Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 67)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động tạ

học thạc sỹ kinh doanh ở nước ngoài như Anh, Singapore.

3.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động tại khu công nghiệp khu công nghiệp

Nội dung này bao gồm nhiều hoạt động, trong đó việc thông tin, tuyên truyền pháp luật lao động là quan trọng nhất. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê thông tin lao động, thị trường lao động, mở rộng hợp tác quốc tế về lao động.

Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh do trình độ học vấn, kiến thức về pháp luật về lao động còn hạn chế nên việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước, việc hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của bản thân chưa nhiều… Trên thực tế đã có một số trường hợp các đối tượng xấu lợi dụng người lao động để kích động, biểu tình, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong một thời gian dài được báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin. Cùng với đó là tình trạng lao động thường xuyên “nhảy việc”, không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp do doanh nghiệp chưa thấu hiểu, đáp ứng cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ phía người lao động. Bởi vậy, hoạt động phổ biến kiến thức, chính sách pháp luật cho , người lao động được xem là việc làm cần thiết phải được quan tâm, tạo điều kiện và thực hiện đồng bộ của các doanh nghiệp, cấp ngành, hệ thống chính trị cơ sở. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật cho người lao động, Chính phủ đã ban hành Đề án về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động gặp phải những khó khăn cần phải khắc phục như: Nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với việc tổ chức các buổi tuyên truyền cho công nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài; khi tuyên truyền tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải làm vào những ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật; nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động rất ít hoặc chưa đối thoại kịp thời với người lao động dẫn đến việc chưa nắm bắt được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng từ phía người lao động mà chỉ tổ chức các buổi tuyên truyền mang tính chất đối phó. Có thể nói, mặc dù còn những điểm vướng mắc cần phải được tháo gỡ và khắc phục song không thể phủ nhận, thông qua các buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, họ đã hiểu hơn về hợp đồng lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, luật bảo hiểm xã hội, các vấn đề liên quan đến chế độ, quyền lợi của người lao động,… họ đã biết tự bảo vệ quyền lợi

hợp pháp, chính đáng của mình.Từ đó xây dựng nên mối quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Có thể nói, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người lao động giúp họ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân đối với doanh nghiệp, cộng đồng, giúp cho khoảng cách giữa doanh nghiệp với người lao động gần hơn để từ đó họ thêm gắn bó với công ty. Để hoạt động này ngày càng được phổ biến, diễn ra nhiều hơn, đến với nhiều công nhân lao động hơn nữa, việc cần làm là phải tăng cường xây dựng mối quan hệ phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị, công đoàn ngành, để từ đó giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật được hiệu quả. Tăng cường đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên chất lượng, am hiểu các vấn đề về chính sách pháp luật để từ đó tuyên truyền cho công nhân lao động hiểu và thấm nhuần chính sách pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ thông qua sách vở, tài liệu mà còn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài… Có như vậy, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động mới đạt được những kết quả như mong đợi, góp phần hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2017 ước tính là 54,8 triệu người, tăng 394,9 nghìn người so với năm 2016, bao gồm: Lao động nam 28,4 triệu người, chiếm 51,9%; lao động nữ 26,4 triệu người, chiếm 48,1%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2017 ước tính 48,2 triệu người, tăng 511 nghìn người so với năm trước.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2017 ước tính 53,7 triệu người, tăng 416,1 nghìn người so với năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24% (Năm 2016 là 2,30%; năm 2015 là 2,33%), trong đó khu vực thành thị là 3,18% (Năm

2016 là 3,23%; năm 2015 là 3,37%); khu vực nông thôn là 1,78%(Năm 2016 là 1,84%; năm 2015 là 1,82%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15- 24 tuổi) năm 2017 là 7,51%, trong đó khu vực thành thị là 11,75%; khu vực nông thôn là 5,87%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2017 là 1,63%, thấp hơn mức 1,66% của năm 2016 và 1,89% của năm 2015, trong đó khu vực thành thị là 0,85% (Năm 2016 là 0,73%; năm 2015 là 0,84%); khu vực nông thôn là 2,07% (Năm 2016 là 2,12%; năm 2015 là 2,39%).

