5. Bố cục của luận văn
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp
H4. Năng lực của bộ quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp.
H5. Trình độ nguồn nhân có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp.
- Kiểm định giả thuyết
+ Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến: R2 + Kiểm định về độ phù hợp của mô hình
+ Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị độ chấp nhận (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor): VIF >2 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp. Yếu tố có hệ số β càng lớn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn những yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp công nghiệp
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển DNCN theo chiều rộng được thể hiện qua số lượng DNCN mới đăng ký, số lượng DNCN giải thể hoặc phá sản, DNCN ngừng hoạt động, quy mô vốn trung bình của 1 DN.
- Số lượng doanh nghiệp mới đăng ký:
Số lượng DN mới đăng ký = SLDN năm nay (sau khi loại trừ các doanh nghiệp giải thế phá sản, ngừng hoạt động) - SLDN năm trước.
Tỉ lệ SLDN
mới đăng ký (%) =
Số lượng doanh nghiệp mới đăng ký x 100 Tổng số doanh nghiệp hiện nay
- Quy mô vốn bình quân của 1 doanh nghiệp Quy mô vốn bình
quân của DN =
Vốn chủ sở hữu + Vốn vay (ngân hàng, các TC tài chính, tín dụng, các nguồn khác) SLDN hiện tại (bao gồm DN mới đăng ký) Quy mô vốn bình quân của DN là chỉ tiêu đánh giá sức mạnh của DN tại địa phương. Qua việc đánh giá chỉ tiêu này, cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được thực trạng vốn tự có và vốn chiếm dụng của DN trên địa bàn qua đó có những chính sách, giải pháp thích hợp để giúp DN cân đối và tiếp cận nguồn vốn.
Các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai là nói đến vốn. Vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn (trong đó bao gồm nguồn vốn tư có và các nguồn vốn vay) nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh. Đánh giá về quy mô vốn có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn toàn diện về khó khăn, thuận lợi và bộ mặt của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Sự tăng trưởng về giá trị vốn (ngắn hạn, dài hạn), cơ cấu nguồn vốn của từng loại hình doanh nghiệp, cơ cấu vốn theo ngành nghề kinh doanh, giải pháp huy động vốn của các doanh nghiệp…
- Sự thay đổi cơ cấu các doanh nghiệp:
Sự thay đổi cơ cấu doanh nghiệp phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, thay đối cơ cấu doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách phần nào đánh giá được thực trạng kinh tế, lao động việc làm, môi trường đầu tư tại địa phương. Bên cạnh đó, xác định hướng chuyển dịch cơ cấu loại hình, ngành nghề để phù hợp với tình hình kinh tế, chiến lược phát triển, trình độ lao động của từng địa phương, xác định mặt mạnh, mặt còn yếu kém, hạn chế để có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
- Tỷ suất doanh thu vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này được tính bằng mức doanh thu trên vốn kinh doanh.
Tỷ suất doanh thu
=
Tổng doanh thu Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng vốn kinh doanh thu về.
- Các chỉ tiêu đánh giá về môi trường kinh doanh
- Chỉ tiêu đánh giá về năng lực tài chính của doanh nghiệp - Các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp - Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực của bộ máy quản lý - Các chỉ tiêu đánh giá về trình độ của nguồn nhân lực
- Các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp + Tốc độ tăng trưởng
+ Doanh số bán
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp + Thu nhập của người lao động
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH