Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính giai đoạn 2012-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu i chi nhánh công ty cổ phần chế biến xnk thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (baseafood)​ (Trang 60 - 73)

Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ .......................... đến

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản

2.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính giai đoạn 2012-

2.2.2.1 Tỷ số thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện thời

BẢNG 2.13: TỶ SỐ THANH TOÁN HIỆN THỜI GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Giá trị tài sản ngắn hạn

25.839.376.940 40.139.020.487 47.298.516.545

Giá trị nợ ngắn hạn 26.031.219.392 40.807.895.470 47.447.386.520

Tỷ số thanh toán hiện thời 0,9926 0,9836 0,9967

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng CĐKT)

Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết mỗi một đồng giá trị nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng bao nhiêu đồng giá trị tài sản ngắn hạn. Trong 3 năm phân tích, tỷ số này của xí nghiệp luôn ở mức dƣới 1.

Cụ thể, năm 2012, cứ một đồng nợ ngắn hạn sẽ đƣợc đảm bảo bằng 0,9926 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2013 giảm xuống 0,9836 đồng và năm 2014 tăng lên 0,9967 đồng. Rõ ràng, xí nghiệp không đủ tài sản ngắn hạn để có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Đây là điều dễ hiểu, bởi nhƣ phân tích ở tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ta thấy nợ ngắn hạn của xí nghiệp không chỉ tài trợ cho tài sản ngắn hạn mà còn tài trợ cho tài sản dài hạn, do đó mà tỷ số thanh toán hiện thời của xí nghiệp trong 3 năm qua luôn ở mức dƣới 1, xí nghiệp cần cẩn trọng trong việc đầu tƣ vào tài sản dài hạn bằng nợ ngắn hạn, bởi nó làm cho xí nghiệp bị mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng nhƣ tình hình tài chính không đƣợc đảm bảo an toàn.

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán hiện thời =

Giá trị tài sản ngắn hạn Giá trị nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh =

Giá trị tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho

BẢNG 2.14: TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Giá trị TSNH-Giá trị HTK 1.103.590.072 3.007.271.539 4.701.331.935

Giá trị nợ ngắn hạn 26.031.219.392 40.807.895.470 47.447.386.520

Tỷ số thanh toán nhanh 0,0424 0,0737 0,0991

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng CĐKT)

Tỷ số thanh toán nhanh của xí nghiệp có xu hƣớng tăng, năm 2012, tỷ số này ở mức 0,0424, nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo thanh toán bằng 0,0424 đồng giá trị tài sản có tính thanh khoản. Sang năm 2013, tỷ số này tăng lên 0,0737 và năm 2014 là 0,0991. Nguyên nhân do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản (TSNH- Hàng tồn kho) cao hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Mặc dù tỷ số thanh toán nhanh tăng qua 3 năm nhƣng ở cả 3 năm 2012, 2013, 2014 tỷ số này vẫn thấp hơn 1, chứng tỏ xí nghiệp hoàn toàn không có khả năng thanh toán nhanh. Nguyên nhân do ban đầu tài sản ngắn hạn đã không đủ đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn, bên cạnh đó, hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn, vì vậy mà tỷ số thanh toán nhanh của xí nghiệp ở mức rất thấp, cho thấy tính không an toàn trong khả năng thanh toán của xí nghiệp.

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền

BẢNG 2.15: TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH BẰNG TIỀN GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tiền+Khoản tƣơng đƣơng tiền

197.156.974 239.647.328 1.570.300.631

Giá trị nợ ngắn hạn 26.031.219.392 40.807.895.470 47.447.386.520 Tỷ số thanh toán nhanh bằng

tiền 0,0076 0,0059 0,0331

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng CĐKT)

Tỷ số thanh toán nhanh

bằng tiền =

Tiền + Các khoản tƣơng đƣơng tiền Giá trị nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của xí nghiệp ở mức rất thấp, tỷ số này là 0,0076 năm 2012; 0,0051 năm 2013 và 0,0331 năm 2014.

Tƣơng tự nhƣ các tỷ số thanh toán khác, tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền cho biết một đồng nợ ngắn hạn sẽ đƣợc đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt. Ví dụ cụ thể cho năm 2014, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ đƣợc đảm bảo bằng 0,0331 đồng tiền mặt, đây là con số cao nhất trong 3 năm phân tích nhƣng vẫn ở mức rất thấp, cho thấy xí nghiệp không có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền. Do đó, xí nghiệp cần tăng cƣờng khoản dự trữ tiền mặt, giải quyết tình trạng thiếu hụt về lƣợng tiền mặt nhằm cải thiện khả năng thanh toán.

