Khái quát tình hình hoạt động củacác doanh nghiệp và ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Khái quát tình hình hoạt động củacác doanh nghiệp và ngân hàng

thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.1.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

* Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tổng doanh nghiệp tính đến hết 31/12/2017, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 14.900 doanh nghiệp; Tổng số vốn đăng ký là 147.990 (tỉ đồng).

Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay hạn chế cả về nguồn vốn và trình độ quản lý điều hành, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ quản lý điều hành còn hạn chế, hệ thống báo cáo chưa thực sự minh bạch và đầy đủ, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khó tiếp cận vốn ngân hàng, máy móc thiết bị lạc hậu, khó tiếp cận thông tin. Doanh nghiệp thiếu hiểu biết và thụ động về các nguyên tắc, cam kết quốc tế trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, về lộ trình mở cửa hàng hóa, kém trong xây dựng chiến lược sản phẩm, nghiên cứu thị trường…Tỉ lệ doanh nghiệp tham gia các chương trình, chính sách ưu đãi của Chính phủ và của địa phương còn rất thấp.

Bảng 3.1: Thống kê doanh nghiệp đăng ký mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017

Năm Doanh nghiệp đăng ký mới

(doanh nghiệp) Số vốn đăng ký mới (tỉ đồng) 2015 1.501 9.878 2016 1.700 10.900 2017 2.240 12.866 (Nguồn:http://www.lienminhhoptacxaquangninh.com.vn)

Như vậy, bảng trên cho thấy số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký mới của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng đều qua các năm. Cụ thể như sau:

- Năm 2015: Số doanh nghiệp đăng ký mới và số vốn đăng ký còn ít nguyên nhân là năm này tỉnh chưa có nhiều quyết sách đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp phát triển.

- Năm 2016: Bám sát các mục tiêu đề ra của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP và Nghị quyết số 19/NQ-CP, tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp cụ thể để giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Từ những kế hoạch, giải pháp cụ thể của tỉnh, trong năm 2016, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 1.700 doanh nghiệp, tăng cao nhất từ trước đến nay; tổng số vốn đăng ký đạt 10.900 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 567 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ (năm 2015: 435,2 triệu USD).Trong năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức 03 hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc hơn 1.500 doanh nghiệp và nhà đầu tư, giải quyết 271 đề xuất, kiến nghị. Trong đó, tỉnh đã tập trung giải quyết 92 nội dung về cơ chế chính sách về đất đai; 84 nội dung về quản lý xây dựng giao thông đường bộ, bến cảng, cảng biển; 81 nội dung về cơ chế chính sách thương mại, du lịch, môi trường; 40 nội dung về chính sách vốn, công tác quy hoạch và một số lĩnh vực khác.

Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh chủ động rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ tạo điều kiện cho khách hàng vay. Trong đó đã giảm lãi suất cho gần 15.000 lượt khách hàng với số dư nợ được giảm lãi suất trên 26.000 tỷ đồng; cơ cấu lại nợ cho trên 2.400 lượt khách hàng với dư nợ được cơ cấu lại trên 6.300 tỷ đồng.[27]

- Năm 2017: Theo Sở KH&ĐT Quảng Ninh, ước đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 2.240 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký 12.866 tỷ đồng, tăng 32% về số doanh nghiệp, tăng 9,3% về vốn so với cùng kỳ năm 2016.

Bên cạnh đó, có 500 doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc gặp khó khăn, ngừng hoạt động đã quay lại hoạt động, tăng 43,6% cùng kỳ. Tuy nhiên, trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh cũng có 278 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh, tăng 20% cùng kỳ; số doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc khó khăn buộc phải tạm ngừng là 750 doanh nghiệp, tăng 21% cùng kỳ. Đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh là 14.900 doanh nghiệp, vốn đăng ký 147.990 tỷ đồng.

