Xuất kiến nghị nhằm nâng cao tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu i chi nhánh công ty cổ phần chế biến xnk thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (baseafood)​ (Trang 75 - 80)

Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ .......................... đến

3.2 xuất kiến nghị nhằm nâng cao tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến

luôn tồn tại những điểm mạnh và điểm yếu. Nhƣ phân tích về tình hình tài chính trên, điểm mạnh của xí nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với điểm yếu. Nhìn chung, tình hình tài chính của xí nghiệp khá khả quan, chứng tỏ khả năng quản lý về tài chính của xí nghiệp khá tốt. Từ những điểm mạnh và điểm yếu của xí nghiệp, ta sẽ đi đến đề xuất giải pháp để cho hoạt động tài chính của xí nghiệp đƣợc hiệu quả hơn.

3.2 Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I Thủy Sản Xuất Khẩu I

Dựa vào những phân tích cũng nhƣ điểm mạnh và điểm yếu đã đề ra nhƣ trên, sau đây là một số đề xuất để nhằm cải thiện những điểm yếu trong thời gian tới :

-Để giảm lƣợng hàng bán bị trả lại xí nghiệp cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ công đoạn sản xuất. Kiểm tra chất lƣợng nguyên vật liệu trong quá trình thu mua. Ngoài ra do mặt hàng của xí nghiệp phần lớn là hàng đông lạnh nên cần thực hiện tốt khâu bảo quản và vận chuyển.

-Đối với hàng tồn kho: Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế. Căn cứ trên kế hoạch đó dự trữ hàng tồn kho phù hợp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục mà không bị ứ đọng vốn. Dự báo sự biến động của tỷ giá, tình hình nhập khẩu, bên cạnh đó, nâng cao chất lƣợng hàng hóa phù hợp với các yêu cầu của khách hàng.

-Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Xí nghiệp cần lƣu ý trong việc đầu tƣ vào tài sản dài hạn bằng nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, để tăng khả năng thanh toán xí nghiệp cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt mục này giúp xí nghiệp giảm lƣợng vốn bị ứ đọng, đáp ứng kịp thời việc thanh toán, tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin đối với các nhà cho vay cũng nhƣ ngƣời bán. Thêm nữa, xí nghiệp cần bán bớt lƣợng hàng tồn kho để giải phóng số vốn bị ứ đọng.

- Đối với tình hình chi phí: Xí nghiệp cần quản lý chặt chẽ, tối thiểu các khoản chi phí thông qua việc:

+ Nghiên cứu mua hàng hóa, nguyên vật liệu theo giá cả hợp lý.

+ Tiết kiệm năng lƣợng điện nƣớc, vật tƣ, bao bì. Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, tăng sản lƣợng các mặt hàng khô, ít sử dụng năng lƣợng điện. Cắt giảm bớt năng lƣợng điện để sấy khô hàng, chuyển sang phơi nắng hoặc dùng hơi nƣớc từ các khâu khác để làm khô, hạn chế tối đa chi phí điện.

+ Đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân. Mặc dù việc này sẽ tốn chi phí nhƣng bù lại những công nhân này sẽ sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn nguyên vật liệu và tạo ra sản phẩm tốt hơn và nhƣ thế sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí về lâu dài.

+ Cải tiến công tác quản lý, quy trình kỹ thuật chế biến và đẩy mạnh việc đóng container thành phẩm xuất khẩu tại kho của xí nghiệp đông lạnh để tiết kiệm chi phí bán hàng. + Chi phí cƣớc tàu rất lớn, cần thƣờng xuyên thƣơng lƣợng tìm tàu có giá cạnh tranh nhất.

Bên cạnh việc cải thiện những điểm yếu, để nâng cao hơn nữa tình hình tài chính cũng nhƣ sự phát triển của xí nghiệp, xí nghiệp cần:

- Nâng cao khả năng sinh lời: Nhƣ phân tích ở trên, tuy các tỷ số về khả năng sinh lời của xí nghiệp ở mức tƣơng đối nhƣng không phải vì thế mà dừng lại. Vì vậy, đề xuất đƣa ra là phải làm tăng các tỷ số này lên thêm nữa. Cụ thể, xí nghiệp cần có các chiến lƣợc cụ thể để có thể cải thiện tình hình kinh doanh của mình, giảm các chi phí không đáng có để có thể đẩy mạnh mức tăng trƣởng của doanh thu cũng nhƣ tạo đà cho lợi nhuận tăng cao. Xí nghiệp nên tranh thủ khả năng kinh doanh của mình để tìm các đối tác có khả năng hợp tác lâu dài, đồng thời cũng có khả năng thanh toán nhanh cho xí nghiệp. Thêm vào đó, hiện tại xí nghiệp chƣa có đội ngũ nghiên cứu thị trƣờng, một bộ phận không thể

thiếu trong giai đoạn cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa và cạnh tranh với doanh nghiệp nƣớc ngoài ngày càng tăng. Do đó, xí nghiệp cần tuyển mộ từ nội bộ hoặc bên ngoài những nhân viên chuyên nghiên cứu thị trƣờng để nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về thị trƣờng, tránh những thiệt hại do biến động về giá cả các loại, chủ động hơn nữa trong sản xuất kinh doanh.