2.2.2.2 Tỷ số quản lý nợ

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Xí nghiệp là chi nhánh trực thuộc công ty Baseafood, nhận vốn kinh doanh từ công ty, không ghi nhận vốn chủ sở hữu mà đƣợc ghi nhận trong phần nợ ngắn hạn, nên toàn bộ tài sản đƣợc tài trợ bằng nợ. Do đó, tỷ số nợ trên tổng tài sản luôn bằng 1.

Tỷ số khả năng trả lãi

BẢNG 2.16: TỶ SỐ KHẢ NĂNG TRẢ LÃI GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

EBIT 5.454.700.483 5.213.386.521 6.063.589.898

Chi phí lãi vay 1.439.473.464 1.196.874.133 1.299.224.415

Tỷ số khả năng trả lãi 3,79 4,36 4,67

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng CĐKT)

Năm 2012, tỷ số khả năng trả lãi của xí nghiệp là 3,79, có nghĩa là 1 đồng chi phí lãi vay đƣợc đảm bảo bằng 3,79 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Năm 2013, tỷ số này tăng lên 4,36 và tiếp tục tăng lên mức 4,67 vào năm 2014. Nguyên nhân do tốc độ tăng của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay. Tỷ số khả năng trả

Tỷ số nợ trên tổng tài sản =

Tổng nợ Tổng tài sản

Tỷ số khả năng trả lãi =

EBIT Chi phí lãi vay

lãi tăng dần, khả năng trả lãi đƣợc đảm bảo tốt hơn, qua đó có thể thấy nguồn vốn vay đƣợc xí nghiệp sử dụng có hiệu quả.

2.2.2.3 Tỷ số hiệu quả hoạt động

Tỷ số hoạt động tồn kho

BẢNG 2.17: TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG TỒN KHO GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Giá vốn hàng bán 295.392.591.191 344.448.825.918 337.039.377.560

Bình quân giá trị hàng tồn kho

28.283.442.925 30.933.767.908 39.864.466.779

Vòng quay hàng tồn kho 10,44 11,14 8,45

Số ngày tồn kho bình quân 34,47 ngày 32,33 ngày 42,58 ngày

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng CĐKT và Bảng BCKQHĐKD)

Vòng quay hàng tồn kho trong năm 2012 là 10,44 vòng, thời gian tồn kho là 34,47 ngày. Điều này có nghĩa là trung bình cứ 34,47 ngày là hàng tồn kho sẽ bán đƣợc. Năm 2013, số vòng quay là 11,14 vòng, tăng 0,7 vòng so với năm 2012 làm số ngày bán đƣợc hàng giảm xuống còn 32,33 ngày (giảm 2,14 ngày). Nguyên nhân do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân (tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 16,61% và tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân là 9,37%). Điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hóa của xí nghiệp năm 2013 tốt hơn so với năm 2012. Năm 2014, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hƣớng giảm xuống còn 8,45 vòng, tức giảm 2,69 vòng so với năm 2013, nâng số ngày tồn kho lên 42,58 ngày, cao hơn năm 2012 8,11 ngày và cao hơn năm 2013 10,25 ngày. Nguyên nhân do năm 2014, giá vốn hàng bán giảm 2,15%, trong khi giá trị hàng tồn kho bình quân tăng 28,87% so với năm 2013. Khả năng tiêu thụ hàng hóa của xí nghiệp năm 2014 kém hơn năm 2012 và năm 2013.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Bình quân giá trị hàng tồn kho

Số ngày tồn kho bình

quân =

Số ngày trong năm (360) Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số hoạt động khoản phải thu

BẢNG 2.18: TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG KHOẢN PHẢI THU GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh thu thuần 309.064.865.271 359.011.943.562 353.728.821.877

Bình quân giá trị khoản phải

thu 373.008.566 880.134.094 1.620.976.373

Vòng quay khoản phải thu 828,57 407,91 218,22

Kỳ thu tiền bình quân 0,43 ngày 0,88 ngày 1,65 ngày

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng CĐKT và Bảng BCKQHĐKD)

Vòng quay khoản phải thu của xí nghiệp khá cao và đang có xu hƣớng giảm qua 3 năm. Năm 2012, vòng quay khoản phải thu là 828,57 vòng, kỳ thu tiền bình quân là 0,43 ngày. Năm 2013 vòng quay khoản phải thu giảm so với năm 2012, cụ thể giảm xuống còn 407,91 vòng (tức giảm 420,66 vòng), nâng kỳ thu tiền bình quân lên 0,88 ngày (tăng 0,45 ngày) do tốc độ tăng của doanh thu thuần (16,16%) thấp hơn tốc độ tăng của khoản phải thu bình quân (135,96%).

Năm 2014, vòng quay khoản phải thu tiếp tục giảm, giảm xuống còn 218,22 vòng (giảm 189,69 vòng), đồng thời kỳ thu tiền bình quân nâng lên 1,65 ngày (tăng 0,77 ngày) so với năm 2013. Nguyên nhân do trong năm 2014, doanh thu thuần giảm 1,47% trong khi khoản phải thu bình quân tăng 84,17% so với năm 2013.

