Quản lý nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nướctrên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Quản lý nguồn vốn

Huy động vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng không thể chỉ dựa trên nguồn vốn của bản thân NHTM mà còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn huy động từ xã hội. Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều rất quan tâm đến vấn đề này nhằm tạo lập một khối lượng vốn lớn, ổn định đảm bảo cho nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn, hoàn thành chỉ tiêu huy động do ngân hàng cấp trên giao để điều hoà vốn chung trong toàn hệ thống. Các NHTM Nhà nước tại Bắc Ninh đã tích cực đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu và mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng như phát hành giấy tờ có giá, triển khai sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang lãi suất luỹ tiến, tiền gửi kết hợp, tiền gửi kỳ hạn lẻ, tiền gửi thặng dư, tiền gửi kinh doanh chứng khoán, tiền gửi ký quỹ...dành cho cả khách hàng tổ chức và cá nhân. Với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm được phân bố rộng rãi khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là của Agribank và Vietinbank đã khai thác triệt để nguồn vốn của các khách hàng dân cư và tổ chức, tăng cường khả năng huy động vốn và cạnh tranh với khối các NHTM cổ phần tư nhân và Ngân hàng nước ngoài trên địa bàn. Các NHTM Nhà nước chi nhánh tại Bắc Ninh đều hoàn thành việc kí thỏa thuận hợp tác với một số định chế tài chính lớn về huy động vốn, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tíntrên địa bàn tỉnh. Đồng thời với đó, trong những năm gần đây, các NHTM Nhà nước tại Bắc Ninh đã thực hiện ký thoả thuận hợp tác với Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan về thu hộ Ngân sách nhà nước, trong đó đi đầu trong lĩnh vực này là Agribank và BIDV. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn ký thoả thuận về việc sử dụng dịch vụ thu hộ và điều

chuyển vốn tự động đối với Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Cục đăng kiểm Việt Nam và một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, ... theo đó Tổng công ty và các đơn vị thành viên mở tài khoản và duy trì hoạt động tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn, nội tệ, ngoại tệ). Vì vậy, tuy công tác huy động vốn của trong giai đoạn 2015 - 2017của các NHTM Nhà nước gặp nhiều khó khăn do số lượng ngày càng nhiều các chi nhánh ngân hàng TMCP được thành lập cạnh tranh quyết liệt, nhưng với nhiều hình thức huy động mới đã được triển khai, chất lượng phục vụ và công tác chăm sóc khách hàng được chú trọng đổi mới, các NHTM Nhà nướctrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành kế hoạch được giao và tăng trưởng huy động vốn qua các năm khá cao, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của địa phương. Hiện nay, thị phần huy động vốn của các NHTM Nhà nước chiếm khoảng58,09% (năm 2017) trong tổng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đứng đầu trong khối các NHTM. Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của các NHTM Nhà nước được thể hiện tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả huy động vốn tại các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

NHTM

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng trưởng (%) GT (Tỉđ) CC (%) GT (Tỉđ) CC (%) GT (Tỉđ) CC (%) Agribank 9725,23 32,33 12917,93 32,80 16363,50 32,88 29,71 BIDV 5115,86 17,01 6623,82 16,82 8804,25 17,69 31,19 Vietcombank 4461,31 14,83 6222,21 15,80 7633,61 15,34 30,81 Vietinbank 10777,69 35,83 13616,05 34,58 16968,43 34,09 25,48 Tổng 30080,09 100,00 39380,00 100,00 49769,79 100,00 28,63

Trong giai đoạn 2015 - 2017, quy mô huy động vốn của các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh BắcNinh có xu hướng tăng với tốc độ khá cao và ổn định, bình quân đạt 28,63%/năm. Nếu như trong năm 2015, tổng số vốn huy động mới đạt 30.080,09 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã lên tới 49.769,79 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi dân cư, tiền gửi doanh nghiệp và các tổ chức khác. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn huy động từ Vietinbank và Agribank. Hai ngân hàng này có lợi thế là hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, trải đều tại tất cả các địa phương. Do đó, hai ngân hàng này đã thu hút được lượng tiền gửi tương đối lớn từ khối dân cư và các tổ chức với tỷ trọng vốn huy động đều chiếm trên 32% tổng vốn huy động. Ngân hàng Vietcombank có quy mô vốn huy động thấp nhất so với các NHTM Nhà nước khác, tuy nhiên ngân hàng này lại có số lượng chi nhánh và phòng giao dịch ít nhất trong khối NHTM Nhà nước, địa bàn hoạt động chủ yếu tập trung tại các khu trung tâm, đô thị lớn tại tỉnh Bắc Ninh nên xét về mặt kết quả với lượng vốn huy động luôn chiếm trên 14% tổng vốn huy động cũng là thành tựu lớn. Bên cạnh đó, so với các NHTM Nhà nước khác, chỉ có Vietcombank và BIDV có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất đạt bình quân trên 30%/năm.

Nhìn chung, kết quả huy động vốn của các NHTM Nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh đạt được những thành tựu lớn, giữ vững vị trí thống lĩnh trong hệ thống NHTM trên địa bàn. Trong giai đoạn 2015 - 2017, quy mô huy động vốn của các NHTM Nhà nước đều có xu hướng tăng với tốc độ tương đối caocho thấy các ngân hàng không ngừng đẩy mạnh áp dụng triển khai các sản phẩm tiền gửi mới, linh hoạt dành cho các khách hàng, khai thác triệt để nguồn vốn từ dân cư doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nướctrên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)