Điểm yếu – Nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu i chi nhánh công ty cổ phần chế biến xnk thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (baseafood)​ (Trang 74 - 75)

Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ .......................... đến

3.1.2 Điểm yếu – Nguyên nhân

-Còn tồn tại sản phẩm chƣa đạt yêu cầu chất lƣợng, cụ thể, năm 2013, khoản giảm trừ doanh thu do sản phẩm không đạt yêu cầu đến 1.841.960.838 đồng, bằng 0,51% doanh thu thuần. Nguyên nhân do công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm trong quá trình chế biến, đóng gói bao bì, xuất xƣởng chƣa đƣợc thực hiện tốt.

-Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao, hơn 90% trong tổng tài sản của xí nghiệp, làm tốn kém nhiều chi phí. Nguyên nhân do xí nghiệp nhập dự trữ nhiều nguyên vật liệu trƣớc tình trạng nguyên vật liệu ngày càng khan hiếm. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn thực phẩm và các rào cản thƣơng mại. Cụ thể, đối với thị trƣờng xuất khẩu lớn nhƣ Nhật Bản, xí nghiệp vƣớng phải các rào cản về kháng sinh cấm. Mặt khác, do tình hình biến động tỷ giá, khi đồng Euro và đồng Yên mất giá (cụ thể đồng Yên mất giá liên tục so với VND, tỷ giá JPY/VND giảm từ 270 xuống còn 215 trong năm 2013, tỷ giá EUR/VND năm 2013 là 29.153 liên tục giảm trong những năm qua, hiện nay còn 24.041), sản lƣợng xuất khẩu giảm sút mạnh, do các nhà nhập khẩu hạn chế nhập hàng, vì giá trở nên cao hơn, làm giảm sức mua của ngƣời tiêu dùng.

-Xí nghiệp không có khả năng thanh toán ngắn hạn, bao gồm khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nhanh bằng tiền. Nguyên nhân do xí nghiệp dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nên giá trị tài sản ngắn hạn nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, và không đảm bảo thanh toán cho toàn bộ nợ ngắn hạn.

-Chi phí cao nên lợi nhuận xí nghiệp thu đƣợc qua các năm mặc dù có tăng nhƣng nhìn chung lợi nhuận đạt đƣợc không cao, cụ thể:

+Giá vốn hàng bán tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu thuần (hơn 95%), làm cho tỷ trọng lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần của xí nghiệp ở mức thấp. +Chi phí bán hàng tăng cao làm ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Đặc biệt là chi phí bán hàng tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng doanh thu thuần.

Nguyên nhân do công tác quản lý chi phí của xí nghiệp thiếu chặt chẽ, ngoài ra còn do nguồn nguyên liệu chế biến ngày càng khan hiếm, khiến chi phí đầu vào tăng cao. Trong chế biến thủy sản, 70% chi phí cho nguyên liệu, 30% là các hoạt động khác và chính 30% này đang chịu tác động tăng giá, đặc biệt là giá điện, giá xăng dầu, bên cạnh giá xăng dầu tăng, chắc chắn giá cƣớc vận tải cũng tăng. Bên cạnh đó, vào mùa khô thƣờng xuyên xảy ra tình trạng thiếu điện, để đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất, xí nghiệp phải chạy máy nổ thay thế, mà chi phí cho việc chạy máy nổ lại cao, gây tốn kém khá nhiều tiền.

Qua phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp, ta thấy đƣợc, bất cứ một doanh nghiệp nào đang hoạt động cũng luôn tồn tại những điểm mạnh và điểm yếu, điểm mạnh và điểm yếu phải đƣợc phát hiện để từ đó doanh nghệp có thể hoàn thiện đƣợc tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu i chi nhánh công ty cổ phần chế biến xnk thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (baseafood)​ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)