1.2.4.1. Hoạt động trưng bày hiện vật
Hiện vật là những sản phẩm vật chất (bản gốc, bản sao, các yếu tố vật chất) có giá trị hoặc biểu hiện giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của di tích. Hiện vật này được trưng bày đáp ứng theo yêu cầu về khoa học, nghệ thuật trưng bày hiện vật.
Trưng bày hiện vật trên cơ sở yếu tố không gian, thời gian, đối tượng, nội dung, hình thức. Các yếu tố cấu thành hoạt động trưng bày hiện vật thường bao gồm chủ đề, hình ảnh trưng bày, các nội dung trưng bày chính, quỹ thời gian tối thiểu tìm hiểu nội dung trưng bày, thời điểm, nội dung chi tiết, cơ cấu hiện vật trưng bày, chi phí, điều kiện và quy định thực hiện, duy trì hoạt động trưng bày.
Trưng bày hiện vật nhằm mục đích giới thiệu các giá trị của di tích nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ các giá trị của di tích lịch sử văn hoá. Tổ chức các hình thức, phương tiện để quan sát, chiêm ngưỡng hình ảnh, yếu tố biểu hiện giá trị của di tích lịch sử văn hoá.
1.2.4.2. Hoạt động hướng dẫn tham quan
Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. Hướng dẫn tham quan là hoạt động hướng dẫn quan sát, xem xét và thuyết minh về đối tượng tham quan cho khách du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch. Thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
Để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn tham quan, đơn vị tổ chức phải khảo sát các giá trị của di tích lịch sử, viết thuyết minh, lập phương án thuyết minh, tổ chức khảo sát và thực hiện hoạt động thuyết minh.
Trong tổ chức các hoạt động hướng dẫn tham quan tại các di tích lịch sử văn hoá, tuỳ theo mối quan hệ giữa người hướng dẫn và khách tham quan, việc thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, và xem xét các mặt về dung lượng thông tin,
chất lượng thông tin, số lượng, giá trị về thông tin về các giá trị của di tích lịch sử văn hoá. Việc cung cấp thông tin có thể bằng hình thức truyền thống, hiện đại hoặc kết hợp. Hoạt động hướng dẫn tham quan ngoài việc cung cấp thông tin, hướng dẫn xem xét đối tượng tham quan thường kết hợp đưa ra các câu hỏi, trò chơi, lồng ghép nội dung giáo dục trách nhiệm của khách tham quan đối với di tích, cộng đồng, môi trường và xã hội.
1.2.4.3. Hoạt động bán hàng lưu niệm
Sản phẩm lưu niệm là yếu tố vật chất có thể biểu hiện các giá trị liên quan đến các giá trị của di tích lịch sử văn hoá qua chất liệu khác nhau, kiểu dáng thiết kế, giá trị sử dụng. Sản phẩm lưu niệm chủ yếu là sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống không những mang giá trị sử dụng mà còn có giá trị về mỹ thuật, giá trị triết học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm tư, ước vọng của người làm ra chúng. Các sản phẩm lưu niệm khác như bưu ảnh, tranh ảnh, hàng hóa vật chất có giá trị cao ví dụ như đồng hồ, máy ảnh, các đĩa CD, DVD... không phải do làng nghề tạo ra cần xem xét thiết kế biểu hiện, chứa đựng nội dung liên quan đến giá trị của DTLSVH, văn hóa của cộng đồng.
Các yếu tố cấu thành nên giá trị của hàng lưu niệm sẽ thường bao gồm chủ đề, hình ảnh của hàng lưu niệm, các loại sản phẩm lưu niệm chính, thời gian sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, cơ cấu, chủng loại, chất lượng hàng lưu niệm, mức giá, địa điểm, thời điểm có thể mua hàng lưu niệm, quá trình mua hàng lưu niệm, các quy định về mua bán hàng lưu niệm.
Ngoài việc cung cấp thường xuyên hàng lưu niệm cho khách du lịch, nhà cung cấp có thể tổ chức các sự kiện liên quan đến các sản phẩm lưu niệm đặc trưng. Tổ chức đấu giá, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, các cửa hàng tự động, tổ chức cho khách tham gia sản xuất hàng lưu niệm.
1.2.4.4. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Các loại hình văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia do các nghệ nhân dân gian cùng với nhân dân sáng tạo, nuôi dưỡng, bảo tồn được nhiều làn điệu dân ca, điệu múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn nghệ thuật nói chung.
