Khái quát về khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

5. Kết cấu của đề tài

3.1. Khái quát về khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Khu công nghiệp Yên Bình

Dự án Tổ hợp khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình (gọi tắt là Tổ hợp Yên Bình) do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Yên Bình (Công ty Yên Bình) làm chủ đầu tư và được quy hoạch trên diện tích hơn 8.000ha thuộc hai huyện Phổ Yên và Phú Bình (Giấy phép đầu tư số 17221000088). Nơi đây là tâm điểm của 5 thành phố lớn gồm: Thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Yên trong vòng bán kính 30km. Bởi vậy, Tổ hợp Yên Bình có lợi thế rất lớn trong việc huy động nguồn lực và kết nối giao thông đến các đô thị, thị trường lớn trong khu vực bằng cả đường bộ, đường không, đường sắt và đường thủy.

Tính đến thời điểm này, tổng vốn đầu tư thực hiện của Công ty cổ phần Yên Bình là hơn 4,500 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 2,800 tỷ đồng.

- Vài nét về tình hình hoạt động hiện nay trong các Khu

Samsung

Bắt đầu với Samsung làm công ty dẫn đầu, các dự án đi sau hỗ trợ gồm trường đại học, công trình kho vận đa dạng, công trình văn hóa, công trình thể thao được thiết lập trong Tổ hợp Yên Bình, và được tối ưu hóa cho ngành công nghệ thông tin.

Tập đoàn Samsung đã thuê hơn 200 ha đất và đang mở rộng thêm hơn 100 ha tại Khu công nghiệp Yên Bình để đầu tư Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung với vốn đăng ký đến năm 2015 là 6,4 tỷ đô la Mỹ.

Giai đoạn đầu của Dự án dự kiến sẽ thu hút được khoảng gần 100.000 lao động tính đến cuối năm 2015.

Công ty điện tử Samsung, dẫn đầu trong ngành công nghệ thông tin, sẽ là một cái tên quảng bá cho Tổ hợp Yên Bình, tạo ra một bước tiến mới trong nền công nghiệp, cùng nhau phát triển những sản phẩm tốt hơn.

Khu công nghiệp phụ trợ

Yên Bình cũng đã tích cực tham chiếu và có đối sách trong quy hoạch tổng thể, bao gồm những thiết kế khu căn hộ cho công nhân, những người lao động làm việc tại nơi này (Dự án Khu nhà ở cho người lao động).

Đô thị thông minh Yên Bình (khu đô thị sinh thái và khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình)

Được thiết kế với một hệ thống hạ tầng cơ sở thông minh, hiện đại và đồng bộ, nơi mà công nghệ thông tin, truyền thông và tự động hóa là những nguồn lực chủ đạo.

Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình Khu nhà ở công nhân Yên bình

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Yên bình Khu resort nghỉ dưỡng + sân goft 36 lỗ

Khu sản xuất chè và khu kho vận

Khu bảo tồn văn hóa làng xã (Khu di tích lịch sử vua Lý Nam đế + Lễ hội chùa hang)

Khu trồng chè và du lịch nghỉ dưỡng chè Các ngành nghề thu hút đầu tư

- Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao; - Sản xuất điện, điện tử;

- Cơ khí chế tạo; - Cơ khí chính xác.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khu công nghiệp Yên Bình

Công ty Yên Bình được thành lập bởi các cổ đông là những tổ chức, những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, khả năng kêu gọi đầu tư và rất nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án bất động sản, khu công nghiệp lớn tại Việt Nam, như: Công ty Cổ phần An Phú Long, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt.

Trong xu thế hợp tác khu vực và quốc tế sâu rộng ngày nay, Công ty Yên Bình đã thiết lập quan hệ tốt đẹp với một số đối tác của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới trên quan điểm tin tưởng, chia sẻ hài hoà lợi ích và cùng phát triển. Công ty Yên Bình cũng đã ký kết các thỏa thuận liên kết, liên doanh đầu tư với các tập đoàn, công ty đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm phát triển dự án như Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), Quỹ đầu tư phát triển hạ tầng Vinacapital (VNI), Công ty TSQ Việt Nam…

Với tâm huyết và quyết tâm của một nhà đầu tư, trong thời gian hơn 4 năm qua, Công ty Yên Bình đã đầu tư vốn, trí tuệ và luôn vững tâm tiếp tục hoàn thành trọn vẹn các kế hoạch về quy hoạch, lập dự án đầu tư, trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật. Cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, của các Sở, ban, ngành của Tỉnh cũng như sự đồng thuận, giúp đỡ của chính quyền và Nhân dân hai huyện: Phổ Yên và Phú Bình; bằng những việc làm, kết quả cụ thể, thể hiện rất rõ trong đồ án quy hoạch Dự án tổ hợp Yên Bình vì mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững, Công ty Yên Bình ý thức rất rõ vai trò của việc xây dựng lòng tin với chính quyền các cấp, với Nhân dân khu vực dự án và với các đối tác khi thực hiện việc kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư có uy tín và có tiềm lực mạnh về tài chính, cũng như kinh nghiệm quản lý và đầu tư.