3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật

Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo thanh tra tỉnh trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, cho nên công tác của Thanh tra Sở được thuận lợi, bám sát vào thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao của ngành.

Qua công tác thanh tra đã kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện các chính sách về lao động, người có công và xã hội. Đồng thời cũng hướng dẫn các đối tượng thanh tra thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật. Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Việc thực hiện nhiệm vụ của ngành ngày càng tăng, trong khi đó biên chế cho thanh tra không được bổ sung cho nên việc triển khai công tác thanh tra đôi khi còn chậm, nhiều trường nhiều đối tượng thuộc phạm vi quản lý của nghành chưa được thanh kiểm tra, cho nên còn nhiều trường hợp chấp hành chưa đúng các quy định của pháp luật.

- Việc phối hợp với giữa các cơ quan trong quá trình thanh tra đôi khi còn thực hiện chưa đầy đủ theo quy chế phối hợp công tác.

Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả thanh tra hành chính

Đơn vị

Số cuộc thanh tra

Số đơn vị được thanh tra Số đơn vị có vi phạm

Đã thu Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra

Ghi chú Tổng số Đang thực hiện Hình thức Tiến độ Tiền (Trđ) Đất (m2) Tổng số KLTT và QĐ xử lý đã kiểm tra, đôn đốc

Kết quả kiểm tra, đôn đốc

trước chuyển sang Triển khai trong kỳ báo cáo Theo Kế hoạch Đột xuất Kết thúc thanh tra trực tiếp Đã ban hành kết luận Tiền (Trđ) Đất (m2) Đã xử lý hành chính Đã khởi tố Phải thu Đã thu Phải thu Đã thu Tổ chức nhân Vụ Đối tượng MS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 2015 02 0 02 02 02 0 01 01 0 0 2016 01 03 03 03 01 0 01 0 0 2017 01 04 04 04 0 0 0 0 0

Công tác thanh tra đã bám sát định hướng, kế hoạch và đạt được nhiều kết quả; đã sớm xây dựng và triển khai kế hoạch công tác thanh tra theo đúng nội dung, yêu cầu và định hướng của Bộ, ngành. Công tác việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra được đã được quan tâm hơn, kết quả phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua hoạt động thanh tra được nâng lên; công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra, thẩm định kết luận thanh tra, đôn đốc thực hiện xử lý sau thanh tra có tiến bộ hơn.

Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức nên việc thực hiện kiến nghị thanh tra còn chậm, một số đối tượng thanh tra cố tình không chấp hành quyết định xử phạt hành chính.

Việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền gặp khó khăn, mất nhiều thời gian trong quá trình xác minh hồ sơ đối tượng từ những thời kỳ trước, quá trình phối hợp giữa các cơ quan liên quan còn chậm dẫn đến việc giải quyết bị quá thời hạn.

Một số quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh tra còn bất cập nhưng chưa được ban hành, sửa đổi, bổ sung; chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra còn hạn chế nhất định; việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức trong thanh tra tuy đã từng bước đổi mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; sự phối hợp, kết hợp trong công tác có lúc chưa chặt chẽ; một số chủ trương của ngành tuyên truyền còn chưa kịp thời.

Phương hướng nhiệm vụ những năm tiếp theo

- Thực hiện kế hoạch Thanh tra, kiểm tra năm 2018;

- Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, tăng cường cường kiểm tra việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra. Phối hợp với các Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an các huyện, thành phố, thị xã điều tra các vụ tai nạn lao động theo thẩm quyền.

- Phân công trách nhiệm, chỉ đạo phối hợp thực hiện cụ thể cho các bộ phận trong việc giải quyết đơn thư. Thanh tra Sở và các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp tốt trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của công dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về phòng chống tham nhũng; nâng cao vai trò, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc phòng ngừa, phát hiện tham nhũng. Đẩy mạnh phối hợp giữa các cấp, các ngành về công tác phòng chống tham nhũng.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp Yên bình, tỉnh Thái Nguyên nghiệp Yên bình, tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Yếu tố bên ngoài

- Chế độ, chính sách văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp: Chế độ chính sách văn bản pháp luật quản lý nhà nước về lao động cần phải rõ ràng, bám sát thực tế qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về lao động, làm tiền đề cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện của lao động.

