Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho kinh nghiệm quản lý Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho kinh nghiệm quản lý Nhà

Nhà nước về lao động tại khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên

Nhằm giúp người lao động, cán bộ quản lý nắm vững các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động, tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và thể hiện quyền, nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp, từng bước hình thành thói quen hành động theo pháp luật, giúp người lao động giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội theo pháp luật, tránh xung đột trong mối quan hệ với người sử dụng lao động. Nhận thức được điều đó, những năm qua công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách cho NLĐ ở các KCN được Ban quản lý các Khu công nghiệp hết sức chú trọng, phối hợp LĐLĐ tỉnh, BHXH tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công đoàn các KCN, tổ chức công đoàn cơ sở, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, các tổ chức phi Chính phủ...tổ chức thực hiện định kỳ hàng năm. Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu công nghiệp, Công đoàn Khu công nghiệp thực hiện các buổi tập huấn, giới thiệu, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động, quyền, lợi ích và trách nhiệm của người sử dụng lao động, của người lao động trực tiếp cho từng doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp thông qua tổ chức Công đoàn.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào việc trả lời một số các câu hỏi chính sau:

- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về lao động tại Khu công nghiệp Yên Bình, thị xã Phổ Yên như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về lao động Khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên?

- Giải pháp giải quyết tồn tại hạn chế trong quản lý nhà nước về lao động Khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

2.2.1.1. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về lao động tại Khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Hệ thống chính sách, chế độ, văn bản pháp luật của nhà nước và vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập, mở cửa nền kinh tế. Các yếu tố bên trong gồm các yếu tố thuộc về nội tại của quản lý nhà nước về lao động tại địa phương như: Tổ chức bộ máy; Năng lực của cán bộ; Trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lao động. Các yếu tố có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và liên kết với nhau trong một hệ thống động.

2.2.1.2. Khung phân tích

Nghiên cứu tiến hành phân tích công tác quản lý nhà nước về lao động tại Khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nó, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để thực hiện phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu. Nguồn thông tin được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chi cục Thuế, phòng nội vụ thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái nguyên, Bảo hiểm xã hội thị xã Phổ Yên, UBND phường Đồng Tiến, cộng đồng dân cư địa phương. Trên cơ sở những số liệu thu thập sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: sơ yếu lý lịch của từng lao động tại Phòng nội vụ thị xã Phổ Yên, sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên, Bảo hiểm xã hội thị xã Phổ Yên, Báo cáo kế hoạch tháng của Khu công nghiệp Yên Bình, UBND phường Đồng Tiến, báo cáo của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, hồ sơ nhân lực tại phòng Tổ chức- Hành chính của đơn vị. Trên cơ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG

Hệ thống chính sách, chế độ, văn

bản PL về QL nhà nước về LĐ Toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa nền kinh tế

Tổ chức bộ máy quản lý NN về LĐ Năng lực cán bộ Hiểu biết, ý thức của người LĐ Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên

sở những số liệu thu thập sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể.

- Bảng thống kê: là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích.

- Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách rõ ràng, trực quan các đặc trưng về số lượng và xu hướng biến động về mặt lượng của hiện tượng giúp tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng.

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

2.2.4.1 Xử lý thông tin

- Đối với thông tin sơ cấp bằng cách phỏng vấn chuyên gia tác giả sẽ tổng hợp lại bằng phần mềm Excel để tổng hợp và đưa ra những ý kiến đóng góp giống nhau và khác nhau.

- Đối với thông tin thứ cấp tác giả sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS.

2.2.4.2 Phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: các số liệu thống kê sau khi thu thập và

xử lý sẽ được dùng để làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và mối liên hệ giữa các hiện tượng, từ đó có thể rút ra các kết luận khoa học về bản chất và xu hướng của hiện tượng nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu về quản lý lao độn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đề tài đã sử dụng một số phương pháp phân tích thống kê chính như sau: phương pháp tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối và bình quân; phương pháp dãy số biến động theo thời gian; phương pháp chỉ số...

- Phương pháp so sánh: So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện

tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Phương pháp so sánh gồm các dạng:

- So sánh các nhiệm vụ kế hoạch với thực thế triển khai - So sánh qua các giai đoạn khác nhau

- So sánh các đối tượng tương tự: Đánh giá mức độ chênh lệch giữa 2 bộ phận trong 1 hệ thống, hoặc giữa 2 yếu tố cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian.

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình

2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh kế hoạch quản lý nhà nước về lao động: Các chỉ tiêu về chính sách tiền lương, thưởng; pháp luật về lao động; chỉ tiêu về an toàn lao động; vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; chính sách thuế.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý nhà nước về lao động: chỉ tiêu về năng suất lao động; mức sống và thu nhập của người lao động; Trình độ của người lao động; Việc tuân thủ các quy định và kỷ luật lao động; so sánh năng

suất lao động hàng năm; kết quả công tác đào tạo nghề dạy nghề tại trung tâm, cơ sở dạy nghề; tình hình lao động và sử dụng lao động qua các năm; quy mô và biến động lao động qua các năm.