Các loại hình nghệ thuật được duy trì thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa thường kỳ, định kỳ, chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp, các cuộc thi, liên hoan làm cơ sở lựa chọn để bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ du lịch. Những giá trị văn hoá nghệ thuật là những món ăn tinh thần của nhân dân, thể hiện giá trị thẩm mỹ, truyền thống và bản sắc văn hoá, tâm tư tình cảm, ước vọng của con người.
Các giá trị hoạt động văn hoá nghệ thuật có thể biểu hiện hoặc liên quan đến các giá trị của di tích. Các giá trị của di tích lịch sử có thể biểu hiện thông qua các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Để đáp ứng nhu cầu nhu cầu tìm hiểu giá trị của các di tích, các đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật liên quan. Các hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật được tổ chức theo một quy trình, nội dung, hình thức nhất định. Các yếu tố cấu thành hoạt động biểu diễn nghệ thuật bao gồm chủ đề, hình ảnh, nội dung chính, không gian, quỹ thời gian, thời điểm, nội dung chi tiết, cơ cấu chủng loại, quy định thực hiện, điều kiện tham gia hoạt động của khách du lịch.
Tổ chức cho khách trải nghiệm khác bao gồm được tham gia biểu diễn, khách làm quen với các dụng cụ, giao lưu với diễn viên...
1.2.4.5. Hoạt động lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vất vả. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương và với đất nước, có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử văn hoá, kinh tế trọng đại của địa phương, của đất nước hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng.
Như vậy lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống có sức lôi cuốn đông người tham gia và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân và là tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách.
Lễ hội là tài nguyên du lịch nhân văn, là quốc hồn, quốc tuý của dân tộc. Lễ hội góp phần cùng với các tài nguyên nhân văn khác tạo ra những giá trị văn hoá đa dạng, phong phú, đặc sắc của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
Các yếu tố cấu thành nên hoạt động lễ hội sẽ là những chủ đề, hình ảnh, nội dung chính, độ dài thời gian, thời điểm tổ chức, nội dung chi tiết, chi phí thực hiện, điều kiện và quy định thực hiện. Các giá trị của di tích lịch sử sẽ biểu hiện các yếu tố cấu thành nên lễ hội. Tổ chức cho khách tham gia vào nội dung chương trình phần lễ, phần hội của hoạt động lễ hội. Phần lễ có thể tổ chức cho khách cách dâng hương, cách khấn, cách thể hiện mong ước, cầu nguyện v.v. Phần hội có thể cho khách tham gia vào trò chơi, hội thi, làm quen với diễn viên, dụng cụ thi đấu...
1.2.4.6. Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội
Bên cạnh tổ chức hoạt động du lịch cho khách, cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo đảm về tài nguyên thiên nhiên tại điểm du lịch. Cam kết không được ảnh hưởng hay tổn hại đến môi trường, cảnh quan tại điểm du lịch, không cho phép khách du lịch tự ý gây hại đến cảnh quan, hoặc tổ chức những hoạt động ảnh hưởng xấu đến điểm du lịch, làm mất vệ sinh môi trường và gây mất trật tự xã hội.
Để thực hiện được hoạt động quản lý này, cơ quan cần có một bộ phận quản lý trực tiếp về môi trường, quản lý và bảo tồn điểm du lịch. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm giám sát, theo dõi hành vi của khách đối với cơ sở hạ tầng cũng như cảnh quan tại địa điểm du lịch. Thực hiện các biện pháp xử phạt đối với những hành vi làm ảnh hưởng, tổn hại đến môi trường, cảnh quan cũng như làm mất trật tự xã hội tại điểm du lịch.
Cần có những quy chế hoặc quy định đối với khách du lịch nhằm đảm bảo được trật tự hay vệ sinh cũng như bảo tồn được điểm du lịch. Từ đó khách du lịch có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, giữ môi trường sạch đẹp, giữ trật tự xã hội trong khi khám phá điểm du lịch cũng như các hoạt động vui chơi giải trí tại điểm du lịch,
1.3. Quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá
1.3.1. Khái niệm
Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó. Từ “quản lý” trong tiếng Anh là “management”, dùng để chỉ quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn lực (nhân lực, tài chính, vật tư, tri thức và giá trị vô hình). Quản lý trong các tổ chức là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong nước và nước ngoài đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Mỗi góc độ tiếp cận đều cho chúng ta cái nhìn khác biệt, nhưng về cơ bản họ đều thừa nhận quản lý là hoạt động hướng dẫn, thúc đẩy để đạt các mục đích. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo Henry Fayol (1916) là người có đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận hiện đại đến nay, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
Các tác giả J.H Donnerlly, James Gibson và J.M.Ivancevich (1997) trong khi nhấn mạnh tới hiệu quả sự phối hợp của nhiều người, đã cho rằng: Quản lý là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác nhau để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ sẽ không thể nào đạt được.