Mặc dù vòng quay khoản phải thu qua 3 năm giảm mạnh, nhƣng xem xét kỹ ta thấy trên thực tế, xí nghiệp đang mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời mở rộng chính sách bán chịu để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung chính sách bán hàng của xí nghiệp còn khá là thắt chặt, thời hạn thu hồi nợ chƣa đến 2 ngày, do đó, để thu hút thêm nhiều khách hàng, ngoài chất lƣợng sản phẩm, xí nghiệp cần cung cấp thời gian tín dụng dài hơn và biện pháp thu hồi nợ hiệu quả nhằm mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn. Nếu Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Bình quân giá trị khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong năm (360)

thực hiện đƣợc điều đó thì việc đầu tƣ cho các khoản phải thu cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xí nghiệp và xí nghiệp sẽ tạo đƣợc nhiều mối quan hệ bền vững hơn với khách hàng.

Tỷ số hoạt động khoản phải trả

BẢNG 2.19: TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG KHOẢN PHẢI TRẢ GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Giá vốn hàng bán 295.392.591.191 344.448.825.918 337.039.377.560

Bình quân giá trị khoản phải trả 19.708.977.811 20.054.198.819 22.185.993.798

Vòng quay khoản phải trả 14,99 17,16 15,19

Kỳ trả tiền bình quân 24,02 ngày 20,98 ngày 23,69 ngày

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng CĐKT và Bảng BCKQHĐKD)

Vòng quay khoản phải trả năm 2012 là 14,99 vòng, ứng với kỳ trả tiền bình quân là 24,02 ngày. Vòng quay khoản phải trả năm 2013 tăng lên 17,16 vòng, tức tăng 2,17 vòng so với năm 2012 tƣơng ứng kỳ trả tiền bình quân giảm xuống còn 20,98 ngày (giảm 3,04 ngày). Nguyên nhân do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (16,61%) cao hơn tốc độ tăng của khoản phải trả bình quân (1,75%).

Năm 2014, vòng quay khoản phải trả giảm xuống so với năm 2013, cụ thể giảm xuống còn 15,19 vòng (giảm 1,97 vòng), nâng kỳ trả tiền bình quân lên 23,69 ngày (tăng 2,71 ngày). Nguyên nhân do trong năm 2014, giá vốn hàng bán giảm 2,15% trong khi khoản phải trả bình quân tăng 10,63% so với năm 2013.

Qua phân tích trên, ta thấy vòng quay khoản phải trả cũng nhƣ kỳ trả tiền bình quân của xí nghiệp tƣơng đối ổn định, ít biến động, kỳ trả tiền bình quân dao động từ 20 đến 24 ngày, cho thấy tính ổn định trong công tác thanh toán nợ cho ngƣời bán của xí nghiệp.

Vòng quay khoản phải trả =

Giá vốn hàng bán

Bình quân giá trị khoản phải trả

Kỳ trả tiền bình quân =

Số ngày trong năm (360) Vòng quay khoản phải trả

Vòng quay tài sản ngắn hạn

BẢNG 2.20: VÒNG QUAY TÀI SẢN NGẮN HẠN GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh thu thuần 309.064.865.271 359.011.943.562 353.728.821.877

Bình quân giá trị tài sản ngắn

hạn 29.280.148.606 32.989.198.714 43.718.768.516

Vòng quay tài sản ngắn hạn 10,56 10,88 8,09

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng CĐKT và Bảng BCKQHĐKD)

Vòng quay tài sản ngắn hạn của xí nghiệp năm 2012 là 10,56, nghĩa là, 1 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra, xí nghiệp thu đƣợc 10,56 đồng doanh thu thuần. Năm 2013, vòng quay tài sản ngắn hạn tăng lên 10,88 vòng, tăng 0,32 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu thuần (16,16%) cao hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân (12,67%). Qua đó cho thấy tài sản ngắn hạn năm 2013 đƣợc sử dụng hiệu quả hơn năm 2012.

Sang năm 2014, vòng quay tài sản ngắn hạn giảm mạnh, giảm xuống còn 8,09 vòng, tức giảm 2,79 vòng so với năm 2013. Nguyên nhân do doanh thu thuần năm 2014 giảm 1,47% trong khi tài sản ngắn hạn bình quân tăng 32,52% so với năm 2013. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của xí nghiệp trong năm 2014 kém hơn so với năm 2012 và 2013, xí nghiệp cần xem xét lại tình hình quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn.