- Chỉ tiêu phản ánh triển khai tiến hành quản lý nhà nước về lao động: chỉ tiêu về nghiên cứu và thống kê lao động; cung cầu và sự biến động cung cầu lao động; các tiêu chuẩn lao động; đào tạo nguồn nhân lực tại khu công nghiệp; công tác hướng nghiệp, dạy nghề; bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quản lý nhà nước về lao động: khen thưởng và kỷ luật người lao động; kết quả xử lý vi phạm pháp luật về lao động; kết quả xử lý vi phạm những quy định tại khu công nghiệp.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Khu công nghiệp Yên Bình

Dự án Tổ hợp khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình (gọi tắt là Tổ hợp Yên Bình) do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Yên Bình (Công ty Yên Bình) làm chủ đầu tư và được quy hoạch trên diện tích hơn 8.000ha thuộc hai huyện Phổ Yên và Phú Bình (Giấy phép đầu tư số 17221000088). Nơi đây là tâm điểm của 5 thành phố lớn gồm: Thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Yên trong vòng bán kính 30km. Bởi vậy, Tổ hợp Yên Bình có lợi thế rất lớn trong việc huy động nguồn lực và kết nối giao thông đến các đô thị, thị trường lớn trong khu vực bằng cả đường bộ, đường không, đường sắt và đường thủy.

Tính đến thời điểm này, tổng vốn đầu tư thực hiện của Công ty cổ phần Yên Bình là hơn 4,500 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 2,800 tỷ đồng.

- Vài nét về tình hình hoạt động hiện nay trong các Khu

Samsung

Bắt đầu với Samsung làm công ty dẫn đầu, các dự án đi sau hỗ trợ gồm trường đại học, công trình kho vận đa dạng, công trình văn hóa, công trình thể thao được thiết lập trong Tổ hợp Yên Bình, và được tối ưu hóa cho ngành công nghệ thông tin.

Tập đoàn Samsung đã thuê hơn 200 ha đất và đang mở rộng thêm hơn 100 ha tại Khu công nghiệp Yên Bình để đầu tư Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung với vốn đăng ký đến năm 2015 là 6,4 tỷ đô la Mỹ.

Giai đoạn đầu của Dự án dự kiến sẽ thu hút được khoảng gần 100.000 lao động tính đến cuối năm 2015.

Công ty điện tử Samsung, dẫn đầu trong ngành công nghệ thông tin, sẽ là một cái tên quảng bá cho Tổ hợp Yên Bình, tạo ra một bước tiến mới trong nền công nghiệp, cùng nhau phát triển những sản phẩm tốt hơn.

Khu công nghiệp phụ trợ

Yên Bình cũng đã tích cực tham chiếu và có đối sách trong quy hoạch tổng thể, bao gồm những thiết kế khu căn hộ cho công nhân, những người lao động làm việc tại nơi này (Dự án Khu nhà ở cho người lao động).

Đô thị thông minh Yên Bình (khu đô thị sinh thái và khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình)

Được thiết kế với một hệ thống hạ tầng cơ sở thông minh, hiện đại và đồng bộ, nơi mà công nghệ thông tin, truyền thông và tự động hóa là những nguồn lực chủ đạo.

Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình Khu nhà ở công nhân Yên bình

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Yên bình Khu resort nghỉ dưỡng + sân goft 36 lỗ

Khu sản xuất chè và khu kho vận

Khu bảo tồn văn hóa làng xã (Khu di tích lịch sử vua Lý Nam đế + Lễ hội chùa hang)

Khu trồng chè và du lịch nghỉ dưỡng chè Các ngành nghề thu hút đầu tư

- Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao; - Sản xuất điện, điện tử;

- Cơ khí chế tạo; - Cơ khí chính xác.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khu công nghiệp Yên Bình

Công ty Yên Bình được thành lập bởi các cổ đông là những tổ chức, những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, khả năng kêu gọi đầu tư và rất nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án bất động sản, khu công nghiệp lớn tại Việt Nam, như: Công ty Cổ phần An Phú Long, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt.

Trong xu thế hợp tác khu vực và quốc tế sâu rộng ngày nay, Công ty Yên Bình đã thiết lập quan hệ tốt đẹp với một số đối tác của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới trên quan điểm tin tưởng, chia sẻ hài hoà lợi ích và cùng phát triển. Công ty Yên Bình cũng đã ký kết các thỏa thuận liên kết, liên doanh đầu tư với các tập đoàn, công ty đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm phát triển dự án như Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), Quỹ đầu tư phát triển hạ tầng Vinacapital (VNI), Công ty TSQ Việt Nam…

Với tâm huyết và quyết tâm của một nhà đầu tư, trong thời gian hơn 4 năm qua, Công ty Yên Bình đã đầu tư vốn, trí tuệ và luôn vững tâm tiếp tục hoàn thành trọn vẹn các kế hoạch về quy hoạch, lập dự án đầu tư, trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật. Cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, của các Sở, ban, ngành của Tỉnh cũng như sự đồng thuận, giúp đỡ của chính quyền và Nhân dân hai huyện: Phổ Yên và Phú Bình; bằng những việc làm, kết quả cụ thể, thể hiện rất rõ trong đồ án quy hoạch Dự án tổ hợp Yên Bình vì mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững, Công ty Yên Bình ý thức rất rõ vai trò của việc xây dựng lòng tin với chính quyền các cấp, với Nhân dân khu vực dự án và với các đối tác khi thực hiện việc kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư có uy tín và có tiềm lực mạnh về tài chính, cũng như kinh nghiệm quản lý và đầu tư.

Tổ hợp Yên Bình được phát triển theo xu hướng “Tăng trưởng xanh’ sẽ là một thành phố phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa con người, thiên

nhiên và công nghệ, mang đến cho cộng đồng các nhà đầu tư và dân cư một nơi sinh sống, làm việc và hưởng thụ lâu dài - Đó cũng là mục tiêu mà các đô thị thông minh trên thế giới đã và đang hướng tới, điển hình như các thành phố: Kitakyushu (Nhật Bản), Songdo (Hàn Quốc), Masdar (Dubai), Putrajaya (Malaysia), Silicon Valley (USA)….

Tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải cacbonic, sử dụng công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp yên bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)