Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về lao động tại khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về lao động tại khu

công nghiệp

1.1.5.1. Hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp

Một hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về lao động đơn giản, rõ ràng, minh bạch giúp cho tổ chức, các nhân hiểu rõ được trách nhiệm của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động việc thực hiện nghĩa vụ đối với hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về lao động. Bên cạnh đó nó còn là cơ sở tiền đề quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khải các biện pháp thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện của lao động.

1.1.5.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý lao động tại khu công nghiệp

Một bộ máy quản lý lao động được tổ chức hợp lý, xác lập trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể cho từng bộ phận, đồng thời có sợ kết hợp công việc giữa các bộ phận trong hệ thống tổ chức sẽ là điều kiện quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lao động.

Tuy nhiên, cho dù hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về quản lý lao động có được hoạch định tốt bao nhiêu và cho tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lao động không có được một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi,

có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức trong sáng, có hiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệt tình, năng động, sáng tạo thì cũng không thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lao động. Đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố có tính quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý lao động tại khu công nghiệp.

1.1.5.3. Sự hiểu biết về pháp luật, tính tự giác của tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tại khu công nghiệp

Đây là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lao động. Việc thực hiện nghĩa vụ lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của các tổ chức và cá nhân. Trách nhiệm và nghĩa vụ đó chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi tổ chức và cá nhân hiểu rõ được và có ý thức tự giác chấp hành một cách đầy đủ các chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về lao động. Các tổ chức và cá nhân có hiểu rõ và tự giác chấp hành chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về lao động mới tạo được tính đồng thuận giữa các cơ quản lý nhà nước về lao động và các tổ chức cá nhân khi triển khai các biện pháp quản lý nhà nước về lao động.

Để đạt được tính đồng thuận, công tác quản lý nhà nước phải giải quyết nhiều vấn đề . Một trong những vấn đề đó là khâu tuyên truyền, giải thích làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình tại khu công nghiệp.

1.1.5.4. Toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa nền kinh tế

Hội nhập, mở cửa nền kinh tế càng sâu rộng thì tất yếu càng phải tuân thủ luật chơi đã được hình thành trên phạm vi toàn thế giới trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Quản lý nhà nước về lao động của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa nền kinh tế cũng không thể nằm ngoài luật chơi đó. Chính những luật chơi này chi phối đến quan điểm, tư tưởng, cách thức phương pháp quản lý nhà nước về lao động của mỗi quốc gia và do đó nó có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thu nhà nước về lao động.

1.1.5.5. Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lao động

Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý lao động có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lao động. Nếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lao động được trang bị tốt, hiện đại sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)