5. Bố cục của luận văn
2.3.3. Các chỉ tiêu khác
- Chỉ tiêu phản ánh thực trạng các NHTM hoạt động tại địa phương: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, kết quả huy động vốn
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dư nợ tín dụng trong hệ thống các NHTM nhà nước theo thời hạn, ngành nghề, tài sản đảm bảo, đối tượng
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
3.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Giới thiệu chung về các NHTM Nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh mới tái lập năm 1997 trên cơ sở tách tỉnh Hà Bắc cũ. Sau hơn 20 năm tái lập, tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Xuấtphát từ một đô thị chủ yếu làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại nhỏ lẻ, giao thương tương đối khép kín, thành phố Bắc Ninh đã chuyển mình thành một đô thị có mức tăng trưởng cao về thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Theo thống kê, tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 1997 - 2016 tăng bình quân 15,25%/năm. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 6.000 USD, tỷ trọng kinh tế khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 98,7%, nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 1,3%. Đóng góp không nhỏ vào sự phát triển thần tốc đó không thể không nói tới hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn đã kịp thời cung ứng lượng vốn lớn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 4 ngân hàng hàng thương mại Nhà nước đang hoạt động, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Trong 04 ngân hàng thương mại Nhà nước trên thì có 03 Ngân hàng được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam đang tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước bao phủ hầu hết các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó rộng nhất là Agribank với 02 chi nhánh cấp 1 và 27 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch có mặt tại tất cả các địa phương từ cấp huyện trở lên. Tuy nhiên, ngân hàng có số lượng chi nhánh và phòng giao dịch nhiều nhất lại là Ngân hàng Công thươngVietinbank với 4 chi nhánh và 26 phòng giao dịch. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank có mạng lưới ít nhất với 01 chi nhánh và 06 phòng giao dịch. Do đặc điểm lĩnh vực hoạt động nên chủ yếu trụ sở của chi nhánh và phòng giao dịch của Vietinbank, BIDV và Vietcombank chủ yếu đặt tại trung tâm tỉnh là Thành phố Bắc Ninh và tại các khu công nghiệp lớn, trọng điểm của tỉnh như huyện Yên Phong, Từ Sơn.
Bảng 3.1: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của các NHTM Nhà nướctrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (tính đến tháng 12/2017)
Chỉ tiêu Agribank BIDV Vietcombank Vietinbank
CN Cấp 1 02 03 01 04
CN cấp 2, PGD, QTK 27 14 6 26
Tổng 29 17 7 30
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh
Có thể nói số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước tương đối nhiều so với diện tích không lớn của tỉnh Bắc Ninh.Điều này cho thấy quy mô kinh tế cũng như thị trường tài chính tại tỉnh Bắc Ninh đang có sự phát triển vượt bậc, trở thành một trong những trung tâm kinh tế tại khu vực phía Bắc Việt Nam. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân và ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước đã góp phần vào việc hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuận lợi trong việc sản xuất, kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho xã hội.
3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý, điều hành
Trong số 04 Ngân hàng thương mại Nhà nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có 03 ngân hàng đã cổ phần hóa bao gồm: BIDV, Vietcombank, Vietinbank. Vì vậy 03 Ngân hàng này tổ chức bộ máy hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ngân hàng còn lại là Agribank chưa tiến hành cổ phần hóa được nên bộ máy của ngân hàng này tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với 100% vốn Nhà nước. Sự khác nhau này chỉ thể hiện ở cấp trụ sởchính. Về tổ chức quản lý, điều hành đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại tại đặt tại tỉnh Bắc Ninh cũng như các địa phương khác trong cả nước của các NHTM Nhà nước nhìn chung không có sự khác biệt quá lớn, có thể khác về tên gọi hoặc có thêm một số phòng chức năng khác nhau nhưng gồm một số bộ phận cơ bản sau:
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của các NHTM Nhà nước
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Đứng đầu Chi nhánh các NHTM Nhà nước là Ban giám đốc, trong đó có Giám đốc chi nhánh và các Phó giám đốc được giao các nhiệm vụ cụ thể theo phân công. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng, ban chức năng và sở giao dịch chi nhánh, các phòng giao dịch thuộc quyền quản lý của chi
Phòng kế toán, ngân quỹ Phòng khách hàng DN Phòng khách hàng cá nhân BAN GIÁM ĐỐC
Các phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm Phòng kiểm soát nội bộ Các phòng chức năng khác Phòng KD ngoại hồi
nhánh. Mô hình tổ chức này tương đối gọn và phù hợp với trình độ cũng như điều kiện thực tế của các NHTM Nhà nước đang hoạt động tại Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
3.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn 2015 - 2017, hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có kết quả sản xuất kinh doanh tương đối tốt. Tăng trưởng lợi nhuận của toàn hệ thống đạt bình quân 31,85%/năm. So với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân thì hệ thống NHTM Nhà nước có kết quả kinh doanh tốt hơn rất nhiều. Năm 2015, tổng lợi nhuận cả hệ thống NHTM Nhà nước đạt 842 tỷ đồng thì đến năm 2017 đạt tới 1.463,88 tỷ đồng. Theo báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, trong giai đoạn 2015 - 2017, các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển mạnh hơn và có phần lấn át cả về thị phần cũng như quy mô lợi nhuận so với hệ thống NHTM cổ phần tư nhân. Tỷ trọng lợi nhuận của hệ thống NHTM Nhà nước trong toàn bộ hệ thống NHTM tăng dần qua các năm.
Trong đó, mặc dù không phải là ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất nhưng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có kết quả tăng trưởng mạnh nhất với bình quân 34,05%/năm trong cả giai đoạn. Kết quả này đạt được do lĩnh vực hoạt động thế mạnh của Vietcombank là chuyên về ngoại thương và thanh toán quốc tế, trong khi nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh thiên về xu hướng đầu tư thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó Vietcombank đã có những bước phát triển mạnh mẽ về tăng trưởng lợi nhuận mặc dù chỉ có 01 chinh nhánh và 6 phòng giao dịch.
Xét về quy mô lợi nhuận, Ngân hàng Công thương Việt Nam đạt quy mô lợi nhuận lớn nhất so với các ngân hàng thương mại Nhà nước khác trên địa bàn. Năm 2015, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank là 272,54 tỷ đồng thì năm 2017 đã tăng lên mức 466,11 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân cả
giai đoạn là 30,78%. Lợi nhuận của Vietinbank luôn chiếm trên 31% tổng lợi nhuận của toàn bộ hệ thống NHTM Nhà nước. Tuy nhiên, khi so sánh với các ngân hàng thương mại Nhà nước khác thì Vietinbank lại có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017
NHTM
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng trưởn g (%) GT (Tỉđ) CC (%) GT (Tỉđ) CC (%) GT (Tỉđ) CC (%) Agribank 229,25 27,23 258,52 26,50 396,3 27,07 31,48 BIDV 184,71 21,94 220,88 22,64 322,06 22,00 32,05 Vietcombank 155,50 18,47 193,78 19,86 279,41 19,09 34,05 Vietinbank 272,54 32,37 302,41 31,00 466,11 31,84 30,78 Tổng 842,00 100,00 975,59 100,00 1463,88 100,00 31,85
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của các NHTM Nhà nước
Hai ngân hàng BIDV và Agribank có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân không chênh nhau quá nhiều trong giai đoạn 2015 - 2017 (khoảng 0,5%). Tuy nhiên, với hệ thống mạng lưới rộng hơn và quy mô vốn hoạt động lớn hơn, Agribank có quy mô lợi nhuận lớn hơn BIDV tương đối nhiều. Lợi nhuận của Agribank luôn chiếm khoảng 27% tổng lợi nhuận toàn hệ thống NHTM Nhà nước, trong khi BIDV chỉ chiếm khoảng 22%.