-Việc đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lƣợng của nhân viên cũng là yếu tố giúp phát triển cho xí nghiệp. Nhân viên càng có kiến thức thì việc kinh doanh của xí nghiệp sẽ tốt lên. Việc sai sót trong công việc sẽ đƣợc giảm thiểu đi rất nhiều, điều này sẽ giúp tăng lòng tin của khách hàng, tăng uy tín của xí nghiệp .

-Cân đối tình hình thực tế sản xuất để bố trí sử dụng lao động hiệu quả. Rà soát và sắp xếp lại lực lƣợng lao động hiện có từ quản lý đến lao động trực tiếp cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.

-Tăng doanh thu, bằng việc mở rộng thị trƣờng nên có những chính sách để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của xí nghiệp, về chính sách hoa hồng với ngƣời môi giới, đƣa ra các chính sách ƣu đãi với khách hàng.

-Bên cạnh đó cần có chính sách khen thƣởng đối với những công nhân viên đạt thành tích cao trong công việc để khuyến khích, khích lệ tinh thần làm việc của toàn nhân viên trong xí nghiệp, tạo động lực để họ cống hiến tài năng và sức lực vì sự phát triển của xí nghiệp.

-Với tình hình khan hiếm nguyên vật liệu, xí nghiệp cần liên kết hợp tác để nuôi trồng các loại nguyên liệu phù hợp với môi trƣờng và khí hậu tại địa phƣơng, thiết lập chu trình sản xuất khép kín nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3:

Thông qua kết quả phân tích trong chƣơng 2, chƣơng 3 đƣa ra những nhận xét chung về tình hình tài chính của xí nghiệp gồm những điểm mạnh xí nghiệp đã đạt đƣợc và những điểm yếu xí nghiệp đang gặp phải cũng nhƣ những nguyên nhân hình thành nên điểm yếu đó. Bên cạnh những nhận xét là những kiến nghị để khắc phục những điểm yếu đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa tình hình tài chính của xí nghiệp.

KẾT LUẬN

Phân tích tài chính là một công việc rất quan trọng, cần thiết cho mỗi doanh nghiệp và những ai quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính là một việc làm thƣờng niên sau khi kết thúc một kỳ kế toán. Phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp đánh giá lại những dự án mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ kế toán và dựa trên nền tảng đó để đặt ra mục tiêu cho những kỳ kế toán tiếp theo.

Qua bài phân tích trên, có thể thấy đƣợc thực trạng tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I. Bài viết đã chỉ ra đƣợc những hạn chế cũng nhƣ những kết quả mà xí nghiệp đã đạt đƣợc trong thời gian qua, từ đó đƣa ra kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của xí nghiệp. Tuy nhiên, bài viết chƣa dự báo đƣợc xu hƣớng cũng nhƣ xây dựng phƣơng án hoạt động của xí nghiệp trong thời gian tới. Có thể bài phân tích này còn chƣa chi tiết nhƣng đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích tài chính đối với xí nghiệp nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.

Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I là một xí nghiệp có tên tuổi và hoạt động đƣợc một thời gian rất dài, từ một xí nghiệp với quy mô nhỏ, đến nay, xí nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh tƣơng đối ổn định và đã gặt hái đƣợc rất nhiều thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng qua bài phân tích trên, nhận thấy để xí nghiệp có thể đứng vững và không ngừng phát triển, mở rộng thị trƣờng hoạt động kinh doanh của mình, xí nghiệp cần đƣa ra và thực hiện các chính sách phát triển phù hợp với mục tiêu, chiến lƣợc của xí nghiệp.

Nhờ vào độ uy tín trong nhiều năm qua, những nổ lực, những thay đổi và chính sách phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam, một đội ngũ tri thức lành nghề, với cơ sở hạ tầng hiện đại, Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I xứng đáng là bạn hàng tin cậy đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Martin Fridson - Fernando Alvarez (2013). Phân tích báo cáo tài chính – Hƣớng dẫn và thực hành. NXB Kinh tế TPHCM.

2. Nguyễn Tấn Bình (2005). Phân Tích Quản Trị Tài Chính. NXB Thống Kê. 3. Phan Đức Dũng (2006). Kế toán tài chính. NXB Thống Kê.

4. Vũ Duy Hào, Lƣu Thị Hƣơng (2009). Tài chính doanh nghiệp. NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Thu Thủy (2011). Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp. NXB Lao động.

6. Trần Ngọc Thơ (2005). Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại. NXB Thống kê. 7. Bảng Cân đối kế toán của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I các năm 2012, 2013, 2014.

8. Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I các năm 2012, 2013, 2014.

PHỤ LỤC

Bảng cân đối kế toán năm 2012 Bảng cân đối kế toán năm 2013 Bảng cân đối kế toán năm 2014

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu i chi nhánh công ty cổ phần chế biến xnk thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (baseafood)​ (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)