Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của một số nước trên thế giới của một số nước trên thế giới

Trên thế giới, kể cả ở những nước có nền kinh tế phát triển, khách hàng doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh hệ thống tín dụng thương mại, nhiều nước đã xây dựng hệ thống các quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dưới nhiều hình thức thông qua hệ thống NHTM.

Ở Thái Lan, thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp dưới hình thức cho vay

vốn với lãi suất ưu đãi. Nguồn ngân quỹ do Chính phủ cấp ở mức 260 triệu bath. Mục đích của quỹ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khi thành lập để xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc. Doanh nghiệp không được vay quá lãi suất cố định ở mức 8%/năm (bằng 1/2 mức lãi suất của NHTM). Đối với món vay không quá 50.000 bath (2.000 USD) không phải trả lãi trong 4 tháng đầu tiên kể từ khi vay, trong thời hạn 2 năm phải trả cả gốc lẫn lãi. Đối với món vay trên 50.000 đến dưới 500.000 bath không phải trả lãi trong 12 tháng đầu kể từ khi vay và phải trả cả gốc lẫn lãi trong vòng 10 năm.[21]

Tại Indonesia bắt đầu từ năm 1974, việc hỗ trợ tín dụng cho các doanh

nghiệp chủ yếu bằng các chương trình tín dụng trợ cấp và theo chỉ định của Chính phủ thông qua các NHTM. Các doanh nghiệp thuộc nhóm mục tiêu của từng chương trình được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường trong đó 23% số tín dụng được cấp là cho doanh nghiệp nhỏ.

Đồng thời, Chính phủ nước này quy định tất cả các ngân hàng trong nước phải cung cấp 20% số tín dụng của họ cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều quan trọng trong chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ là

Chính phủ tạo điều kiện cho họ tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình cho vay.[21]

Tại Malaysia, Chính phủ đã thông qua chương trình hỗ trợ phát triển

doanh nghiệp như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin .. Mục đích của chương trình cho vay là nhằm giúp các doanh nghiệp có được một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện, điện tử, máy móc, nhựa, dệt ....[21]

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của một số NHTCP trong nước của một số NHTCP trong nước

1.4.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) chi nhánh thành phố Hà Nội

Để quản lý tốt hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietcombank Hà Nội đã thực hiện một số giải pháp sau:

- Về phương thức cho vay: Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức cho

vay của mình. Ngoài những phương thức cho vay chủ yếu như: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay hợp vốn, cho vay đầu tư dự án… thì Chi nhánh đã căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi khách hàng để cung cấp những hình thức phù hợp nhất đối với khách hàng nhằm đảm bảo tối đa lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định và tái thẩm định. Các bước thẩm định được thực hiện như sau:

Bước 1: thẩm định khách hàng:Chi nhánh thực hiện kiểm tra hồ sơ xin vay của khách hàng: Ngân hàng cần kiểm tra về tư cách pháp lý, ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà DN này được phép hoạt động.

Bước 2: Kiểm tra mục đích vay vốn: Xem xét mục đích vay vốn có phù hợp với các ngành nghề mà DN được phép hoạt động, và nếu DN vay vốn ngoại tệ thì phải xem xét khoản vay đó để đảm bảo việc cho vay phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối hay không?

Bước 3: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng: xem xét báo cáo tài chính thường niên của DN đi vay kết hợp với các tiêu chí đánh giá của ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm DN để từ đó đánh giá năng lực tài chính của DN đồng thời xác định phương thức cho vay phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

Trong quá trình đó cán bộ tín dụng cũng nắm rõ thực tế, đánh giá về năng lực điều hành, quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức của DN vay vốn, nghiên cứu các bạn hàng của doanh nghiệp qua đó đánh giá được uy tín của DN trong quan hệ với khách hàng trên thị trường.

