Ban hành chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Ban hành chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực tạ

3.2.1. Ban hành chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực tại khu công nghiệp khu công nghiệp

Theo đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Ban quản lý KCN thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN. Trường hợp KCN nằm trên địa bàn của nhiều tỉnh, thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở của Ban quản lý KCN có văn bản ủy quyền.

Ban quản lý KCN được ủy quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong KCN; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong KCN.

Ban quản lý KCN cũng được ủy quyền đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể; hệ thống thang, bảng lương của các doanh nghiệp trong KCN.

Việc đăng ký kế hoạch đưa người lao động của doanh nghiệp trong KCN đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cũng nằm trong các nhiệm vụ Ban quản lý KCN được ủy quyền thực hiện.

Ngoài ra, Ban quản lý KCN nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của các doanh nghiệp trong KCN.

Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương và bộ máy của Ban quản lý KCN, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Ban quản lý KCN trao đổi để thống nhất việc ủy quyền tất cả hoặc một số công việc nêu trên.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu Ban quản lý KCN phải trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đã được ủy quyền và phải chịu trách nhiệm trước cơ

quan ủy quyền và pháp luật. Định kỳ 6 tháng/1 năm, Ban quản lý KCN báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc thực hiện nhiệm vụ ủy quyền.

Hướng dẫn khu công nghiệp xây dựng thang, bảng lương, đến nay 100% doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã xây dựng thang bảng lương theo quy định. Tư vấn chế độ lao động, tiền lương và BHXH, tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền những điểm mới về BHXH theo luật BHXH năm 2014 cho cán bộ LĐ- TBXH, cán bộ BHXH và doanh nghiệp.

Cụ thể, việc tuyển người lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động Việt Nam; làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (gọi chung là khu công nghiệp) theo quy định tại Điều 11 và Khoản 2 Điều 168 của Bộ luật lao động được quy định như sau: Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển người lao động Việt Nam; người lao động có quyền trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm.

Ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Nội dung thông báo bao gồm: Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển; loại hợp đồng dự kiến giao kết; mức lương dự kiến; điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc.

Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động thời gian tuyển lao động.

Người sử dụng lao động, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai kết quả tuyển lao động trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.

Trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu.

Người sử dụng lao động chi trả các chi phí cho việc tuyển lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh các khoản chi phí sau đây: Thông báo tuyển lao động; tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động; tổ chức thi tuyển lao động; thông báo kết quả tuyển lao động.

Trường hợp tuyển lao động thông qua tổ chức dịch vụ việc làm thì người sử dụng lao động phải thanh toán tiền phí dịch vụ việc làm về tuyển lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 11, Bộ luật lao động, người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Tại Khoản 2, Điều 168 Bộ luật lao động quy định: Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật bảo vệ.

Về công tác tuyển dụng nhân sự: Các doanh nghiệp tại khu công nghiệp đều nhận thức rõ và xây dựng quy trình tuyển dụng công khai minh bạch, dựa trên nguyên tắc tuyển theo yêu cầu công việc và đúng chuyên môn được đào tạo. Lao động kỹ thuật chiếm tỷ lệ không cao nhưng là lục lượng nòng cốt để phát triển sản xuất tuy nhiên thực tế tuyển dụng lao động kỹ thuật rất khó khăn.

Bảng 3.1: Lao động được tuyển dụng theo kế hoạch (nhóm nghề)

ĐVT: %

Nhóm nghề Tỷ lệ

- Điện tử, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo máy 35

- Kỹ thuật khác 20

- Kinh tế, kế toán, tài chính 60

- Hành chính, văn phòng 40

- khác 70

(Nguồn: Ban quản lý KCN Yên Bình)

Để công tác tuyển chọn lao động thành công, doanh nghiệp tại KCN Yên bình đã dùng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là biện pháp luân chuyển sắp xếp lại. Đây cũng là đặc trưng tại KCN Yên bình về lao động.

