5. Bố cục của luận văn
3.2.4. Quản lý khách hàng tíndụng
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của ngân hàng và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có thu hồi được gốc và lãi hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh của khách hàng là nhân tố quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như công tác quản lý tín dụng. Việc quản lý khách hàng tín dụng của các NHTM Nhà nước được căn cứ dựa trên một số tiêu chí chính sau:
- Năng lực thị trường của khách hàng: Được thể hiện qua chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, chu kì sống của sản phẩm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, vị thế của khách hàng trên thị trường, vị trí và tương lai phát triển của ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động... Năng lực thị trường cho biết khả năng thích ứng của doanh nghiệp với thị trường, đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của sản phẩm. Khách hàng có năng lực thị trường cao thì rủi ro đối với ngân hàng càng thấp.
- Năng lực sản xuất của khách hàng: Nghiên cứu năng lực sản xuất của doanh nghiệp cho biết quy mô sản xuất của doanh nghiệp, sự phù hợp của quy mô đó với thị trường, cơ cấu và việc làm chủ giá thành sản phẩm. Biểu hiện rõ ràng nhất của năng lực sản xuất là doanh nghiệp phải sản xuất ổn định và có lợi nhuận cho chủ sở hữu, đồng thời tạo đủ nguồn trả nợ ngân hàng.
trọng tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiên ở khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng.... Các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ là mục tiêu phát triển khách hàng của ngân hàng. Một doanh nghiệp quản lý kinh doanh và tài chính không tốt sẽ dẫn tới thất thoát, thua lỗ, phá sản, không thể thanh toán được các khoản nợ ngân hàng, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng.
- Năng lực quản lý: Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở trình độ của bộ máy quản lý và khả năng thích nghi của bộ máy quản lý doanh nghiệp trước những biến động của cơ chế thị trường. Một doanh nghiệp có bộ máy quản lý tốt sẽ định hướng tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp, phân bố kế hoạch sản xuất hợp lý, tiết kiệm được các chi phí hoạt động, sử dụng hợp lý các nguồn lực, là cơ sở để doanh nghiệp làm ăn có lãi và trả được nợ cho ngân hàng.
- Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu doanh nghiệp trung thực trong các báo cáo tài chính, các phương án kinh doanh/dự án đầu tư, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có ý thức và thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao và ngược lại.
Việc quản lý khách hàng cấp tín dụng liên quan mật thiết đến việc phân loại nợ. Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó một vấn đề đáng quan tâm là việc phản ánh đúng chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Hiện nay, các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,các NHTM mới chủ yếu phân loại nợ dựa vào yếu tố định lượng là thời gian quá hạn của khoản nợ. Yếu tố định tính tuy đã được đề cập trong quyết định nhưng mới chỉ dựa trên chủ quan của người đánh giá chứ hoàn toàn chưa đặt ra tiêu thức cụ thể, chi tiết. Việc phân loại nợ chỉ dựa trên dữ
liệu tại thời điểm đánh giá mà chưa tính đến dữ liệu của khách hàng vay vốn xét trong cả một quá trình dẫn đến kết quả phân loại nợ phản ánh chưa sát với mức độ rủi ro của các khoản nợ.
