sống nhân ái lương thiện. Trở thành hoàng hậu bên Từ Đạo Hạnh, Thảo không đồng tình, không tán thành sự hà khắc, trị nước bằng hình phạt nhiều hơn nhân nghĩa của Đạo Hạnh:

- Thảo: Nhưng thưa đức vua, bây giờ người đâu còn ngồi trên mình ngựa đánh dẹp. Để non sông muôn thủa thái bình, giờ là lúc không thể chỉ dùng gươm mà phải bằng nhân nghĩa lớn. Càng lên ngôi cao lòng nhân càng phải lớn…”

Không can tâm nhìn thấy chồng đang bị linh hồn và thể xác hổ dữ chế ngự, Thảo đã quyết tâm lặn lội đường xa nguy khó để tìm phương thuốc lành chữa bệnh cho Đạo Hạnh. Thậm chí nàng nguyện sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình để cứu chồng: “Dù thân này phải chết, để chàng được làm người, để ngọn cỏ trong vườn xanh trở lại…”

Kết thúc câu chuyện, Thảo đã hi sinh thân mình, lấy máu của mình để cứu được Từ Đạo Hạnh trở lại làm người. Sự đấu tranh, nỗ lực của Thảo đã được đền đáp, cứu được nhà vua Đạo Hạnh trở lại làm người. Trước khi nhắm mắt, Thảo vẫn dặn dò Đạo Hạnh cùng các con hãy sống bằng lòng nhân ái, hướng thiện: “Con của mẹ, các con sẽ lớn lên trên đời, hãy nhớ: Không dung tha kẻ ác, nhưng hãy lấy yêu thương làm gốc rễ cuộc đời. Càng có sức mạnh, càng ở ngôi cao, lòng nhân ái càng phải lớn…”. “Hãy lấy yêu thương làm gốc

rễ cuộc đời” cũng là thông điệp mà vở kịch muốn gửi đến người đọc – Đó là giá trị cao đẹp giữa con người với con người ở mọi thời đại.

Các giá trị Chân ,Thiện, Mỹ - “bộ luật tối cao của loài người” được thể hiện rất rõ nét trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”,

nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình. Hồn Trương Ba cảm thấy cuộc sống thật bức bối trong “da” anh hàng thịt. Hồn muốn tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ. Trong tình trạng ấy, nhà văn đã sáng tạo khi dựng lên đoạn đối thoại giữa hồn và xác để rồi trước sự giễu cợt, mỉa mai của xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba càng trở nên đau khổ, bế tắc. Đặc biệt nhân tố đẩy Trương Ba đến đỉnh điểm của bi kịch để buộc phải tìm lối thoát cho mình, đó chính là thái độ và sự đau khổ những của người thân trong gia đình. Đó là những người thân của ông: vợ, cái Gái và chị con dâu. Cho dù họ rất mực yêu thương Trương Ba nhưng họ vẫn không thể giấu nổi nỗi đau khổ và không thể chấp nhận sự khập khiễng của con người bên ngoài một đằng bên trong một nẻo. Vợ Trương Ba buồn bã nhận ra rằng “ ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa”. Bà đau khổ chán nản, dứt áo đòi ra đi, với bà “đi đâu cũng được còn hơn là như thế này”. Trương Ba yêu thương vợ thế nhưng khi nhập hồn vào xác anh hàng thịt thì thân xác ấy lại cứ đưa ông về bên người vợ của anh hàng thịt. Bà không chịu nổi cảnh người vợ hàng thịt hàng ngày sang đòi chồng. Và hơn thế bà thì đã có tuổi, Trương Ba lại nhập vào xác một người trẻ tuổi, sự khập khiễng này khiến cho bà cảm thấy thật khó xử. Chính vì thế mà vợ Trương ba quyết ra đi để nhường ông lại cho vợ của anh hàng thịt. Cái Gái cũng một mực không nhận đấy là ông nội mình, đứa cháu ấy khẳng định ông nội mình đã chết, ông nội mình không thể có một “ bàn tay giết lợn”, một “bàn chân to như cái xẻng” làm gãy tiệt cái chồi non, hay làm hỏng cái diều của cu Tý làm cho nó dù đang ốm vẫn khóc lóc đòi bắt đền. Nó phản ứng gay gắt, quyết liệt, xua