Bảng 3.2: Các biện pháp tuyển nhân viên

ĐVT: %

Yếu tố Tỷ lệ

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng 55,1

Nhờ sự sắp xếp theo quy định nhà nước 61,2

Dán áp phích quảng cáo tại trụ sở 34,7

Thông tin truyền miệng qua nhân viên tại 63,3 Thông qua cơ sở, trung tâm giới thiệu việc làm 46,9

Bổ nhiệm, luân chuyển, sắp xếp lại 837

Tuyển từ những người thử việc, học nghề 79,6

(Nguồn: Ban quản lý KCN Yên Bình)

Hướng dẫn khu công nghiệp xây dựng thang, bảng lương, đến nay 100% doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã xây dựng thang bảng lương theo quy định. Tư vấn chế độ lao động, tiền lương và BHXH, tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền những điểm mới về BHXH theo luật BHXH năm 2014 cho cán bộ LĐ- TBXH, cán bộ BHXH và doanh nghiệp.

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định thời giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trong 1 tuần; ca làm việc, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc, làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm; nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

- Trật tự nơi làm việc: Quy định phạm vi làm việc, đi lại trong giờ làm việc, văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công điều động của người sử dụng lao động (trừ trường hợp thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao đông, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình).

- An toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: Trách nhiệm nắm vững các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; chấp hành biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuân thủ nội quy, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc.

- Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: Danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ phải bảo vệ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.

- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Danh mục hành vi vi phạm, mức độ vi phạm tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật lao động; mức độ thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

3.2.2. Xác lập, duy trì và phát triển quan hệ lao động khu công nghiệp

Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kể hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội. Quy định danh mục những

nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động; Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ;

Để đánh giá thực trạng sử dụng nguồn lao động các doanh nghiệp tại KCN Yên bình, đề tài đã tiến hành khảo sát tại các đơn vị trong KCN Yên Bình.

Nói đến tình hình lao động là nói đến cơ cấu lao động về mặt số lượng, trình độ, tuổi đời, giới tính các chỉ tiêu đó sẽ cho ta cái nhìn toàn diện về tình hình nhân sự tại KCN Yên bình. Trước hết về mặt trình độ:

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo trình độ

Trình độ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Trên đại học 4 2.50 6 3.5 6 3.37 Đại học 133 83.12 155 90.60 144 80.90 Cao đẳng 9 5.625 2 1.17 2 1.123 Trung cấp 10 6.25 7 4.10 19 10.67 THPT 4 2.50 0 0 0 0 Tổng 160 100 171 100 178 100

(Nguồn: Ban quản lý KCN Yên Bình)

Qua bảng số liệu ta thấy số lượng nhân sự tại KCN tăng cả chất lượng và số lượng, năm 2015 so với năm 2017 tăng 18 người với mức tăng 11.15%. Nhưng sự tăng về số lượng chưa đáng kể, biến động ít. Trình độ CBCVV có trình độ đại học chiếm đa số (trên 80%) trình độ CBCNV có trình độ cao đẳng và đại học tương đối ít, chiếm tỷ lệ nhỏ ở tất cả các năm. Như vậy trình độ của CBCNV của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tương đối cao

phù hợp với đặc thù công việc trong khu công nghiệp. Do yêu cầu đặc thù công việc của cán bộ cấp quản lý đòi hỏi trình độ của CBCNV phải có trình độ cao. Số ít người có trình độ trung cấp và THPT làm bảo vệ hoặc lái xe.

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo giới tính và tuổi đời

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

A Theo giới tính 160 171 178 1 Nữ 58 61 62 2 Nam 102 (63.74%) 110 (64.32%) 116(65.16%) B Theo độ tuổi 1 Tuổi từ 18- 40 112 130 135 2 Tuổi từ 40 trở lên 48 (30%) 41 (24%) 43 (41,4%)

(Nguồn: Ban quản lý KCN Yên Bình)

Do đặc thù công việc về xây dựng và dịch vụ nên nam giới chiếm tỷ lệ cao, đều chiếm hơn 60% ở các năm. Nhưng công việc hành chính văn phòng tỷ lệ nữ chiếm hơn 30%, vì công việc hành chính văn phòng đòi hỏi tỷ lệ nam nữ tương đối cân bằng nên tỷ lệ nữ hơi ít.