Với sự phối hợp của các Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới như E&Y, KPMG…, các NHTM Nhà nước đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở tuân theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM Nhà nước đã được xây dựng theo 35 ngành kinh tế và phân thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là to chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách khách hàng cá nhân. Hệ thống sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Mỗi khách hàng được đánh giá trên 54 chỉ tiêu (14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính) và được xếp vào các hạng AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Hệ thống này giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét khoản vay, đánh giá phân tích, thấm định và ra quyết định cấp tín dụng. Ngoài ra, thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các NHTM Nhà nước quản lý được chất lượng tín dụng theo ngành nghề kinh tế, nhóm khách hàng; bước đầu xác định mức độ tập trung rủi ro và xu hướng phát triển của từng ngành, từng nhóm khách hàng trong môi trường kinh tế vĩ mô chung để đưa ra biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả theo thông lệ quốc tế. Đặc biệt, chất lượng tín dụng còn được quản lý đến từng khoản nợ được cơ cấu một cách thường xuyên và sát sao, từ đó xác định trước được những tiềm an rủi ro có thể xảy ra đối với những khoản nợ cơ cấu. Hệ thống xếp hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế là tiền đề giúp các ngân hàng hoàn thiện các quy trình, chính sách cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống, trợ giúp cho các ngân hàng trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách
địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều được thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, đặc biệt là đối với những khách hàng là tổ chức kinh tế, qua đó ngân hàng có những chính sách cụ thể đổi với từng khách hàng, đối với những khách hàng có uy tín và năng lực tốt ngân hàng có thể tăng hạn mức tín dụng và xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm, ngược lại đối với những khách hàng có mức tín nhiệm thấp thì áp dụng nâng cao các điều kiện vay vốn như: Tăng giá trị vốn tham gia dự án, thực hiện đảm bảo bằng 100% tài sản cho khoản vay thậm chí từ chối cho vay đối với những khách hàng có mức tín nhiệm quá thấp, giúp cho ngân hàng có những quyết định đúng đắn đối với từng khách hàng.Ngoài ra dựa vào việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, các ngân hàng cũng dần từng bước thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro dựa trên các chỉ tiêu định tính, giúp cho việc phản ánh đúng chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế hơn. Qua đây có thể thấy công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng đã bước đầu phát huy được nhưng ưu điểm. Tuy nhiên qua thực tế vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập như thông tin thường không chính xác, dẫn đến kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hang nhiều khi chưa chuẩn xác. Có nhiều nguyên nhân nhưng có thể tập trung vào các nguyên nhân sau: khách hàng cũng chưa hiểu rõ, hệ thống kế toán còn chưa rõ ràng nên khách hàng cung cấp thông tin thiếu chính xác trong các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của mình, một số khách hàng cung cấp thông tin không trung thực, mà cán bộ tín dụng không kiểm tra được đầy đủ các thông tin đầu vào dẫn đến kết quả chấm điểm thiếu chính xác.
3.2.5. Quản lý cơ cấu và lĩnh vực cấp tín dụng
3.2.5.1. Đối tượng cấp tín dụng
Trong giai đoạn 2015 - 2017, chính sách tín dụng của hầu hết các NHTM nói chung cũng như NHTM Nhà nước nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều tập trung vào hướng mở rộng cho vay bán lẻ, giảm bớt các khoản cho vay lớn đối với các doanh nghiệp. Hướng này đồng nghĩa với sự mở rộng hơn cơ hội tiếp cận vốn cho các khách hàng nhỏ lẻ, hộ gia đình...
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng trưởng (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) Agribank 9456,87 32,87 11397,16 31,95 13263,58 31,28 18,43 Cho vay DN 5127,37 54,22 5908,69 51,84 6691,99 50,45 14,24 Cho vay CN 4329,50 45,78 5488,47 48,16 6571,59 49,55 23,20 BIDV 6173,77 21,46 7495,32 21,01 8904,25 21,00 20,09 Cho vay DN 4517,07 73,17 5159,37 68,83 5658,10 63,54 11,92 Cho vay CN 1656,70 26,83 2335,95 31,17 3246,15 36,46 39,98 Vietcombank 3859,61 13,42 5501,58 15,42 7078,61 16,69 35,43 Cho vay DN 3027,15 78,43 4195,16 76,25 5297,88 74,84 32,29 Cho vay CN 832,46 21,57 1306,42 23,75 1780,73 25,16 46,26 Vietinbank 9276,95 32,25 11283,15 31,63 13161,08 31,03 19,11 Cho vay DN 6853,20 73,87 7988,65 70,80 8493,62 64,54 11,33 Cho vay CN 2423,75 26,13 3294,50 29,20 4667,46 35,46 38,77 TỔNG 28767,20 100,00 35677,21 100,00 42407,52 100,00 21,42
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của các NHTM Nhà nước
Trong giai đoạn 2015 - 2017, tốc độ tăng trưởng quy mô tín dụng của các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh luôn ở mức khá cao, bình quân đạt 21,42%/năm. Trong đó, xu hướng rõ nét nhất là tăng trưởng đối với tín dụng cá nhân. Điều này đúng với cả 04 NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với cả hai nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp luôn dương nhưng so về mặt độ lớn tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân luôn ở mức khá cao hơn rất nhiều so với tín dụng doanh nghiệp. Cụ thể, đối với BIDV và Vietinbank tốc độ tăng trưởng bình quân luôn ở mức
gần 40%/năm, đối với Vietcombank tốc độ này lên tới 46,26%/năm. Việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân đã đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh các NHTM Nhà nước, tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. Đây là nguồn thu nhập ổn định và tương đối an toàn. Hầu hết các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều áp dụng chính sách lãi suất tiền vay thích hợp cùng với các sản phẩm tín dụng đa dạng dành cho các đối tượng là cá nhân như: Cho vay kinh doanh, cho vay thấu chi, cho vay chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng…Nhờ đó đã nâng cao số dư hoạt động tín dụng đối với các đối tượng khách hàng này.