3.2.Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Quy trình tín dụng chung tại các NHTM Nhà nước
Các NHTM Nhà nước tại Bắc Ninh trên cơ sở căn cứ các quy định Nhà nước áp dụng đối với các tổ chức tín dụng và thực tiễn hoạt động quản lý kinh doanh đều áp dụng mô hình chung về quy trình quản lý tín dụng như sau:
Từ nhu cầu khách hàng trên thị trường, Ngân hàng sẽ tiếp nhận đề xuất, mong muốn của khách hàng và nghiên cứu triển vọng và tham khảo ý kiến từ các nguồn thông tin bên ngoài để đánh giá đầy đủ, khách quan đối với yêu cầu tín dụng từ khách hàng. Nếu yêu cầu của khách hàng đáp ứng được tiêu chuẩn do ngân hàng đưa ra sẽ tiến hành thẩm định chi tiết trước khi được phê duyệt
Sơ đồ 3.2: Quy trình tín dụng chung của các NHTM Nhà nước
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Mục đích vay - HĐKD - Quản lý - Số liệu THỊ TRƯỜNG NHU CẦU
KHÁCH HÀNG THẨM ĐỊNH THƯƠNG LƯỢNG PHÊ DUYỆT
- Tiếp nhận yêu cầu khách hàng
- Tìm hiểu triển vọng - Tham khảo ý kiến bên ngoài
- Kỳ hạn - Thanh toán - Các điều khoản - Bảo đảm tiền vay - Các vấn đề khác - Cán bộ quản trị rủi ro - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc GIẢI NGÂN - Thủ tục hồ sơ hoàn tất - Chuyển tiền THỦ TỤC HỒ SƠ - Dự thảo hợp đồng - Xem xét hồ sơ
- Kiểm tra tài sản bảo đảm - Các vấn đề khác TỔN THẤT - Không trả nợ gốc - Không trả nợ lãi THANH TOÁN - Trả đủ gốc - Trả đủ lãi - Nhận biết sớm - Chính sách xử lý - Quản lý
- Dấu hiệu cảnh báo - Cố gắng thu hồi nợ - Biện pháp pháp lý - Tái cơ cấu
QUẢN LÝ TÍN DỤNG
- Số liệu - Các điều khoản - Bảo đảm tiền vay - Thanh toán - Đánh giá tín dụng
Trả nợ đúng hạn
Dấu hiệu bất thường
ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG
THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN
3.2.2. Quản lý nguồn vốn
Huy động vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng không thể chỉ dựa trên nguồn vốn của bản thân NHTM mà còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn huy động từ xã hội. Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều rất quan tâm đến vấn đề này nhằm tạo lập một khối lượng vốn lớn, ổn định đảm bảo cho nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn, hoàn thành chỉ tiêu huy động do ngân hàng cấp trên giao để điều hoà vốn chung trong toàn hệ thống. Các NHTM Nhà nước tại Bắc Ninh đã tích cực đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu và mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng như phát hành giấy tờ có giá, triển khai sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang lãi suất luỹ tiến, tiền gửi kết hợp, tiền gửi kỳ hạn lẻ, tiền gửi thặng dư, tiền gửi kinh doanh chứng khoán, tiền gửi ký quỹ...dành cho cả khách hàng tổ chức và cá nhân. Với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm được phân bố rộng rãi khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là của Agribank và Vietinbank đã khai thác triệt để nguồn vốn của các khách hàng dân cư và tổ chức, tăng cường khả năng huy động vốn và cạnh tranh với khối các NHTM cổ phần tư nhân và Ngân hàng nước ngoài trên địa bàn. Các NHTM Nhà nước chi nhánh tại Bắc Ninh đều hoàn thành việc kí thỏa thuận hợp tác với một số định chế tài chính lớn về huy động vốn, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tíntrên địa bàn tỉnh. Đồng thời với đó, trong những năm gần đây, các NHTM Nhà nước tại Bắc Ninh đã thực hiện ký thoả thuận hợp tác với Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan về thu hộ Ngân sách nhà nước, trong đó đi đầu trong lĩnh vực này là Agribank và BIDV. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn ký thoả thuận về việc sử dụng dịch vụ thu hộ và điều