Simon Hebrt (1997) thì cho rằng: quản lý là việc chỉ rõ cho mỗi người trong tổ chức cần đưa ra những quyết định gì và ảnh hưởng của những quyết định đó đối với những công việc mà người đó thực hiện.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều cách định nghĩa về quản lý, mỗi định nghĩa có cách tiếp cận một góc độ, phương diện khác nhau, cụ thể như:
Từ điển tiếng Việt, quản lý là “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định (Viện ngôn ngữ, 1998). Cùng hướng tiếp cận chức năng, ISO - Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá trong bộ Tiêu chuẩn quốc tế về QLCL ISO 9000: 2000 đã đưa ra khái niệm: “quản lý là hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức”.
Còn tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012) lại cho rằng: “Hoạt động quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Định nghĩa về quản lý rõ hơn: “quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”.
Từ khái niệm về “quản lý” và “hoạt động du lịch” có thể tổng hợp khái niệm “quản lý hoạt động du lịch” như sau:
Quản lý hoạt động du lịch là xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành và giám sát các hoạt động du lịch. Kết nối khách du lịch đến với những điểm, khu du lịch thông qua việc cung cấp và đáp ứng những dịch vụ du lịch nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch đồng thời đảm bảo được giá trị văn hóa, giá trị kinh tế của khu du lịch.
Với đặc trưng của hoạt động du lịch tại các DTLSVH, việc quản lý phải thuộc về nhà nước. Như vậy, chúng ta có thể hình dung trong quản lý hoạt động du lịch tại các DTLSVH có các thành tố sau đây:
- Chủ thể quản lý: Là các cơ quan đại diện của Nhà nước hoặc được Nhà nước trao quyền, ủy quyền, đây là các chủ thể duy nhất trong quản lý nhà nước.
- Đối tượng (khách thể) quản lý: là các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch tại các DTLSVH.
- Mục đích quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại các DTLSVH: Giữ cho hoạt động du lịch tại các DTLVSH phát triển theo một trật tự chung, nhằm bảo đảm lợi ích mọi cá nhân, tổ chức cũng như lợi ích chung của toàn xã hội. Không những vậy, các giá trị vật chất, tinh thần của các DTLVVH luôn được bảo tồn, gìn
giữ, tôn tạo, làm giàu thêm đời sống tinh thần của những khách tham quan, di lịch tới đây.
- Công cụ quản lý: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quản lý hoạt động du lịch bằng hệ thống các quy định của pháp luật và các công cụ quản lý khác như chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch, tổ chức hoạt động du lịch và các chế độ giám sát, kiểm tra theo những tiêu chí đã được xác lập.
Quản lý hoạt động du lịch tại các điểm DTLSVH là để bảo tồn và cải thiện các mặt môi trường, kinh tế, và văn hoá xã hội, và sự cân bằng phù hợp phải thiết lập được giữa ba trụ cột và đảm bảo sự bền vững lâu dài tại các điểm di tích.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu quản lý hoạt động du lịch tại các DTLSVH là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực công cộng chủ yếu thông qua pháp luật dựa trên nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước cũng như chính quyền địa phương đặt ra.
Dưới góc độ hành chính - kinh tế, quản lý đối với hoạt động du lịch tại các DTLSVH được hiểu là hoạt động, là quá trình chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại các điểm DTLSVH bằng việc thông qua hệ thống pháp luật, các chủ thể quản lý nhà nước (các cơ quan có thẩm quyền) tác động tới các đối tượng quản lý trong quá trình kinh doanh hoạt động du lịch nhằm định hướng cho hoạt động du lịch vận động, phát triển theo mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước và chính quyền địa phương đặt ra, đồng thời đảm bảo bảo tồn, gìn giữ, tôn tạo những giá trị vật chất và tinh thần mà các DTLSVH đang mang theo.
Ở mỗi điểm DTLSVH sẽ có một cơ quan quản lý được phân quyền chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các hoạt động du lịch được tổ chức ở đây. Cơ quan