Về cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng cho vay, Agribank có tỷ lệ tương đối cân bằng giữa cho vay doanh nghiệp và cho vay cá nhân. Vì đặc thù lĩnh vực kinh doanh thiên về hướng cho vay các lĩnh vực liên quan đến sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, trong khi mô hình sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực này là hộ gia đình nên dư nợ tín dụng cá nhân của Agribank luôn ở mức lớn. Vì vậy việc tăng trưởng tín dụng cá nhân đối với ngân hàng này với tốc độ cao tương đối khó khăn hơn so với các ngân hàng khác. Điều này giải thích tại sao so với 03 NHTM Nhà nước còn lại, Agribank lại có tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân thấp nhất, bình quân đạt 23,20%/năm nhưng mức tăngtuyệt đối lại là con số không nhỏ.
3.2.5.2. Thời hạn cấp tín dụng
Trong quản lý hoạt động tín dụng, việc quản lý về mặt thời hạn tín dụng có vai trò tương đối quan trọng. Đây là một trong những nội dung chính của hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng. Nó liên quan mật thiết đến quyết định mức lãi suất cho vay và thời gian ngân hàng thực hiện việc quản lý khách hàng cho đến lúc thanh lý hợp đồng.
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 trưởng Tăng (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) Agribank 9456,87 32,87 11397,16 31,95 13263,58 31,28 18,43 Ngắn hạn 6793,30 71,83 7725,96 67,79 8600,83 64,85 12,52 Trung và dài hạn 2663,57 28,17 3671,20 32,21 4662,75 35,15 32,31
BIDV 6173,77 21,46 7495,32 21,01 8904,25 21,00 20,09 Ngắn hạn 4517,07 73,17 4912,05 65,53 5658,10 63,54 11,92 Trung và dài hạn 1656,70 26,83 2583,27 34,47 3246,15 36,46 39,98
Vietcombank 3859,61 13,42 5501,58 15,42 7078,61 16,69 35,43 Ngắn hạn 2756,98 71,43 3551,02 64,55 4590,02 64,84 29,03 Trung và dài hạn 1102,63 28,57 1950,56 35,45 2488,59 35,16 50,23
Vietinbank 9276,95 32,25 11283,15 31,63 13161,08 31,03 19,11 Ngắn hạn 6667,66 71,87 7723,72 68,45 8493,62 64,54 12,87 Trung và dài hạn 2609,29 28,13 3559,43 31,55 4667,46 35,46 33,75
TỔNG 28767,20 100,00 35677,21 100,00 42407,52 100,00 21,42
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của các NHTM Nhà nước
Trong giai đoạn 2015 - 2017, có thể thấy tỷ trọng tín dụng ngắn hạn luôn mở mức cao hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Xu hướng này đã bắt đầu từ năm 2013 với tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn ở luôn ở mức khá cao. Đến giai đoạn hiện tại, tuy tốc độ tăng đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức bình quân trên 10%.năm. Trong các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Agribank là ngân hàng có quy mô cho vay ngắn hạn lớn nhất, năm 2015 dư nợ tín dụng ngăn hạn là 6.793,30 tỷ đồng, đến năm 2017 đã tăng lên mức 13.263.58 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân 18,43%/năm). Đứng thứ 2 là Vietinbank rồi đến BIDV, Vietcombank. Về cơ cấu dư nợ theo thời hạn cấp tín dụng, năm 2017, tất cả các NHTM Nhà nước đều có tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn trên 71%. Do có sự điều tiết của Nhà nước, theo thời gian quy mô dư nợ tín dụng ngắn hạn đã có xu hướng giảm xuống, tín dụng trung và