Vòng quay tổng tài sản

BẢNG 2.21 VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh thu thuần 309.064.865.271 359.011.943.562 353.728.821.877

Bình quân giá trị tổng tài sản 29.527.028.084 33.419.557.431 44.127.640.995

Vòng quay tổng tài sản 10,47 10,74 8,02

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng CĐKT và Bảng BCKQHĐKD)

Vòng quay tài sản ngắn hạn =

Doanh thu thuần

Bình quân giá trị tài sản ngắn hạn

Vòng quay tổng tài sản =

Doanh thu thuần

Vòng quay tổng tài sản của xí nghiệp năm 2012 là 10,47 có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản tạo ra đƣợc 10,47 đồng doanh thu.

Năm 2013, vòng quay tổng tài sản tăng lên 10,74 vòng, tức tăng 0,27 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân (tốc độ tăng của doanh thu thuần là 16,16% và tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân 13,18%). Hiệu quả sử dụng tài sản năm 2013 tốt hơn so với năm 2012. Năm 2014, vòng quay tổng tài sản giảm mạnh, giảm còn 8,02 vòng, tức giảm 2,72 vòng so với năm 2013 do tổng tài sản bình quân tăng 32,04% đồng thời doanh thu thuần giảm 1,47%.

Năm 2012, 2013, tổng tài sản của xí nghiệp đƣợc sử dụng hiệu quả, đạt đƣợc mức doanh thu cao. Năm 2014, hiệu quả sử dụng tài sản của xí nghiệp chƣa tốt lắm, kém hơn so với năm 2012 và 2013.

2.2.2.4 Tỷ số khả năng sinh lời

Tỷ số lợi nhuận gộp

BẢNG 2.22: TỶ SỐ LỢI NHUẬN GỘP GIAI ĐOẠN 2012-2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lợi nhuận gộp 13.672.274.080 14.563.117.644 16.689.444.317

Doanh thu thuần 309.064.865.271 359.011.943.562 353.728.821.877

Tỷ số lợi nhuận gộp (%) 4,42 4,06 4,72

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng BCKQHĐKD)

Tỷ số lợi nhuận gộp năm 2012 là 4,42%, có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ có 0,0442 đồng lợi nhuận gộp đƣợc tạo ra.

Năm 2013, tỷ số lợi nhuận gộp giảm xuống còn 4,06%. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp (tốc độ tăng của doanh thu thuần là 16,16% và tốc độ tăng của lợi nhuận gộp là 6,52%). Khả năng tạo ra lợi nhuận gộp năm 2013 kém hơn so với năm 2012.

Năm 2014, doanh thu thuần giảm 1,47% trong khi lợi nhuận gộp tăng 14,6% so với năm 2013, đã làm cho tỷ số lợi nhuận gộp tăng lên 4,72%. Qua đó cho thấy khả năng tạo ra lợi

Tỷ số lợi nhuận gộp =

Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần

nhuận gộp của năm 2014 tốt hơn so với 2 năm còn lại, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đƣợc xí nghiệp sử dụng hiệu quả hơn.

Tỷ số lợi nhuận hoạt động

BẢNG 2.23: TỶ SỐ LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

EBIT 5.454.700.483 5.213.386.521 6.063.589.898

Doanh thu thuần 309.064.865.271 359.011.943.562 353.728.821.877

Tỷ số lợi nhuận hoạt động

(%) 1,76 1,45 1,71

(Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Bảng BCKQHĐKD)

Tỷ số lợi nhuận hoạt động của xí nghiệp năm 2012 là 1,76%, cho biết mỗi 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra đƣợc 0,0176 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay.

Năm 2013, tỷ số lợi nhuận hoạt động giảm xuống còn 1,45% do trong năm 2013, lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay giảm 4,42% trong khi doanh thu thuần tăng 16,16% so với năm 2012. Tỷ số lợi nhuận hoạt động năm 2013 thấp hơn năm 2012, cho thấy công tác quản lý chi phí hoạt động năm 2013 kém hiệu quả hơn năm 2012.

Năm 2014, công tác quản lý chi phí đƣợc xí nghiệp quan tâm cải thiện, nhờ đó lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay tăng mạnh so với năm 2013, tăng 16,31% trong khi đó doanh thu thuần giảm 1,47% đã làm cho tỷ số lợi nhuận hoạt động năm 2014 tăng lên 1,71%, cao hơn so với năm 2013, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với năm 2012. Xí nghiệp cần phát huy hơn nữa công tác quản lý chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tỷ số lợi nhuận ròng (ROS)

Tỷ số lợi nhuận hoạt động =

EBIT Doanh thu thuần

Tỷ số lợi nhuận ròng (ROS) =

Lợi nhuận ròng

BẢNG 2.24: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG (ROS) GIAI ĐOẠN 2012-2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lợi nhuận ròng 4.015.227.019 4.016.512.388 4.764.365.483

Doanh thu thuần 309.064.865.271 359.011.943.562 353.728.821.877

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu i chi nhánh công ty cổ phần chế biến xnk thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (baseafood)​ (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)