1.3.3.1. Yếu tố khách quan
* Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông đến DTLSVH gồm đường đến, chỗ bãi đậu xe, nơi tập trung đoàn, điểm dừng, bãi đỗ xe, khu tập trung đoàn, biển hiệu, lối đi, bảng biển chỉ dẫn, khu vệ sinh, các trang thiết bị; quy mô và khả năng đáp ứng của các khu vực tổ chức các hoạt động du lịch. Khu tự do, khu được bảo vệ, khu tổ chức các hoạt động, khu hậu cần....hệ thống đường sá, cầu, cống, hệ thống thoạt nước, thiết bị điện. Các trang thiết bị tổ chức trưng bày hiện vật: tủ trưng bày, bảo quản, hệ thống đèn chiếu sáng, hút ẩm, thông gió...; thông tin hướng dẫn tham quan: biển chỉ dẫn, biển thông tin, thiết bị thông tin, hướng dẫn, phòng giới thiệu chung, phòng chờ....; về tổ chức hoạt động nghệ thuật có sân khấu, chỗ ngồi khán giả, màn hình bổ trợ, phương tiện nghe nhìn; bán hàng lưu niệm: quầy hàng, phương tiện thanh toán, đóng gói, vận chuyển...; phương tiện kiểm soát vé, quản lý quy mô đoàn khách.
* Môi trường tự nhiên của di tích lịch sử văn hoá
Vị trí địa lý, hệ thống thực vật: cây, hoa, thiên nhiên, động vật, địa chất và địa hình: đất, đá, khoáng sản, các cao nguyên, núi, đồng bằng, đồng cỏ, đầm lấy, ao hồ; thời tiết và môi trường. Những thông tin này sẽ quyết định hình thức tổ chức các hoạt động du lịch và đặc biệt là những thời điểm tốt nhất để tổ chức các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch phải được tạo cho khách cơ hội tận hưởng có hiệu quả nhất các giá trị của di tích lịch sử văn hoá. Các yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất từ môi trường tự nhiên có thể chỉ ra là: thời tiết, khí hậu, môi trường ô nhiễm.
* Môi trường kinh tế xã hội
Các yếu tố của môi trường kinh tế xã hội bao gồm các tầng lớp dân cư, độ tuổi bình quân, trình độ văn hoá, thu nhập, nhà cửa cần được thu thập; nền văn hoá đặc trưng với các hoạt động mang tính tập thể, phong tục tập quán, lối sống, mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân cộng đồng xung quanh di tích, khu vực có di tích
lịch sử văn hoá; các loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, thơ văn, ca nhạc, múa, sản phẩm truyền thống chứa đựng, biểu hiện giá trị của di tích lịch sử văn hoá, cộng đồng địa phương; tình hình chính trị, chính quyền địa phương, an ninh, an toàn, giao thông cùng với những quy định của họ về tổ chức các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến hình thức, quy mô tổ chức các hoạt động du lịch, mức độ tham gia của cộng đồng vào tổ chức các hoạt động du lịch, mức độ đặc trưng, hấp dẫn, khác biệt của hoạt động du lịch, cơ sở đảm bảo chất lượng, đảm bảo các điều hiện vệ sinh, an ninh, an toàn trong tổ chức các hoạt động du lịch.
* Cơ chế chính sách và các chế tài pháp lý
Có thể coi đây là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch nhưng cũng có thể kìm hãm, cản trở nếu đường lối không phù hợp với thực tế. Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh. Thông qua cơ chế chính sách, các chế tài pháp lý mà Nhà nước thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch, cũng như đảm bảo các HĐDL được triển khai, thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả phù hợp với các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Cơ chế, chính sách đưa ra phải gắn liền với điều kiện thực tế của ngành du lịch, lúc đó nó mới thúc đẩy du lịch phát triển. Cơ chế, chính sách sẽ tác động lâu dài và mang tính định hướng phát triển toàn diện tới khu di tích. Từ đó, công tác quản lý Nhà nước tại địa phương có cơ sở để quản lý hoạt động du lịch tại các điểm DTLSVH theo định hướng đã đề ra với các nguồn lực sẵn có. Cơ chế, chính sách không hợp lý sẽ cản trở quản lý hoạt động du lịch của địa phương đó, cũng như sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch.
* An ninh chính trị, an toàn xã hội
Là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch do đó để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước thì sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có vai trò cực kỳ quan trọng. Sự đảm bảo vững chắc về quốc phòng an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới thăm quan.