Được biết, để phát triển thành lập doanh nghiệp, năm 2017, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, như: Tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp từ cấp tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức các phiên Cafe Doanh nhân để trực tiếp lắng nghe các kiến nghị, đề xuất, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị tiếp xúc, tuyên truyền, vận động cá nhân kinh doanh thành lập doanh nghiệp tại các địa phương; thực hiện hiệu quả Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020... [20]

Tỉnh cũng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt, cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh đã chính thức ban hành kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017- 2020. Qua đó, sẽ góp phần hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp...[20]

Có được những kết quả trên là trong thời gian qua UBND tỉnh Quảng Ninh đã có những chính sách, hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sau:

- Xây dựng cơ chế chính sách: Ban hành Kế hoạch số 5123/KH-UBND ngày 13/12/2011 của UBND về phát triển doanh nghiệp; thực hiện nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý chung về phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện nhóm giải pháp về chính sách,…Tiếp tục nâng cao cải cách hành chính, hải quan điện tử đối với doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và

các quy hoạch ngành khác, tạo điều kiện về môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác đối thoại với doanh nghiệp: định kỳ tổ chức đối thoại, tổ chức các đoàn làm việc trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh phối hợp Hiệp hội, Liên minh HTX các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và Hội nông dân tỉnh Quảng Ninh khảo sát nhu cầu vay vốn của 2.150 doanh nghiệp, HTX, trang trại trên địa bàn tỉnh đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận với doanh nghiệp, HTX. [20]

- Tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh

Lập mục Đất đai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trong đó công khai thủ tục hành chính về đất đai, chính sách đất đai, quy hoạch… Xây dựng bảng giá đất 5 năm (2015-2019). Thu hồi 78 dự án có sử dụng đất vi phạm, công bố kết quả thu hồi để doanh nghiệp biết. Triển khai công tác cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.

- Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật cho các doanh nghiệp

Phê duyệt Đề án Phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; triển khai 13 dự án do các doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ chủ trì với tổng kinh phí 112,537 tỷ đồng. Hiện đã có một số doanh nghiệp áp dụng khoa học và công nghệ triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh như Công ty TNHH Hưởng Dung (đầu tư trên 10 tỷ đồng tiếp nhận công nghệ sản xuất giống hoa lan Hồ Điệp), Công ty cổ phần Nấm Thịnh Phát (đầu tư trên 4,2 tỷ đồng cho ứng dụng công nghệ trồng, chế biến nấm quy mô công nghiệp), HTX hoa Thống Nhất (đầu tư gần 5 tỷ đồng tiếp nhận công nghệ sản xuất hoa cao cấp), Công ty cổ phần Đông Sơn Xanh (đầu tư gần 17 tỷ đồng trồng 60 ha ba kích tím),…[20]

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển hạ tầng thương mại

Tổ chức 8 hội chợ thương mại, 03 hội chợ người Việt dùng hàng Việt, 6 phiên chợ để doanh nghiệp tham gia. Cơ sở hạ tầng thương mại từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại.

Tuy nhiên trong công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ninh hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại như:

- Khối lượng công việc triển khai hỗ trợ doanh nghiệp khá lớn nhưng triển khai chưa đồng bộ nên kết quả chưa cụ thể, chưa mang tính chuyên sâu. Nội dung Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức. Chi phí cho giảng viên trong các khóa đào tạo còn cao.

Các doanh nghiệp chưa nhận thức đủ về chương trình hỗ trợ, khả năng tiếp cận còn yếu. Chưa tuân thủ triệt để pháp luật. Tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu. Trong khi sản xuất kinh doanh còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp không bố trí được kinh phí cho đào tạo lao động.[20]

* Những chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp phát triển tại Quảng Ninh

- Doanh nghiệp - nhân tố quan trọng cho sự phát triển của Quảng Ninh. - Chính quyền hành động. Năm 2017 là năm thứ tư liên tiếp, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 và là năm thứ hai triển khai Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Đây là những bước khởi đầu đầy thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tạo động lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng.

Với nỗ lực và quyết tâm trong xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chủ động xây dựng Kế hoạch Triển khai Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết số

35/2016/NQ-CP với những giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đó phải là sự vào cuộc quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh từ cấp tỉnh đến cơ sở thông qua viêc xây dựng và ban hành kế hoạch hành động cụ thể. Kế hoạch này được xây dựng với mục tiêu rõ ràng, phân công, phân nhiệm đến từng cơ, quan đơn vị gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Việc cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được thực hiện một cách quyết liệt, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. Nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực thi công vụ theo tinh thần “Chính quyền tận tâm, doanh nghiệp tận lực”, Quảng Ninh đã tập trung cao nguồn lực để tiếp tục đầu tư và hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ. Trong số này, tỉnh tập trung nhiều cho các dự án trọng điểm như Sân bay Vân Đồn, Đường cao tốc Hạ Long- Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn...