đuổi, kiên quyết không chấp nhận ông với thân xác hiện tại. Chỉ có người con dâu là người hiểu biết, chín chắn nhất là hiểu được tâm trạng, nỗi khổ của bố chồng mình. Tuy vậy, chị vẫn không khỏi hoảng hốt, sợ hãi khi thấy bố chồng mình ngày càng thay đổi, chị đã thốt lên rằng: “ …con sợ lắm bởi con cảm thấy đau đớn, thấy mỗi ngày thầy một đổi dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi…”. Trước tình cảnh và thái độ của những người thân, Trương Ba nhận ra mình thực sự đã rơi vào bi kịch lớn, và không thể tiếp tục bi kịch này thêm nữa. Cuối cùng Trương Ba đã quyết định chấp nhận cái chết thật sự với thân xác của mình, trả lại thân xác cho anh hàng thịt. Kết thúc câu chuyện Trương Ba chết nhưng hồn của Trương Ba thì vẫn ở đâu đó trong ngọn gió. Người thân của ông khi ấy biết là ông đã về, mọi người lại yêu mến ông như ngày nào. Từ bi kịch của Trương Ba, sự đấu tranh của những người thân và sự ngộ ra của chính nhận vật Trương Ba đã đem lại cho vở kịch ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc: Mỗi một người khi được sinh ra trong đời đều được tạo hóa ban cho thể xác và linh hồn riêng. Thể xác và linh hồn là hai phần tuy khác nhau nhưng hợp nhất với nhau và cùng nhau tồn tại hình thành nên con người. Vì vậy hãy sống là chính mình, đừng bao giờ lừa dối bản thân hay người khác, cũng đừng sống chia đôi mình ra để rồi lời nói, hành động không khớp với nhau. Hãy là một cái tôi toàn vẹn. Không nên sống nhờ vả vào người khác. Bởi tạo hoá sinh ra chúng ta, cuộc sống này là của chúng ta, vì vậy phải do chính ta quyết định. Cuộc sống con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Trương Ba và những người thân của ông đã luôn đấu tranh để vươn tới những giá trị chân thực và cao cả của cuộc sống. “Tác phẩm chân chính ko chấm dứt ở trang cuối cùng", vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt

khép lại nhưng triết lí sống thấm đẫm giá trị nhân văn, ngời sáng nhân cách cao đẹp của con người sẽ mãi mãi lưu giữ trong lòng độc giả .

Qua những vở kịch khai thác từ truyện dân gian, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã cho người đọc thấy rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có những đóng góp của người phụ nữ - những người làm nên một nửa thế giới. Vì thế trong tác phẩm của mình tác giả không chỉ thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông chia sẻ với những đớn đau bất hạnh ngang trái trong cuộc đời nhân vật mà còn thể hiện niềm tin, sự khẳng định những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn người phụ nữ. Trong hoàn cảnh nào, ở thời đại nào, vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ Việt Nam cũng rất đáng được trân trọng, ngợi ca

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 chúng tôi tập trung làm rõ loại hình nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ với những đặc điểm sau:

1. Những nhận vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ phần lớn là những cô gái đã tìm được tình yêu. Tuy nhiên tình yêu đem đến cho họ sự ngọt ngào nhưng cũng nhiều éo le, trắc trở. Qua việc thể hiện bi kịch tình yêu của nhân vật nữ trong mảng kịch này, Lưu Quang Vũ đã thể hiện cảm nhận sâu sắc và cảm thông chia sẻ về sự bất hạnh ngang trái trong tình yêu của người phụ nữ.

2. Nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ phần lớn là những nhân vật bi kịch. Cho dù được yêu thương, tìm được tình yêu đích thực và có lúc những tưởng hạnh phúc đã đến với họ nhưng những biến cố cuộc đời lại không buông tha cho họ. Những biến cố ấy khiến số phận họ thay đổi, thậm chí có nhân vật phải đối diện với cái chết, sự ra đi mãi mãi.

3. Tuy nhiên điều khiến người đọc trân trọng mến yêu họ đó là trong khó khăn hay giông bão cuộc đời họ vẫn tỏa sáng tâm hồn cao đẹp. Họ là những người có tâm hồn trong sáng, lương thiện, trung thực. Trong tình yêu, họ là những người phụ nữ sắt son chung thủy và giàu đức hi sinh. Họ luôn đấu tranh để vươn tới những giá trị đích thực của tình yêu, cuộc sống để hoàn thiện nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của lưu quang vũ (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)