1.3.3.2. Yếu tố chủ quan
* Các nhà cung ứng dịch vụ
Những người cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức các hoạt động du lịch là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết cho nhà tổ chức các hoạt động du lịch. Các nhà cung ứng dịch vụ tổ chức các hoạt động du lịch bao gồm các yếu tố như: cách thức phục vụ, hình thức giải trí, cách trang trí âm thanh ánh sáng, các kỹ xảo hiệu ứng đặc biệt. Bất kỳ có sự thay đổi nào từ phía người cung ứng cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tới hoạt động tổ chức các hoạt động du lịch. Để đảm bảo ổn định và có sự lựa chọn, cạnh tranh... cho việc cung cấp các dịch vụ đúng chất lượng, số lượng và thời gian, phần lớn các đơn vị tổ chức các hoạt động du lịch đều thiết lập mối quan hệ đối tác với nhiều nhà cung cấp.
* Trình độ quản lý
Cũng như đối các ngành kinh tế khác, trình độ quản lý là một trong những vấn đề hết sức quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển ngành. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp và nhạy bén trong điều hành quản lý. Lĩnh vực này đòi hỏi cao về trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của những cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là những người làm ở vị trí quản lý.
* Văn hóa của những người có liên quan
Trình độ văn hóa tạo điều kiện cho việc nâng cao công tác quản lý hoạt động du lịch. Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hóa nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài bởi họ có nhu cầu đổi với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc...Bên cạnh đó, trình độ của người dân sở tại, nơi đón khách cũng ảnh hưởng rất lớn. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng...Mặt khác việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ cùa mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch. Thật vậy, một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ biển”. Ngược lại có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát
huy hợp lý sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.
1.3.4. Tiêu chí đánh giá về quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá
Trên cơ sở nội dung quản lý hoạt động du lịch như đã trình bày ở trên, các tiêu chí đánh giá về quản lý hoạt động du lịch tại các DTLSVH được xây dựng như sau:
1.3.4.1.Tiêu chí đánh giá quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại điểm DTLSVH
* Số lượt khách và tốc độ tăng trưởng lượt khách
- Số lượt khách chính là tổng lượt khách mua và sử dụng sản phẩm du lịch được cung cấp từ các doanh nghiệp lữ hành hoặc trực tiếp ở điểm di tích trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
- Số lượt khách du lịch được xác định trên cơ sở: + Số lượt khách du lịch quốc tế
+ Số lượt khách du lịch nội địa
Như vậy, trong một khoảng thời gian nhất định đó, một khách du lịch có thể mua và sử dụng sản phẩm du lịch một hoặc nhiều lần. Tốc độ tăng trưởng lượt khách biểu hiện mức độ phát triển, sự tăng trưởng và quy mô của doanh nghiệp.
* Số khách và tốc độ tăng trưởng ngày khách
- Số ngày khách là tổng số ngày mà các lượt khách đi tour trong khoảng thời gian nhất định (thường tính theo năm).
Trong thực tế, các doanh nghiệp du lịch xác định chỉ tiêu này bằng phương pháp thống kê. Khi xác định chỉ tiêu này cần lượng hoá các ảnh hưởng. Để lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng, có thể xác định số ngày khách theo công thức sau:
Tổng số ngày khách = Tổng số lượt khách * số ngày đi tour bình thường của khách - Một lượng khách có thể mua sản phẩm du lịch trong ngày, ngắn ngày hoặc dài ngày. Tốc độ tăng trưởng ngày khách phản ánh chính xác hơn sự tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp du lịch cũng như mức độ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tại DTLSVH.
* Doanh thu du lịch và tốc độ tăng trưởng doanh thu
Doanh thu của các doanh nghiệp du lịch hoặc trực tiếp ở các điểm di tích là toàn bộ các khoản thu nhập mà doanh nghiệp hay các điểm di tích thu được trong
một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hay thực hiện chương trình du lịch, doanh thu từ kinh doanh vận chuyểnm hướng dẫn viên du lịch và các dịch vụ trung gian khác.
Doanh thu của doanh nghiệp hay tại điểm di tích phản ánh mức độ phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc doanh thu của điểm di tích khi bán dịch vụ tham quan qua các kỳ kinh doanh. Nó là một trong các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà mọi doanh nghiệp quan tâm và được xây dựng trên các báo cáo kế toán, thống kê.
Doanh thu thừ kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các doanh nghiệp du lịch. Nó phụ thuộc vào số ngày khách và chi tiêu của khách, số ngày khách hay chi tiêu của khách tăng lên sẽ dẫn đến sự phát triển doanh thu của doanh nghiệp du lịch.
Doanh thu kinh doanh du lịch còn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả quá trình hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp, là chỉ tiêu kinh tế phản ánh giá trị sản phẩm doanh nghiệp du lịch mà doanh nghiệp đã thực thu trong một thời kỳ nào đó.
