Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 114 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự

Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu, quyết định thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thương mại đầy rẫy những rủi ro cạm bẫy dễ sa ngã, vì vậy nếu không có một đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn thì Ngân hàng sẽ phải gánh chịu những tổn thất lớn do hoạt động tín dụng gây ra. Vì vậy chi nhánh muốn có chất lượng quản trị hoạt động cho vay tốt thì cần phải có các giải pháp cụ thể về chính sách nhân sự:

Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là

một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trường đầy rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh của chi nhánh trong tương lai.

Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

Tăng cường công tác đào tạo, đào đạo lại, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này cho chi nhánh.

Nâng cao trách nhiệm, thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ tín dụng vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định và đề xuất cho vay đối với khách hàng. Là người chịu trách nhiệm chính đối với những khoản tín dụng bị rủi ro. Do vậy phải nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Những cán bộ tín dụng vi phạm cơ chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng phải được xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những cán bộ tín dụng có hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng. Tuỳ theo mức độ có thể áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luật: chuyển làm công tác khác, tạm đình chỉ, sa thải, nếu vi phạm nghiêm trọng có thể đưa ra truy tố trước pháp luật.

Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ ngân hàng phải có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Đây là việc làm rất quan trọng nhằm giải quyết tình trạng cán bộ tín dụng “Ngại” cho vay do yếu tố tâm lý. Xây dựng chế độ khuyến khích khen thưởng sẽ có tác động lớn đến sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ, giúp họ phát huy hết khả năng, năng lực của mình, phấn khởi và cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao và nên áp dụng phân phối tiền lương theo kết quả công việc.

Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng doanh nghiệp để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng mới, khách hàng khác nhau để có khả năng xử lý công việc được linh hoạt, nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)