5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lí hoạt động cho vay khách hàng
Để quản lý tốt các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp, giảm thiểu được rủi ro thì các NHTMNN Việt Nam cần rút ra các bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ
các khâu trong quy trình giải quyết các khoản cho vay: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem xét lại các khoản vay.
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín
dụng, không chỉ quan tâm đến tài sản bảo đảm của doanh nghiệp mà còn quan tâm đến tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, khả năng trả nợ, thực trạng tài chính,…
Thứ ba, tiến hành chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay.
Thứ tư, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc
quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị.
Thứ năm, giám sát khoản vay sau giải ngân bằng cách thu thập thông
tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng.
Thứ sáu, khi khoản vay được đảm bảo bằng thế chấp thì các tài sản thế
chấp phải có tính khả mại (khả năng chuyển đổi thành tiền), đồng thời ngân hàng phải có cách nhìn nhận ở góc độ chuyên môn và không thiên vị đối với những tài sản này.
Thứ bảy, trong khâu lập hồ sơ tín dụng yêu cầu cán bộ tín dụng không
được cẩu thả kể cả các chi tiết nhỏ vì chúng dễ làm hỏng khoản vay mà đáng lẽ có chất lượng tốt. Vì tỉ lệ khoanh nợ lớn thường là kết quả của việc tổ chức và quản lý sổ sách cẩu thả.
Thứ tám, để kiểm soát khoản cho vay tốt cần tuân theo 5 nguyên tắc sau:
- Phân tích thông tin đó một cách thích đáng và sử dụng nó để đánh giá tình trạng hiện tại của khoản vay;
- Kiểm soát việc giải ngân và sự tuân theo thỏa thuận trả nợ;
- Tổ chức các cuộc viếng thăm định kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay như thế nào ?
- Những yếu nào ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh?
- Có những giải pháp nào để tăng cường quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Hệ thống ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến nay có 32 ngân hàng. Trong luận văn này chỉ tập trung vào số liệu của 3 ngân hàng TMCP là ngân hàng VP Bank, ngân hàng Liên Việt Post Bank, MB Bank trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Vì 3 ngân hàng này trong những năm qua nổi trội trong việc bám sát chủ trương của Chính phủ, đã và đang có những bước đi đúng đắn, kịp thời ban hành các chính sách hợp lý định hướng cho các tổ chức tín dụng, từng bước nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, trong đó có khu vực doanh nghiệp, triển khai nhiều quy định hỗ trợ, giảm lãi suất, ưu tiên nguồn vốn đối với khu vực doanh nghiệp, qua đó, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả các nguồn vốn vay ngân hàng.
Để đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp:
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình khảo sát bằng câu hỏi đối với cán bộ, nhân viên và các doanh nghiệp đến vay vốn tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Mục tiêu: Nhằm thu thập thông tin có cơ sở khoa học về thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại 3 ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp và có giải pháp thích hợp với 3 ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (Liên Việt Post Bank), ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) nói riêng, các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung.
- Nội dung khảo sát:
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp đến vay vốn tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Cơ chế, chính sách tín chấp; Sản phẩm và quy trình cung ứng sản phẩm; Chất lượng đội ngũ cán bộ; Khả năng công nghệ; Chính sách marketing; Thỏa mãn của khách hàng vê cho vay tín chấp.
+ Đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Tính rõ ràng của thông tin lãi suất; Tính thuận lợi của thủ tục cho vay; Tính đa dạng và phù hợp của các gói vay; Mạng lưới giao dịch; Tính bảo mật; Công nghệ; Quá trình giám sát cho vay…
- Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu.
Trước khi tiến hành phỏng vấn cán bộ, công chức, viên chức và khách hàng của 3 ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả phỏng vấn thử 5 cán bộ, nhân viên ngân hàng VP Bank Chi nhánh Quảng Ninh và 5 khách hàng doanh nghiệp đến giao dịch tại Phòng giao dịch của ngân hàng VP Bank - Chi nhánh Quảng Ninh để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.
- Mẫu bảng hỏi: có hai mẫu phiếu điều tra đó là phiếu điều tra đối với khách hàng doanh nghiệp và phiếu điều tra đối với cán bộ, nhân viên của ngân hàng. Nội dung của mỗi phiếu điều tra gồm 2 phần:
+ Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...
+ Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.
- Đối tượng và quy mô khảo sát:
- Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên môn và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấntác giả sẽ tiến hành phỏng vấn thử để điều chỉnh nội phiếu điều tra cho phù hợp.
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5: 1 - Rất tốt; 2- Tốt; 3 - Trung bình; 4 - Yếu; 5 - Kém.
- Quy mô khảo sát: Cỡ mẫu được lựa chọn theo công thức Slovin n= N/(1+N*e2)
Trong đó: n cỡ mẫu, N tổng thể, e: sai số chọn ở mức 5%
+ Khách hàng doanh nghiệp: Tính đến hết năm 2017: ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) có 625 doanh nghiệp vay vốn; ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (Liên Việt Post Bank) có 515 doanh nghiệp vay vốn; ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) có 1.210 doanh nghiệp vay vốn. Vậy tổng năm 2017, 3 ngân hàng có 2.350 doanh nghiệp vay vốn. Theo công thức Slovin xác định được cỡ mẫu điều tra là 341,8. Để đảm bảo số lượng phiếu điều tra, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 340 doanh nghiệp để khảo sát.
Tổng số phiếu phát ra là 340 phiếu, số phiếu thu về 325 phiếu, số phiếu hợp lệ 320 phiếu (do người được khảo sát chưa hiểu ý của tác giả nên lựa chọn nhiều phương án trả lời trong một câu hỏi).