Tổ hợp Yên Bình được phát triển theo xu hướng “Tăng trưởng xanh’ sẽ là một thành phố phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa con người, thiên

nhiên và công nghệ, mang đến cho cộng đồng các nhà đầu tư và dân cư một nơi sinh sống, làm việc và hưởng thụ lâu dài - Đó cũng là mục tiêu mà các đô thị thông minh trên thế giới đã và đang hướng tới, điển hình như các thành phố: Kitakyushu (Nhật Bản), Songdo (Hàn Quốc), Masdar (Dubai), Putrajaya (Malaysia), Silicon Valley (USA)….

Tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải cacbonic, sử dụng công nghệ cao và các sản phẩm thân thiện với môi trường… là những mục tiêu cụ thể cho việc ứng xử với năng lượng và thiên nhiên của Tổ hợp Yên Bình ngay từ giai đoạn đầu triển khai dự án.

Tổ hợp Yên Bình được phát triển trở thành biểu tượng tiên phong về một thành phố xanh, tri thức và hiện đại. Một cộng đồng thông minh, giàu tính nhân văn và phát triển bền vững. Dự án được quy hoạch đồng bộ, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và định hướng phát triển chung của Việt Nam, là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư đến đầu tư, sinh sống, làm việc và hưởng thụ lâu dài.

3.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý lao động tại khu công nghiệp Yên Bình

Sơ đồ 3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Khu Công nghiệp Yên Bình

(Nguồn: Khu Công nghiệp Yên Bình)

Trưởng Ban Phòng Quản lý môi trường Phòng Đại diện Phòng Quản lý doanh nghiệp Phòng Quản lý lao động Phòng Quản lý Quy hoạch và XD Văn phòng Phó trưởng ban Phó trưởng

Nhiệm vụ lãnh đạo ban:

* Trưởng ban: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ,

HĐND, UBND tỉnh về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban.

Điều hành công việc hàng ngày của Ban và làm chủ Tài khoản; là người phát ngôn của Ban.

Phụ trách các lĩnh vực:

- Công tác tổ chức và nhân sự; công tác hành chính quản trị; thi đua khen thưởng và kỷ luật;

- Công tác cải cách hành chính;

- Công tác vận động, xúc tiến đầu tư và tiếp nhận đầu tư; - Công tác kế hoạch;

- Trực tiếp phụ trách Văn phòng và Phòng Quản lý Đầu tư; - Sinh hoạt tại Văn phòng Ban.

* Phó trưởng ban:

Thay mặt Trưởng Ban điều hành công việc của Ban khi Trưởng Ban vắng mặt và được Trưởng Ban uỷ quyền làm chủ Tài khoản.

Phụ trách các lĩnh vực:

- Công tác quy hoạch phát triển các khu, các khu phụ trợ và nhà ở cho công nhân KCN; công tác quy hoạch chi tiết và thực hiện quy hoạch chi tiết các KCN; công tác tham gia thiết kế cơ sở, cấp chứng chỉ quy hoạch và cấp phép xây dựng;

- Công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các KCN; - Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các KCN;

- Trực tiếp phụ trách: Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường và Công ty phát triển hạ tầng KCN;

- Sinh hoạt tại Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường.

- Công tác thông tin tổng hợp, chỉ đạo xây dựng các báo cáo tổng hợp định kỳ và đột xuất theo yêu cầu; phụ trách Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả”; công nghệ thông tin, tuyên truyền;

- Công tác Quản lý Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu; nắm tình hình các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN;

- Chỉ đạo theo dõi Công tác An ninh, Phòng cháy chữa cháy trong các KCN; - Công tác bảo vệ môi trường;

- Trực tiếp phụ trách: Phòng Quản lý Doanh nghiệp - Xuất nhập khẩu và Phòng Đại diện của Ban Quản lý ở các KCN;

- Sinh hoạt tại phòng Quản lý Doanh nghiệp - Xuất nhập khẩu

- Công tác quản lý nhà nước về lao động; thực hiện pháp luật về lao động, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm trong các KCN;

- Công tác Đoàn thể, phong trào thi đua trong các doanh nghiệp KCN; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động;

- Trực tiếp phụ trách: Phòng Quản lý Lao động; - Sinh hoạt tại Phòng Quản lý Lao động.

Ngoài những nhiệm vụ được phân công trên đây, trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Trưởng Ban sẽ phân công một số công việc khác hoặc uỷ quyền cho các Phó trưởng Ban khi cần thiết.

Trong quá trình thực hiện các Phó trưởng Ban có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban theo quy định hiện hành.

