Thứ nhất, công tác lập kế hoạch tuy đã được thực hiện nhưng chưa chi tiết và gần như không đổi hàng năm. Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch ngày càng lớn và thay đổi ở mỗi thời điểm khác nhau. Các nội dung trong bản kế hoạch hiện tại chưa có đủ căn cứ khoa học nên việc thực hiện không theo đúng kế hoạch vẫn còn diễn ra. Bên cạnh đó, các vấn đề nảy sinh khiến cho hoạt động quản lý của Trung tâm trở nên lúng túng.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực của các di tích còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và phát triển bền vững, khả năng phân tích công việc, lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, thực hiện, kiểm tra tổ chức các hoạt động du lịch. Cơ cấu tổ chức của di tích hiện nay chưa hợp lý, đội ngũ nhân viên chuyên môn tổ chức các hoạt động du lịch còn quá mỏng.
Thứ ba, việc tổ chức các hoạt động du lịch vẫn còn khá lộn xộn. Quầy bán vé chỉ có hai cửa bán nên việc phục vụ khách hàng vào những dịp Lễ, Tết, ngày nghỉ trở nên quá tải, mất nhiều thời gian. Các du khách nhất là du khách nước ngoài cảm thấy khó khăn khi tìm hiểu các giá trị văn hoá bởi sự đông đúc thường thấy. Khu di tích cũng không có quầy phát tờ rơi thông tin, giới thiệu cụ thể cho du khách tới tham quan. Thứ ba, đơn vị quản lý di tích chưa phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành trong khảo sát, thiết kế, truyền thông, tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch. Theo phân tích ở mục 3.2.3.6. Trung tâm quản lý khu di tích chưa có sự phối hợp tổ chức khảo sát và nghiên cứu nhu cầu khách hàng. HIện nay, vẫn chưa có sự phối hợp xây dựng phương thức tổ chức các hoạt động du lịch: doanh nghiệp lữ hành chưa phối hợp với đơn vị quản lý di tích xây dựng các hoạt động đặc thù riêng cho từng đối tượng khách, các hoạt động thường xuyên về quy mô, loại hình, thời gian, thời lượng, chi phí...đặc biệt là xây dựng các quy định và điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường
Thứ tư, chưa có các biện pháp cụ thể hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực về môi trường, văn hóa xã hội. Văn Miếu thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải nên không thể quản lý được hành vi khách hàng tới tham quan. Khách hàng gây ồn ào, ăn uống và vứt rác thải bừa bãi mà không có sự nhắc nhở của đơn vị quản lý. Công trình vệ sinh công cộng chỉ được đánh giá đầy đủ chứ chưa được đánh giá tốt.
Thứ năm, di tích chưa có những biện pháp hiệu quả kiểm tra, giám sát chất lượng các hoạt động du lịch hiện có. Thông thường việc kiểm tra chỉ được thực hiện theo hình thức và tập trung vào những lễ hội lớn được tổ chức tại đây.
Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, Trung tâm chưa thực hiện nghiên cứu nhu cầu của khách hàng một cách bài bản, đồng thời chưa phân tích đầy đủ các thông tin cần thiết để có căn cứ khoa học xây dựng bản kế hoạch phù hợp.
Thứ hai, mặc dù Trung tâm đã tuyển được đội ngũ cán bộ khá cơ bản nhưng số lượng không thay đổi trong suốt những năm qua. Các công việc phát sinh vẫn chưa có người giải quyết kịp thời. Việc tuyển dụng còn chưa công khai mà chủ yếu vẫn dựa vào giới thiếu nên cơ cấu tổ chức của di tích hiện nay chưa hợp lý, đội ngũ nhân viên chuyên môn tổ chức các hoạt động du lịch còn quá mỏng.
Thứ tba, tổ chức các hoạt động du lịch hiện nay chưa có sự gắn kết rõ ràng với các di tích khác, các doanh nghiệp lữ hành và địa phương.
Thứ tư, hiện nay khu dịch vụ của di tích có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn như: điểm dừng, điểm đỗ, khu tập trung đoàn, biển hiệu, lối đi, bảng biển chỉ dẫn, bãi đỗ xe, khu vệ sinh, các trang thiết bị, khu phục vụ ăn uống chưa có...
Thứ năm, khả năng huy động nguồn lực tổ chức các hoạt động tại các di tích như phương tiện, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa chủ động và linh hoạt.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM – HÀ NỘI
4.1. Định hướng quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội
4.1.1. Mục tiêu phát triển
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một điểm di tích văn hoá lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Không chỉ là biểu tượng của Hà Nội mà còn là biểu tượng về sự hiếu học, hiếu nghĩa, tôn trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam. Vì thế, phát triển các hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là điều cần thiết để phát huy giá trị của di tích, quảng bá cho du khách ở khắp nơi trên thế giới hiểu về văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này theo đúng hướng, đảm bảo đạt được mục tiêu ở trên đòi hỏi tinh thần, ý thức trách nhiệm cao không chỉ ở các cấp quản lý mà còn ở giới truyền thông, cộng đồng dân cư xung quanh di tích và cả các du khách đến tham quan.
