Trong giai đoạn 2016-2018, trong thời điểm thị trường thẻ nội địa đã bão hòa với biểu hiện số lượng thẻ tuy tăng theo các năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng chậm lại; thị trường thẻ tín dụng lại đang cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết, hoạt động kinh doanh thẻ của MSB nói chung và MSB Đông Đô nói riêng nhìn chung cũng thu được kết quả tương đối khả quan, các chỉ tiêu trong kế hoạch cũng gần đạt được mốc kế hoạch. Thêm vào đó, công tác quản lý rủi ro, phát triển mạng lưới ATM, đơn vị chấp nhận thẻ, giải quyết tra soát khiếu nại cũng đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giúp hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh tăng trưởng ổn định và bền vững.
Kinh doanh hiệu quả hơn so với các chi nhánh trong vùng 2 – Khối Ngân hàng bán lẻ MSB
Trong các biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3, có thể nhìn thấy kết quả về số lượng cũng như hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thẻ của MSB Đông Đô tốt hơn so với các chi nhánh trong Vùng 2 của Khối Ngân hàng bán lẻ MSB. Trong năm 2018, MSB Đông Đô đã hoàn thành 82% chỉ tiêu cho thẻ ghi nợ nội đia, 43% chỉ tiêu cho thẻ ghi nợ quốc tế, 44% cho thẻ tín dụng quốc tế. Như ta đã biết để chạy theo chỉ tiêu về số lượng có rất nhiều ngân hàng đã phát hành tràn lan tạo ra lượng thẻ ảo khổng lồ, gây ra 1 sự lãng phí rất lớn khi các thẻ này không được đưa vào sử dụng. Với thị phần trong thị trường thẻ khá khiêm tốn (bảng 3.2), MSB nói chung và MSB Đông Đô nói riêng vẫn có doanh số sử dụng thẻ hoạt động khá hiệu quả (bảng 3.6). Để đạt được điều này, đòi hỏi MSB phải nghiên cứu thị trường, địa điểm một cách rất kỹ lưỡng để lắp đặt máy ATM cũng như đánh giá chính xác tiềm năng cũng như năng lực của ĐVCNT để máy cà thẻ có thể hoạt động hiệu quả nhất.
Điều đó thể hiện sự đúng đắn trong chỉ đạo phương hướng kinh doanh của Ban giám đốc cũng như sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ MSB.
Khả năng canh tranh về dịch vụ thẻ ngày càng được nâng lên:
So với nhiều ngân hàng lớn trên thị trường như Vietcombank, BIDV, Techcombank, tuy MSB bước vào thị trường kinh doanh thẻ ngân hàng muộn hơn
nhưng cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lượng thẻ của MSB cũng như thị phần thẻ tăng đều trong giai đoạn 2016-2018 cùng với doanh số thanh toán qua thẻ cũng đạt sự tăng trưởng ổn định.
Trong giai đoạn này, MSB đã xây dựng được môt tập khách hàng ổn định với nhu cầu thẻ lớn. Với các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, các dịch vụ giá trị gia tăng cùng với thái độ phục vụ tận tình chuyên nghiệp, kết hợp cùng kế hoạch Marketing hiệu quả, thương hiệu MSB đã tạo được sự tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các khách hàng doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng cho toàn bộ ngân hàng.
Trong thời đại công nghệ 4.0, MSB đã trang bị một nền tảng ngân hàng cốt lõi (core-banking) ổn định và mạnh mẽ để phát triển các dịch vụ bán lẻ truyền thống cũng nhưng ứng dụng công nghệ thông tin vào hầu hết các dịch vụ, từ đó hỗ trợ tốt cho phát triển dịch vụ thẻ.
Năm 2018, MSB bắt đầu cung cấp tính năng thanh toán M-QR trên ứng dụng Mobile Banking. Khi thực hiện thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ của MSB có đăng kí mã QR code, khách hàng chỉ cần đăng nhập Mobile Banking, quét mã QR bằng máy ảnh của chiêc di động của mình, nhập khoản tiền cần thanh toán và xác nhận giao dịch với mã bảo mật là hoàn tất thanh toán. Tính năng thanh toán bằng M-QR đảm bảo tính an toàn cho khách hàng thông qua ba lớp bảo vệ: nhập mật khẩu điện thoại, đăng nhập Mobile Banking bằng tài khoản và mật khẩu, cuối cùngmã bảo mật để xác nhận thanh toán giao dịch. Đây là một tính năng đột phá, thuận lợi cho khách hàng với thời gian giao dịch nhanh chóng nhưng lại rất an toàn trong quá trình thanh toán với nhiều lớp bảo mật, qua đó mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Tuy đạt được một số thành tựu về thẻ song việc phát triển dịch vụ thẻ của MSB vẫn còn nhiều hạn chế.