Tốc độ tăng doanh thu không chỉ biểu hiện lượng tiền mà doanh nghiệp/ điểm di tích thu được tăng lên mà còn đồng nghĩa với việc tăng lượng sản phẩm dịch vụ du lịch tiêu thụ trên thị trường, tăng lượng khách cũng như chi tiêu của họ cho doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp trang trải các khoản hao phí, mở rộng thị trường kinh doanh, có điều kiện bảo toàn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch. Doanh thu tại các điểm di tích cũng giúp cho Ban quản lý di tích có nguồn thu để bảo tồn, tôn tạo di tích.
* Lợi nhuận kinh doanh du lịch và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
Lợi nhuận kinh doanh du lịch là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, đánh giá trình độ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp.
Lợi nhuận trong kinh doanh du lochj được cấu thành từ lợi nhuận kinh doanh các chương trình du lịch và các dịch vụ đại lý, dịch vụ du lịch khác.
Mức tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh du lịch sẽ thể hiện mức độ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp qua các thời kỳ nhất định.
Những tiêu chí trên cụ thể cho hoạt động kinh doanh của một đơn vị quản lý du lịch. Ngoài ra, còn có thể xem xét thêm một số tiêu chí khác như:
Điểm hấp dẫn du lịch: là các thực tể có khả năng quản lý và được giới hạn trong một phạm vi nhất định. Chúng có thể tiếp cận được và thúc đẩy khách đến tham quan không chỉ một mà nhiều lần.
Giao thông đi lại: Hệ thống giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp
cận điểm đến của các thị trường khách du lịch và cũng là nhân tố tạo nên sự thành công của các DTLSVH. Nếu những điểm di tích có hệ thống giao thông thuận lợi cùng với việc sử dụng đa dạng các loại phương tiện thì sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thị trường khách du lịch và điểm đến. Khách du lịch sẽ cảm thấy dễ chịu khi tới tham quan.
Nơi ăn nghỉ: Đây cũng là một thành phần quan trọng không thể thiếu của
một điểm du lịch. Cung cấp dịch vụ này chính là các cơ sở lưu trú, ăn uống. Những dịch vụ này không chỉ cung cấp nơi ăn, chốn nghỉ, mang tính vật chất mà còn tạo cảm giác chung về sự đón tiếp nồng nhiệt và ấn tượng khó quên về các món ăn hoặc đặc sản của địa phương.
Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Trong quá trình du lịch, du khách đòi hỏi
một loạt các tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ bổ trợ tại điểm di tích. Bộ phận này có đặc điểm là phân tán về hình thức sở hữu. Các cơ sở cung cấp các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ thường do các nhà kinh doanh nhỏ quản lý nên vừa có ưu điểm và hạn chế. Ưu điểm ở chỗ các khoản chi tiêu của khách nhanh chóng đi vào nền kinh tế của địa phương. Còn hạn chế là các doanh nghiệp nhỏ bị phân tán và thiếu một hành lang liên kết với nhau. Các cơ sở này cũng thường thiếu khả năng tự đầu tư để nâng cấp và thiếu chuyên gia về quản lý hoặc marketing. Đây cũng là những đòi hỏi cấp bách của ngành du lịch trong những năm gần đây.
Các hoạt động bộ sung: Mặc dù điểm hấp dẫn du lịch là nguyên nhân chính
quan trọng trong việc tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn của các di tích. Những dịch vụ bổ sung còn giúp cho sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn, kéo dài thời gian lưu lại của khách và khai thác thêm chi tiêu của khách.
1.3.4.2. Tiêu chí đánh giá về tổ chức thực hiện hoạt động du lịch tại các DTLSVH
Tiêu chí đánh giá về nhân sự quản lý hoạt động du lịch
Để đánh giá về nhân sự quản lý hoạt động du lịch có hiệu quả hay không trước hết cần xem xét mức độ hài lòng của người sử dụng sản phẩm du lịch tại các DTLSVH đối với đội ngũ nhân sự ở đây. Trong đó, quan trọng nhất các điểm sau:
- Thái độ phục vụ của người làm du lịch - Kỹ năng phục vụ của người làm du lịch - Sự thân thiện của cộng đồng địa phương
Nếu những nội dung trên được đánh giá là tốt thì có thể khẳng định nhân sự quản lý hoạt động du lịch đang phù hợp, đáp ứng yêu cầu. Còn nếu không được đánh giá cao thì cần thiết phải có sự thay đổi sớm mới có thể thu hút và thúc đẩy sự quan tâm của khách du lịch tới điểm di tích.
Tiêu chí đánh giá về hoạt động quản lý trưng bày hiện vật
Để tìm hiểu hoạt động quản lý trưng bày hiện vật có phù hợp, làm nổi bật giá trị văn hoá, tinh thần cũng như vật chất ở các DTLSVH hay không, cần xem xét ý kiến khách hàng về những nội dung chi tiết sau:
- Hiện vật trưng bày thể hiện rõ nét truyền thống - Hiện vật thể hiện giá trị văn hóa, lịch sử của di tích - Hiện vật thể hiện giá trị tinh thần của di tích