Phòng Quản lý Đầu tư là bộ máy giúp việc của Ban Quản lý, có chức năng tham mưu cho Ban Quản lý về quản lý hành chính Nhà nước đối với công tác quy hoạch phát triển đầu tư; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư; cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, các dự án đầu tư vào KCN theo quy định của pháp luật. có chức năng tham mưu cho Ban Quản lý trong công tác quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp KCN; lĩnh vực kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN của Chủ đầu tư KCN; hoạt động của các Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

* Phòng Quản lý Đầu tư có các nhiệm vụ sau đây:

- Tham mưu cho lãnh đạo Ban có ý kiến với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển khu công nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng, Phòng Quản lý Môi trường tham mưu lãnh đạo Ban trong việc nhà đầu tư đề nghị thỏa thuận chủ trương dự án đầu tư vào KCN;

- Chủ trì, phối hợp với các Phòng: Quản lý Quy hoạch và Xây dựng, Quản lý Môi trường, Quản lý Doanh nghiệp trong việc xem xét hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp dự án thuộc diện thẩm tra, thì ngoài việc phối hợp với các Phòng trên.

- Định kỳ cung cấp danh sách các dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận mới hoặc điều chỉnh cho các phòng nghiệp vụ khác của Ban; phối hợp với Phòng Quản lý Doanh nghiệp, các Phòng Đại diện trong việc rà soát, thống kê các dự án còn hiệu lực;

- Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, tài liệu có liên quan: cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến nghiệp vụ của phòng;

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu về các lĩnh vực được phân công.

* Phòng Quản lý Lao động là bộ máy giúp việc của Ban Quản lý, có

chức năng tham mưu, giúp Ban Quản lý quản lý nhà nước về các lĩnh vực lao động của các doanh nghiệp KCN trong phạm vi quản lý hoặc ủy quyền.

Phòng Quản lý Lao động có các nhiệm vụ sau đây:

- Tham mưu cho lãnh đạo Ban có ý kiến với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến quản lý lao động, nguồn nhân lực cho sự phát triển KCN;

- Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Ban trong việc xây dựng Quy chế phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các lĩnh vực chuyên môn, nhiệm vụ được giao.

- Hướng dẫn doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động và khai trình đăng ký sử dụng lao động; hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp xây dựng nội quy lao động và ký kết thoả ước lao động lao động tập thể, xây dựng thang lương, bảng lương, sổ lao động, cấp giấy phép lao động người nước ngoài;

- Tham mưu cho lãnh đạo Ban trong việc chấp thuận hồ sơ đăng ký nội quy lao động, thang lương, bảng lương, thỏa ước lao động tập thể; cấp sổ lao động; cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Hội đồng hoà giải cơ sở, Hội đồng bảo hộ lao động; phối hợp với tổ chức công đoàn tiến hành hoà giải tranh chấp lao động đối với doanh nghiệp chưa có hội đồng hoà giải cơ sở.

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý Đầu tư, Trung tâm Giới thiệu việc làm KCN thống kê, tổng hợp nguồn cung, cầu và sự biến động cung cầu lao động của các doanh nghiệp; tham mưu cho lãnh đạo Ban xây dựng nguồn nhân lực cho sự phát triển các KCN từng thời kỳ.

- Chủ trì, phối hợp với các Phòng Đại diện và các cơ quan chức năng của tỉnh, của địa phương trong việc giải quyết đình công, ngừng việc tập thể; tổng hợp báo cáo, phân tích đánh giá và đề xuất với lãnh đạo Ban về các giải pháp nhằm hạn chế việc đình công;

- Phối hợp với Phòng Đại diện, Thanh tra Ban Quản lý trong việc giải quyết đơn khiếu nại, tranh chấp lao động; đơn khiếu nại,

- Phối hợp với Công đoàn KCN và Liên đoàn Lao động các huyện, thị trong việc vận động, đôn đốc các doanh nghiệp KCN thành lập tổ chức công đoàn cơ sở theo quy định;

- Tham mưu cho lãnh đạo Ban trong việc phê duyệt kế hoạch của doanh nghiệp KCN đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày;

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu về các lĩnh vực được phân công;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban Quản lý giao. * Phòng Quản lý Môi trường

Là phòng nghiệp vụ thuộc bộ máy giúp việc của Ban Quản lý các Khu công nghiệp, có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Ban Quản lý tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý môi trường trong các KCN thuộc phạm vi của Ban Quản Lý.

1. Tham mưu, đề xuất và trình Ban Quản lý ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý môi trường.

2. Hướng dẫn các doanh nghiệp KCN trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về môi trường thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý đã ban hành; những trường hợp chưa quy định hoặc còn vướng mắc, thì chủ động tham mưu , báo cáo Lãnh đạo Ban cho ý kiến chỉ đạo để hướng dẫn, trả lời cho doanh nghiệp;

3. Hướng dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp KCN và các công ty Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp triển khai thực hiện các biện pháp môi trường trong giai đoạn xây dựng cũng như giai đoạn vận hành;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)