Bước 4: Thẩm định dự án đầu tư: Chi nhánh thực hiện thẩm định tính hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại: Hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại cho ngân hàng chính là tiền lãi của khoản vay. Bên cạnh lợi ích kinh tế mà dự án trực tiếp đem lại cho ngân hàng, cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến lợi ích kinh tế mà dự án đem lại cho toàn xã hội. Một số chỉ tiêu cần chú ý khi thẩm định như vòng quay vốn, mức tăng tiêu thụ hàng hoá của xã hội, khi sản phẩm của dự án được tung ra, khả năng ảnh hưởng môi trường của dự án; Khả năng thích ứng của phương án sản xuất của khách hàng đối với môi trường kinh doanh.

- Không ngừng đổi mới định hướng đào tạo, tuyển chọn và sử dụng

nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của mình. Chi nhánh đã thường xuyên cử người đi học các lớp học nâng cao nghiệp vụ quản lý tín dụng, phòng ngừa rủi ro để đảm bảo cập nhật các thông tin mới nhất nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn.Đối với cán bộ quản lý điều hành, Chi nhánh yêu cầu ngoài việc am hiểu các kiến thức chuyên môn, đội ngũ lãnh đạo cần trau dồi khả năng

lãnh đạo của mình, luôn biết học hỏi,nâng cao trình độ để đáp ứng được nhu cầu công việc. Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng, Chi nhánh tạo điều kiện học hỏi,trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm cũng như ý thức đạo đức để có thể hoàn thành công việc được xuất sắc. Ngoài ra, Chi nhánh còn phân định rõ ràng giữa quyền hạn và trách nhiệm:các cán bộ tín dụng cần được hưởng chế độ ưu đãi, khen thưởng thích hợp, tạo động lực thi đua trong công việc, đồng thời có chế độ kỷ luật nghiêm khắc nhằm đảm bảo kỷ cương, lề lối tác phong làm việc. Ngân hàng còn cần chú trọng môi trường làm việc trong sạch,lành mạnh, thân ái giữa các thành viên.[33]

1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank) chi nhánh thành phố Đà Nẵng

Trong thời gian qua để phát huy vai trò là của mình VietinBank đã tích cực đi đầu thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, triển khai tích cực và có kết quả các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của doanh nghiệp cũng như người dân.

VietinBank chi nhánh Đà Nẵng luôn chủ động khai thác các nguồn vốn hợp lý, quản lý tốt chất lượng tăng trưởng, tiết giảm chi phí để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thuận tiện trong việc tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng, tích cực tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tăng trưởng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề, doanh nghiệp thuộc đối tượng Chính phủ ưu tiên khuyến khích phát triển.

Hiện tại dư nợ cho vay của VietinBank đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ chiếm tới gần 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Điều này thể hiện vai trò tiên phong của VietinBank trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng như vai trò hàng đầu trong cung ứng vốn cho các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế.

Bám sát tinh thần tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 1/1/2018 và định hướng điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ Ngành Ngân hàng ngày 9 và 10/1/2018, VietinBank tiếp tục giảm lãi suất cho vay bằng VND cả ngắn hạn và trung dài hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Việc làm này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể, kể từ ngày 11/1/2018, VietinBank thực hiện giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và trung dài hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích phát triển; trong đó đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp xuất nhập khẩu; doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các chuỗi liên kết; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; doanh nghiệp khởi nghiệp có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, đặc biệt là các hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể nâng cấp thành doanh nghiệp. Đây cũng là các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, được ưu tiên phát triển theo định hướng của Đảng và Chính phủ, tạo động lực chung cho tăng trưởng nền kinh tế.

Cùng với đó, các chương trình tín dụng với các mức lãi suất cho vay đặc biệt ưu đãi sẽ tiếp tục được VietinBank áp dụng đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, sử dụng toàn diện các sản phẩm, dịch vụ của VietinBank.

Với những giải pháp này, VietinBank tin tưởng sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.[25]

1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lí hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)