- Toàn cầu hóa mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế: Ngày nay hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia, vì vậy lao động mỗi quốc gia cần được trang bị những kiến thức pháp luật, chế độ ngày một đổi mới theo hình thức này để có thể bắt kịp với những phương thức quản lý nhà nước về lao động ngày một phát triển.

- Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lao động.Nơi làm việc là không gian sản xuất được trang bị máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động.Tổ chức phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con

người. Nơi làm việc được tổ chức một cách hợp lý và phục vụ tốt góp phần bảo đảm cho người lao động có thể thực hiện các thao tác trong tư thế thoải mái nhất. vì vậy tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, nâng cao năng suất lao động. Vì vậy trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý nhà nước phải đầy đủ, hiện đại sẽ góp phần tạo điều kiện cho quản lý nhà nước về lao động.

3.3.2. Yếu tố bên trong

- Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý tại khu công nghiệp: Nếu yếu tố trang thiết bị công nghệ giữ chức năng truyền tải vận hành thì yếu tố con người điều khiển sự vận hành đó. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều mang trong mình một yếu tố riêng vốn có của họ. Vì thế quản lý nhân lực phải làm sao phát huy được điểm mạnh, hạn chế điểm yếu nhằm đem lại lợi ích cho tổ chức. Mặt khác, quản lý nhân lực phải tạo ra được cơ chế làm việc hợp lý, kỷ luật chặt chẽ và giám sát thi hành đảm bảo gắn liền lợi ích, trách nhiệm của cá nhân với tổ chức. Do đó muốn làm được công tác quản lý nhân lực có hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng công việc, thì phải nâng cao nhận thức của người lao động. Qua đó ta thấy được kỹ năng làm việc, kỷ luật lao động, trình độ nhận thức của người lao động ảnh hưởng đến hiệu quản lý.

- Cơ cấu tổ chức:

Các quyết định quản lý được thực hiện thông qua các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp. Các bộ phận đó được xác định vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm thông qua cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Vì thế tính ổn định, khoa học của cơ cấu tổ chức sẽ đảm bảo cho việc triển khai quyết định quản lý được diễn ra nhanh chóng, đúng kế hoạch đặt ra. Mặt khác thông qua cơ cấu tổ chức quá trình truyền thông được thực hiện, tính hiệu quả của quá trình này gắn liền với cơ cấu tổ chức và gắn liền với hiệu quả hiệu lực quản lý.

- Năng lực của nhà quản lý:

Ngoài các yếu tố kể trên thì hiệu lực của công tác quản lý nhân lực còn chịu sự tác động mạnh mẽ của năng lực quản lý. Đây là một yếu tố chủ quan bao gồm tổng hòa nhiều vấn đề khác nhau mà nhà quản lý phải đảm bảo.

Nhà quản lý phải là người có tầm nhìn chiến lược, biết nhìn xa trông rộng, họ phải thấy được những nguy cơ và thách thức đối với tổ chức để có giải pháp đúng đắn. Sau đó, họ phải có kỹ năng làm việc với con người, phải biết phối hợp hoạt động của từng cá nhân riêng lẻ trong tập thể nhằm đem lại lợi ích cho tổ chức để có giải pháp đúng đắn. Bên cạnh đó họ phải biết vận dụng kiến thức vào thực tế để đạt kết quả cao. Ngoài ra, nhà quản lý còn phải xây dựng cho mình kỹ năng đàm phán, giao tiếp, giải quyết xung đột.

- Sự hiểu biết pháp luật, tính tự giác của cá nhân tổ chức thực hiện nghĩa vụ tại khu công nghiệp:Người lao động cần được trang bị những kiến thức về pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng. Trong tổ chức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thị họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức, Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

3.4. Những thành công và hạn chế của quản lý Nhà nước về lao động tại khu công nghiệp Yên bình, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 67)