Tính minh bạch và công khai thông tin liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được đảm bảo để tạo lập môi trường cạnh tranh, kinh doanh bình đẳng. Mặt khác, Quảng Ninh cũng đã và đang tiến hành đổi mới quy trình, thủ tục giao dịch trong giải quyết công việc của cơ quan quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận nhanh, dễ dàng, đơn giản và thuận tiện các nguồn thông tin. Quảng Ninh đã xây dựng và đưa vào hoạt động thành công nhiều mô hình mới như Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA), Trung tâm Hành chính công của tỉnh và tại 14 huyện thị. Những mô hình này đã giúp cắt giảm thời gian, chi phí cho nhà đầu tư, doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh tại tỉnh.

Hiện Quảng Ninh rất chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp bằng những giải pháp và hành động thiết thực. Trong đó, quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại doanh nghiệp với những cách thức mở, đi vào thực chất và

thực hiện ở từng cấp, từng ngành. Mặt khác, để tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp, Quảng Ninh đã rất qiam tâm nghiên cứu, ban hành một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm, CEO, ưu đãi vào cụm công nghiệp… nhằm tạo những hỗ trợ cần thiết cho hoạt động phát triển doanh nghiệp.

Những hành động cụ thể và thiết thực này đã đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Quảng Ninh trong những năm gần đây, nhất là trong năm 2017. Điều này giúp tạo thêm động lực thu hút dòng vốn đầu tư vào Quảng Ninh, nhất là vào các dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp.

- Cam kết đồng hành. Chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ninh được thực hiện hiệu quả và ngày càng đi vào thực chất hơn qua việc đa dạng kênh đối thoại theo hướng mở, công khai minh bạch, gắn với nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp. Quảng Ninh thực hiện việc đối thoại với doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở cấp tỉnh vào hàng quý, mà các sở, ngành địa phương còn thực hiện gặp mặt hàng tháng để giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ở những lĩnh vực thuộc thẩm quyền.

Để đảm bảo các cuộc đối thoại doanh nghiệp được hiệu quả, tránh hình thức, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các sở, ngành và địa phương phải công khai việc giải quyết tất cả các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư bằng văn bản trong thời gian quy định. Tỉnh cũng luôn công khai những thông tin đó trên cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và trên cổng thông tin điện tử. Điều này giúp doanh nghiệp có thể theo dõi, nắm bắt quá trình xử lý vụ việc của các cơ quan nhà nước một cách rõ ràng hơn.

Quảng Ninh coi việc tiếp nhận và giải quyết khó khăn, vướng mắc cũng như các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp là công việc có tính thường xuyên, được thường trực UBND tỉnh quán triệt tới tất cả các sở, ngành, địa phương. Tỉnh đã chủ động thiết lập đa dạng kênh tiếp nhận để xử lý kiến nghị

và giải quyết ý kiến phản hồi của doanh nghiệp. Trong đó, có thể kể đến việc yêu cầu tất cả các sở, ngành, địa phương có bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin, kiến nghị của doanh nghiệp; thiết lập và công khai đường dây nóng; mở cổng thông tin Hỗ trợ Doanh nghiệp của UBND tỉnh…

Sau thời gian ngăn áp dụng, nhiều biện pháp đưa ra được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, mang lại hiệu quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức.

Trong số này phải kể tới việc công khai email, số điện thoại của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành địa phương ở Quảng Ninh. Đó còn là việc Trung tâm Hành chính công của tỉnh lắp đặt thiết bị điện tử đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân; tổ chức điều tra độc lập trên diện rộng mức độ đánh giá hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng điều hành về kinh tế. Đó còn là các phiên “Cafe Doanh nhân” do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành địa phương, có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của tỉnh… Tất cả đã tạo niềm tin và sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Hiện tại, Quảng Ninh cũng rất chú trọng việc nâng cao vai trò, vị thế của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh trong việc tham vấn, phản biện, giám sát thực thi chính sách, tổng hợp kiến nghị từ phía cộng đồng doanh nghiệp.

Với những kết quả đã đạt được, uy tín và thương hiệu của Quảng Ninh là “nơi đáng đến và muốn ở lại” ngày càng được khẳng định. “Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã xác định sẽ cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP để thúc đẩy sự phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 110)