Tổ chức các hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám phải dựa trên nền tảng trân trọng những giá trị của di tích, đặt vai trò của di tích trong sự phát triển không chỉ riêng Hà Nội mà phải là cả nước để có sự quan tâm đặc biệt. Các hoạt động tổ chức tại di tích đều nhằm mục đích giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và hưởng thụ văn hoá của nhân dân và du khách quốc tế ngày càng cao. Chính vì vậy, không chỉ cần phải đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cơ quan quản lý di tích còn phải kết hợp các công nghệ hiện đại để hỗ trợ khắc hoạ tinh thần của di sản. Các hoạt động văn hoá vừa mang đầy màu sắc truyền thống nhưng lại năng động và nhộn nhịp, có khả năng hoà nhập giữa các cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại để bảo tồn và phát triển bền vững giá trị của di tích Văn Miếu – Quốc tử Giám trong cuộc sống đương đại cho hôm nay và mai sau.
4.1.2. Quan điểm định hướng quản lý hoạt động du lịch
Để hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám phù hợp với yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, việc quản lý phải được định hướng theo những quan điểm “đổi mới” như sau:
Thứ nhất, cơ quan quản lý tập trung vào việc đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại Di tích, từ việc quản lý theo kiểu đóng cửa, mở cửa di tích hàng ngày sang tư duy phục vụ khách tham quan, đáp ứng nhu cầu của du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm, tiếp cận với những giá trị độc đáo của di tích. Bên cạnh đó, cần thường xuyên đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động du lịch của trung tâm, không chỉ phát triển hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu, sản vật, còn ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin, tư liệu hiện đại, các biện pháp cung cấp dịch vụ mang lại hiệu quả cao. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên với các cán bộ quản lý, bổ sung thêm các cán bộ về sơ cấp cứu y tế, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy. Các dịch vụ du lịch phải vừa đáp ứng nhu cầu của du khách vừa quản lý chặt chẽ bảo tồn di sản, tránh những hành vi không đúng gây hậu quả ảnh hưởng xấu tới khu di tích. Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch ở di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám thông qua việc tuyên truyền ở phường, thành phố nhất là ở các khu vực dân cư trực tiếp tham gia hoạt động liên quan đến du lịch tại điểm di tích về văn hoá giao tiếp, thái độ với khách du lịch và ý thức giữ gìn môi trường du lịch.
Thứ hai, phát triển các sản phẩm văn hóa du lịch trên cơ sở những giá trị của Văn Miếu- Quốc Tử Giám, đa dạng hóa các hoạt động văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ thuật từng bước tăng khả năng tương tác của du khách với các hoạt động được tổ chức tại Di tích; sử dụng công nghệ hiện đại để bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Nhu cầu hưởng thụ văn hoá của du khách ngày càng cao nên việc tìm hiểu nhu cầu trở thành vấn đề cấp thiết để đổi mới các hoạt động du lịch. Không chỉ đa dạng hoá các dịch vụ du lịch, các sự kiện văn hoá được tổ chức định kỳ, cơ quan quản lý còn cần có những hoạt động riêng nhằm phục vụ những đối tượng khách hàng khác nhau, không nằm ngoài mục tiêu phát triển của di tích.
Thứ ba, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, bổ sung các dịch vụ có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của du khách, kết nối khu Nội tự với hồ Văn và vườn Giám thông qua các hoạt động văn hóa phù hợp với di tích, kéo dài thời gian thăm di tích của du khách.
Thứ tư, mở rộng kết nối giữa di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám với các bảo tàng, di tích trên địa bàn Hà Nội. Kết nối các hoạt động của di tích với các hoạt động của doanh nghiệp du lịch để hợp tác đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp và hiệu quả nhất trong khai thác giá trị di sản.
Thứ năm, cải thiện hoạt động truyền thông tại Di tích theo hướng truyền thông có trách nhiệm, hiệu quả; hoàn thiện bộ nhận diện Di tích để quảng bá hình ảnh Di tích với khách tham quan trong nước và nước ngoài. Đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác quảng bá và xây dựng hình ảnh di tích trong nước và quốc tế.
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội trong thời gian tới Quốc Tử Giám – Hà Nội trong thời gian tới
4.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch và lập kế hoạch tổ chức du lịch tại di tích
Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích đặc biệt cấp quốc gia nên việc Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích nghệ thuật do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp điều hành. Ngày 19/4/2019, Quyết định số 430/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tổng thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được ban hành. Trong đó, thực hiện lập quy hoạch không gian xung quanh di tích,c ác giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thểm các di sản tư liệu gắn liền với quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Ngoài ra, quy hoạch di tích cũng đề cập đến các yếu tố đô thị, kinh tế - xã hội, dân cư trong khu vực, cơ sở hạ tầng và việc sử dụng đất xung quanh. Việc lập quy hoạch được thực hiện một cách bài bản, kỹ lưỡng và đưa ra nhiều biện pháp nhằm phát triển và bảo tồn di tích. Mặc dù việc lập quy hoạch bảo tồn giá trị di tích được thực hiện ở cấp quản lý cao nhưng việc lập kế hoạch quản lý hoạt động du lịch lại được thực hiện trực tiếp tại Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cho tới nay, công tác lập kế hoạch quản lý được thực hiện khá tốt nhưng vẫn cần thiết phải hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng cường nghiên cứu nhu cầu du khách theo định kỳ.
Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám cần xây dựng một bộ phận chuyên trách để tăng cường nghiên cứu nhu cầu khách hàng bởi đây là yếu tố thay đổi nhanh chóng theo từng giai đoạn lịch sử. Đây là việc làm hết sức cần thiết bởi từ trước tới nay, kế hoạch tổ chức hoạt động du lịch của Trung tâm thường dựa trên các hoạt động sẵn có và bổ sung thêm những sự kiện “được đặt hàng” trước khiến cho nhiều hoạt động đã cũ, không còn làm hài lòng khách hàng hoặc phát sinh vấn đề không được giải quyết kịp thời. Để công tác nghiên cứu nhu cầu du khách thật sự có hiệu quả, Trung tâm cần xây dựng một quy trình nghiên cứu khoa học, đảm bảo rút ra được thông tin và phán đoán chính sách, cụ thể, đầy đủ, kịp thời để Trung tâm điều chỉnh các kế hoạch hoạt động phù hợp.
Việc điều tra thông tin có thể được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Trung tâm có thể cân nhắc giữa việc thuê một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện hoặc tự thực hiện tại điểm di tích.
Trước hết, bộ phận nghiên cứu nhu cầu du khách cần xác định các vấn đề cần nghiên cứu như các nhu cầu về thông tin mà du khách muốn tìm hiểu, nhu cầu được trải nghiệm tại điểm di tích, nhu cầu tiêu dùng và chi tiêu, các loại hình dịch vụ mong muốn hay các khoảng thời gian, thời điểm tham gia hoạt động du lịch…Bên cạnh đó, những nghiên cứu viên cũng nên tìm hiểu thêm các đánh giá của du khách về hiện trạng tổ chức hoạt động du lịch tại khu di tích để thấy được những hoạt hạn chế cần khắc phục. Những nội dung cần tìm hiểu có thể được xếp nhóm và khảo sát chung hoặc riêng tuỳ theo mục tiêu đặt ra.
Tiếp đến, bộ phận nghiên cứu cần lựa chọn kỹ lưỡng kỹ thuật nghiên cứu. Đây cũng là khâu quan trọng nhằm mang lại hiệu quả cho việc nghiên cứu. Họ có thể lựa chọn việc nghiên cứu trực tiếp, phát phiếu điều tra cho các du khách tham quan trong một khoảng thời gian hoặc nghiên cứu gián tiếp thông qua các công ty lữ hành hay các nguồn khác.
Việc nghiên cứu nhu cầu du khách đòi hỏi thời gian và những chi phí nhất định nên cần được lập kế hoạch một cách rõ ràng, chuẩn bị công cụ, phương tiện nghiên cứu với thời gian, nhân sự, kinh phí hợp lý.
Bộ phận nghiên cứu nhu cầu khách hàng sau khi tập hợp được dữ liệu khảo sát còn phải tiến hành tập hợp các dữ liệu khác có liên quan như khả năng tổ chức hoạt động du lịch hiện có tại trung tâm, các yếu tố chứa đựng giá trị văn hoá, lịch sử hiện có, mức độ sử dụng nguồn lực địa phương, điều kiện để tổ chức các hoạt động này bao gồm: nhân lực, cơ sở vật chất, mối quan hệ với các cơ quan quản lý, phương pháp tổ chức du lịch, các ngôn ngữ sử dụng, các rào cản về địa lý, môi trường...
Từ đó, tổng hợp, phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp, định hướng mới cho kế hoạch tổ chức hoạt động du lịch tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Thực hiện công việc trên, bản kế hoạch hoạt động của Trung tâm sẽ có cơ sở khoa học và tính khả thi cao hơn, mang lại hiệu quả quản lý. Trung tâm có thể duy trì 1 việc nghiên cứu nhu cầu du khách 1 năm 1 lần để cuối năm sẽ có thông tin nhằm xây dựng bản kế hoạch tổ chức mới cho năm sau. Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu, với những vấn đề phát sinh cần giải quyết ngay, Trung tâm có thể linh hoạt điều chỉnh kế hoạch trong năm một cách phù hợp.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động du lịch tại di tích
Trung tâm cần xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động du lịch tại di tích một cách chi tiết, thống nhất bằng văn bản. Nội dung kế hoạch phải đề cập đến tất cả các khía cạnh của tổ chức hoạt động du lịch như việc tổ chức lại hiện vật, tổ chức