Xét về tuổi đời tỷ lệ lao động trên 40 chiếm tỷ thấp qua các năm, số cán bộ công nhân trẻ tuổi tăng cao qua các năm. Điều này KCN Yên Bình cần phát huy để góp phần làm trẻ hóa đội ngũ nhân sự.

Quá trình sắp xếp lại lao động làm cho lao động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Yên Bình thường xuyên biến động qua các năm. Trong đó số lao động tăng lớn hơn số lao động giảm:

Bảng 3.5: Tình hình biến động lao động qua các năm tại KCN

Năm LĐ giảm LĐ tăng +/-

2015 1767 3058 +1291

2016 779 4951 +4172

2017 687 5000 +4313

Thu nhập bình quân đầu người của công nhân viên các doanh nghiệp tại khu công nghiệp nhìn chung tăng đều qua các năm:

Bảng 3.6: Tình hình thu nhập cán bộ công nhân viên qua các năm

Năm Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng) Mức tăng (%) 2015 33,60 +0 2016 36,00 +6,6 2017 38,40 +6,6

(Nguồn: Ban quản lý KCN Yên Bình)

Về công tác bố trí sử dụng nhân sự: Công việc này luôn là vấn đề phức

tạp nhưng có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Hầu hết các lãnh đạo trong doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác bố trí sử dụng nhân lực.

Bảng 3.7: Đánh giá của các đơn vị về tầm quan trọng của các tiêu chí liên quan đến sử dụng lao động

Yếu tố Tỷ lệ (%)

(1) Những thay đổi bố trí, sử dụng nhân sự

- Sắp xếp lại lao động theo hướng tinh giảm bộ máy 90,0 - Đánh giá đúng trình độ, năng lực trước khi bố trí sắp xếp

công việc

90,0

- Luân chuyển lao động 78,0

- Sử dụng các phương tiện hiện đại để quản lý, đánh giá nhân viên

98,0 (2) Việc đáp ứng các vấn đề cho người lao động

- Cải tạo điều kiện lao động an toàn và vệ sinh 90,0

- Nâng cao tinh thần của người lao động 94,0

- Duy trì mối quan hệ tốt giữa người quản lý và người lao động 98,0 - Khuyến khích mọi người phục vụ lâu dài 94,0 (3) Hệ thống phát triển quá trình nâng cao trình độ nghiệp

vụ, chuyên môn

- Tạo điều kiện cho việc phát triển nghề nghiệp trong công ty 96,0 - Biết sử dụng tốt hơn những lao động lớn tuổi 74,0 - Biết sử dụng tốt hơn những lao động nữ 66,0 - Nâng cao khả năng quản lý hành chính của lãnh đạo 98,0 - Đa dạng hóa tay nghề và kỹ năng của người lao động 88,0

Mức độ phù hợp giữa trình độ của người lao động với công việc hiện tại mà họ đảm nhận cũng là yếu tố đánh giá về công tác bố trí sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Yên Bình.

Khi đánh giá về mức độ sử dụng lao động phù hợp với trình độ được đào tạo cho thấy mặc dù lao động kỹ thuật rất khó khăn trong công tác tuyển dụng nhưng mức độ bố trí lao động kỹ thuật phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo lại chiếm tỷ lệ cao nhất (87,5%), sau đó là lao động có trình độ đại học và sau đại học (66,6%). Tỷ lệ % cao trên tất cả các tiêu chí cho thấy việc bố trí, quản lý và sử dụng lao động hợp lý, linh hoạt phù hợp với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nhân lực trong tương lai đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Các phúc lợi, chế độ đãi ngộ ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Bảng 3.8: Mức độ phù hợp giữa trình độ được đào tạo với công việc

ĐVT: % Mức độ Trên ĐH ĐH, CĐ TCCN CNKT Rất phù hợp 5.5 8,2 7.2 10.1 Phù hợp 81.6 66.6 55.4 87.5 Ít phù hợp 10 19.5 31.5 2.0 Không phù hợp 2.9 5.7 5.9 0.4 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Ban quản lý KCN Yên Bình)

Trong quá trình sử dụng lao động, các doanh nghiệp tại KCN Yên Bình thường xuyên phải bố trí sắp xếp lại lao động. Số lao động được tuyển mới chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các dự án mở rộng sản xuất hoặc dự án mới. Số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 49)