chuyển vốn tự động đối với Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Cục đăng kiểm Việt Nam và một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, ... theo đó Tổng công ty và các đơn vị thành viên mở tài khoản và duy trì hoạt động tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn, nội tệ, ngoại tệ). Vì vậy, tuy công tác huy động vốn của trong giai đoạn 2015 - 2017của các NHTM Nhà nước gặp nhiều khó khăn do số lượng ngày càng nhiều các chi nhánh ngân hàng TMCP được thành lập cạnh tranh quyết liệt, nhưng với nhiều hình thức huy động mới đã được triển khai, chất lượng phục vụ và công tác chăm sóc khách hàng được chú trọng đổi mới, các NHTM Nhà nướctrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành kế hoạch được giao và tăng trưởng huy động vốn qua các năm khá cao, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của địa phương. Hiện nay, thị phần huy động vốn của các NHTM Nhà nước chiếm khoảng58,09% (năm 2017) trong tổng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đứng đầu trong khối các NHTM. Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của các NHTM Nhà nước được thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả huy động vốn tại các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
NHTM
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng trưởng (%) GT (Tỉđ) CC (%) GT (Tỉđ) CC (%) GT (Tỉđ) CC (%) Agribank 9725,23 32,33 12917,93 32,80 16363,50 32,88 29,71 BIDV 5115,86 17,01 6623,82 16,82 8804,25 17,69 31,19 Vietcombank 4461,31 14,83 6222,21 15,80 7633,61 15,34 30,81 Vietinbank 10777,69 35,83 13616,05 34,58 16968,43 34,09 25,48 Tổng 30080,09 100,00 39380,00 100,00 49769,79 100,00 28,63
Trong giai đoạn 2015 - 2017, quy mô huy động vốn của các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh BắcNinh có xu hướng tăng với tốc độ khá cao và ổn định, bình quân đạt 28,63%/năm. Nếu như trong năm 2015, tổng số vốn huy động mới đạt 30.080,09 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã lên tới 49.769,79 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi dân cư, tiền gửi doanh nghiệp và các tổ chức khác. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn huy động từ Vietinbank và Agribank. Hai ngân hàng này có lợi thế là hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, trải đều tại tất cả các địa phương. Do đó, hai ngân hàng này đã thu hút được lượng tiền gửi tương đối lớn từ khối dân cư và các tổ chức với tỷ trọng vốn huy động đều chiếm trên 32% tổng vốn huy động. Ngân hàng Vietcombank có quy mô vốn huy động thấp nhất so với các NHTM Nhà nước khác, tuy nhiên ngân hàng này lại có số lượng chi nhánh và phòng giao dịch ít nhất trong khối NHTM Nhà nước, địa bàn hoạt động chủ yếu tập trung tại các khu trung tâm, đô thị lớn tại tỉnh Bắc Ninh nên xét về mặt kết quả với lượng vốn huy động luôn chiếm trên 14% tổng vốn huy động cũng là thành tựu lớn. Bên cạnh đó, so với các NHTM Nhà nước khác, chỉ có Vietcombank và BIDV có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất đạt bình quân trên 30%/năm.
Nhìn chung, kết quả huy động vốn của các NHTM Nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh đạt được những thành tựu lớn, giữ vững vị trí thống lĩnh trong hệ thống NHTM trên địa bàn. Trong giai đoạn 2015 - 2017, quy mô huy động vốn của các NHTM Nhà nước đều có xu hướng tăng với tốc độ tương đối caocho thấy các ngân hàng không ngừng đẩy mạnh áp dụng triển khai các sản