dài hạn tăng lên, tuy nhiên mặc dù giảm về mặt tỷ trọng nhưng quy mô tín dụng ngắn hạn vẫn tăng, chiếm tỷ trọng vẫn tương đối khá cao.Có thể nhận thấy tỷ lệ tăng của dự nợ tín dụng ngắn hạn luôn cao vàcao hơn nhiều so với tín dụng trung và dài hạn nguyên nhân chính là do bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh ngày càng mạnh mẽkhiến nhu cầu về đầu tư dự án, mở rộng sản xuất kinhdoanh giảm khá nhiều, nhiều dự án thuộc đối tượng cho vaybịhoãn, chậm tiến độ nên dư nợ tín dụng trung và dài hạn tại các NHTM Nhà nước cũng bịảnh hưởng
3.2.5.3. Ngành nghề kinh tế
Việc quản lý tín dụng tại các NHTM Nhà nước ngoài việc quản lý theo thời gian cấp tín dụng, đối tượng cấp tín dụng thì việc quản lý theo ngành nghề cho vay cũng được các ngân hàng thực hiện nghiêm túc. Trong giai đoạn 2015 - 2017, dư nợ tín dụng của NHTM Nhà nước trên địa bàntỉnh Bắc Ninh đối với các ngành nghề kinh tế đều có xu hướng đều tăng về mặt quy mô. Trong đó ngành thương mại và dịch vụ có xu hướng tăng nhiều nhất cả về quy mô và cơ cấu. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng trong ngành thương mại - dịch vụ lớn nhất ở ngân hàng Vietcombank với tốc độ bình quân 46,83%/năm. Tuy nhiên, ngân hàng có dư nợ tín dụng thương mại - dịch vụ lớn nhất lại là Agribank và Vietinbank. Hai ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức bình quân 27%/năm. Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng về quy mô cũng như cơ cấu dư nợ tín dụng đối với ngành thương mại dịch vụ là di đây là ngành có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và số lượng doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia ngành dịch vụ, thương mại cũng ngày càng nhiều.
Tuy ngành thương mại - dịch là ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2015 - 2017 nhưng ngành sản xuất và chế biến vẫn giữvị trí là ngành chiếm tỷ trọng tương đương trong dư nợ tín dụng tại các NHTM Nhà nước. Tỉnh Bắc Ninh vốn có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp với nhiều làng nghề lớn, sản xuất công nghiệp. Tuy tỷ trọng dư nợ đối
với ngành sản xuất - chế biếncó xu hướng giảm xuống nhưng vẫn giữ ở mức tương đối cao, đặc biệt là tại ngân hàng Agribank.
Bảng 3.6: Dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng trưởng (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) Agribank 9456,87 32,87 11397,16 31,95 13263,58 31,28 18,43 SX và chế biến 6004,62 63,49 7137,40 62,62 7831,19 59,04 14,20 TMDV 2852,71 30,17 3671,20 32,21 4662,75 35,15 27,85 Xây lắp 203,79 2,15 229,70 2,02 298,98 2,25 21,13 Ngành khác 395,76 4,18 358,86 3,15 470,66 3,55 9,05 BIDV 6173,77 21,46 7495,32 21,01 8904,25 21,00 20,09 SX và chế biến 3489,75 56,53 3828,30 51,08 4051,01 45,50 7,74 TMDV 1982,12 32,11 2754,89 36,75 3726,00 41,85 37,11 Xây lắp 383,67 6,21 375,86 5,01 458,17 5,15 9,28 Ngành khác 318,23 5,15 536,28 7,15 669,08 7,51 45,00 Vietcombank 3859,61 13,42 5501,58 15,42 7078,61 16,69 35,43