+ Cán bộ, nhân viên ngân hàng: Tính đến hết năm 2017: ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) có 42 nhân viên, ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (Liên Việt Post Bank) có 44 nhân viên, ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) có 55 nhân viên. Vậy tổng năm 2017, 3 ngân hàng có 141. Theo công thức Slovin xác định được cỡ mẫu điều tra là 104,25. Để đảm
bảo số lượng phiếu điều tra, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 100 nhân viên để khảo sát.
Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về 100 phiếu, số phiếu hợp lệ 100 phiếu.
* Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập thông tin thứ cấp bao gồm các loại văn bản mang tính Pháp luật, Thông tư, các Nghị quyết báo cáo của cơ quan, tổ chức... đã được công bố; các loại tài liệu, các báo cáo của cơ quan về công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trong các năm; thông tin từ các loại sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các loại tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu, các tài liệu đăng tải trên webside và internet...
- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 3 ngân hàng: ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (Liên Việt Post Bank), ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2015 - 2017.
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử lý và đưa vào nghiên cứu này dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ. Nội dung phân tích các số liệu này bao gồm phân tích so sánh giá trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng năm.
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu các thông tin báo cáo về tình hình quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (Liên Việt Post Bank), ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được tác giả thu thập dưới dạng các báo cáo tổng hợp được các ngân hàng công bố. Trong đó có các nội dung về số lượng doanh nghiệp, doanh số cho vay, doanh số thu nợ…của quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp.
- Phương pháp thống kê so sánh
Công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn nghiên cứu của đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về chính sách quản lý, biện pháp thực hiện hoạt động cho vay của các ngân hàng TMCP.
Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để đạt được mục đích hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp tính toán sau:
- So sánh tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc + Công thức:
n: Tỉ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích a: Chỉ tiêu gốc
b: Chỉ tiêu kỳ phân tích
Vậy: n = b(Chỉ tiêu kỳ phân tích) x 100 a(Chỉ tiêu gốc)
+ Ý nghĩa: Sử dụng phương pháp so sánh tỉ lệ phần trăm (%) để phân tích, đánh giá mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu nghiên cứu, cũng như so sánh mức độ cạnh tranh của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn nghiên cứu.
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp
- Chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp cho vay. - Chỉ tiêu về doanh số cho vay.
- Chỉ tiêu về doanh số thu nợ.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp
- Chỉ tiêu về chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp. - Chỉ tiêu về tổ chức triển khai hoạt động cho vay.
- Chỉ tiêu về kiểm soát hoạt động cho vay.
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt độn cho vay khách hàng doanh nghiệp khách hàng doanh nghiệp
- Chỉ tiêu yếu tố khách quan. - Chỉ tiêu về yếu tố chủ quan.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Khái quát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.1.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
* Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Tổng doanh nghiệp tính đến hết 31/12/2017, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 14.900 doanh nghiệp; Tổng số vốn đăng ký là 147.990 (tỉ đồng).
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay hạn chế cả về nguồn vốn và trình độ quản lý điều hành, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ quản lý điều hành còn hạn chế, hệ thống báo cáo chưa thực sự minh bạch và đầy đủ, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khó tiếp cận vốn ngân hàng, máy móc thiết bị lạc hậu, khó tiếp cận thông tin. Doanh nghiệp thiếu hiểu biết và thụ động về các nguyên tắc, cam kết quốc tế trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, về lộ trình mở cửa hàng hóa, kém trong xây dựng chiến lược sản phẩm, nghiên cứu thị trường…Tỉ lệ doanh nghiệp tham gia các chương trình, chính sách ưu đãi của Chính phủ và của địa phương còn rất thấp.
Bảng 3.1: Thống kê doanh nghiệp đăng ký mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017
Năm Doanh nghiệp đăng ký mới
(doanh nghiệp) Số vốn đăng ký mới (tỉ đồng) 2015 1.501 9.878 2016 1.700 10.900 2017 2.240 12.866 (Nguồn:http://www.lienminhhoptacxaquangninh.com.vn)
Như vậy, bảng trên cho thấy số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký mới của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng đều qua các năm. Cụ thể như sau:
- Năm 2015: Số doanh nghiệp đăng ký mới và số vốn đăng ký còn ít nguyên nhân là năm này tỉnh chưa có nhiều quyết sách đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp phát triển.
- Năm 2016: Bám sát các mục tiêu đề ra của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP và Nghị quyết số 19/NQ-CP, tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp cụ thể để giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Từ những kế hoạch, giải pháp cụ thể của tỉnh, trong năm 2016, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 1.700 doanh nghiệp, tăng cao nhất từ trước đến nay; tổng số vốn đăng ký đạt 10.900 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 567 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ (năm 2015: 435,2 triệu USD).Trong năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức 03 hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc hơn 1.500 doanh nghiệp và nhà đầu tư, giải quyết 271 đề xuất, kiến nghị. Trong đó, tỉnh đã tập trung giải quyết 92 nội dung về cơ chế chính sách về đất đai; 84 nội dung về quản lý xây dựng giao thông đường bộ, bến cảng, cảng biển; 81 nội dung về cơ chế chính sách thương mại, du lịch, môi trường; 40 nội dung về chính sách vốn, công tác quy hoạch và một số lĩnh vực khác.
Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh chủ động rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ tạo điều kiện cho khách hàng vay. Trong đó đã giảm lãi suất cho gần 15.000 lượt khách hàng